Đọc đoạn thơ trên anh chị nhận ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất vẻ tình yêu vì sao

Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị ? Vì sao?

Xem lời giải

Đề đọc hiểu Đất nước ở trong tim

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Đề đọc hiểu quán hàng phù thủy đề số 1

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn:

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

[K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch]

Câu 1: Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

- Bài thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và tự sự.

Câu 2: Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?

-Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy phù thủy là người có quyền năng vô hạn có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu, mong muốn của “khách hàng”.

Câu 3: Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?

- Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là người đang khao khát những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…Song cũng có thể hiểu vị khách trong tình huống này là người khá khôn ngoan, hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đap ứng ta71t cả các nhu cầu mong muốn của “khách hàng” hay không.

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?

-Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì khách hang phải có thời gian, bỏ công sức để trồng những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy- người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 12 [có đáp án]

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 12 [có đáp án] với bài đọc hiểu Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Tham khảo ngay đề thiTHPT quốc gia năm học 2020 - 2021 môn Văn đề số 12dựatheo chuẩn cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT từng ra. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử thpt quốc gia 2021và đối chiếu vớiđáp án phía dướibạn nhé.

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Vănsố 12

I. ĐỌC HIỂU[3.0 điểm]

Đọc đoạn trích:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”… Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành như thế,[…].

Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

[Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015].

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 [0,5 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 [0,5 điểm]: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 3 [0,75 điểm]: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 4 [1,25 điểm]: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về giá trị của lòng nhân ái đối với con người.

Câu 2 [5,0 điểm]:

Đọc tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc vô tận ngắn ngủi về thời gian vật lí nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh.

Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài]

Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!” đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc [Vợ nhặt - Kim Lân]

Hãy trình bày những cảm nhận của anh/chị về hai “khoảnh khắc vô tận” trên.

-HẾT-

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia2021 môn Văn số 12

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận/ phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2.Theo tác giả của bài viết, “Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…”

Câu 3. “Lòng nhân ái rất cần trong đời sống” vì “đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.” Lưu ý: Học sinh có những kiến giải khác mà hợp lí và phù hợp với nội dung, tư tưởng của đoạn trích thì vẫn cho điểm.

Câu 4.Thông điệp: Hãy đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước những khó khăn của con người trong cuộc sống,… Lưu ý: Học sinh có thể trình bày những thông điệp khác nhưng phải hợp lí thì vẫn cho điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về giá trị của lòng nhân ái đối với con người.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Viết thành đoạn văn [khoảng 200 chữ].

- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận [nghị luận về lòng nhân ái]:

Giá trị của lòng nhân ái đối với con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của lòng nhân ái đối với con người.

Có thể theo định hướng sau:

* Giải thích : Lòng nhân ái là gì?

Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người.

* Tại sao con người cần phải có lòng nhân ái:

- Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau tình thương mà không cần sự đền đáp, trả ơn từ người mình đã giúp đỡ.

- Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.

– Biểu hiện:

+ Quan tâm đến những người xung quanh.

+ Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác.

+ Lòng nhân ái của con người trong thời chiến, thời bình [dẫn chứng].

* Bàn luận mở rộng để rút ra bài học cho bản thân:

– Phê phán những kẻ chỉ biết có mình, ích kỉ, vì lợi ích của bản thân, không quan tâm đến người khác.

– Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính tốt đó là: tinh thần yêu thương, san sẻ cho nhau trong cuộc sống; tự bản thân phải sống tốt và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau:

I. Đặt vấn đề

- Giới thiệu về "khoảnh khắc vô tận" trong văn thơ.

- Giới thiệu hai khoảnh khắc vô tận được nói đến trong đề bài: Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống và Tràng tặc lưỡi đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc.

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích

- Khoảnh khắc: khoảng thời gian hết sức ngắn.

- Khoảnh khắc vô tận: khoảng thời gian ngắn nhưng để lại nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống. Đặc trưng của văn học là cô đọng, hàm súc, đa nghĩa, mỗi chi tiết nghệ thuật có nhiều tầng bậc ý nghĩa. Tác giả lựa chọn miêu tả những khoảnh khắc ấn tượng khiến người đọc suy ngẫm để rút ra bài học về tư tưởng, lẽ sống...

2. Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm

- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu để bọn thực dân, chúa đất áp bức đày đọa trong tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. “Vợ nhặt” là một sáng tác tiêu biểu của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” [1962]. Tác phẩm không chỉ miêu tả tình cảnh thế thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.

3. Cảm nhận về hai “khoảnh khắc vô tận”

a. Khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ

- Nguyên cớ:

+ Mị là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo. Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra.

+ Cuộc sống nô lệ tại nhà thống lí đã biến Mị từ cô gái tự do, đầy sức sống trở thành người tê liệt về tinh thần, mất hết ý thức sống...

+ Sức sốngtiềm tàng mãnh liệt trong Mị để rồi bùng cháy vào đêm tình mùa xuân và đặc biệt là vào đêm mùa đông khi Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ.

- Diễn biến cụ thể:

+ Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị thản nhiên, vô cảm. Nhưng lúc Mị nhìn thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại của A Phủ thì Mị đã bừng tỉnh, Mị bồi hồi nhớ lại quá khứ: “Đêm năm trước, Mị cũng phải trói đứng thế kia”. Mị động lòng thương: “chỉ đêm mai là người kia chết”.

+ Tình thương người đồng cảnh ngộ và ý thức về tội ác của cha con thống lí Pá Tra đã đẩy Mị đến một hành động táo bạo: cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ.

+ Khát vọng sống mãnh liệt khiến Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng “Ở đây thì chết mất”. Cả hai trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa tạo lập cuộc sống mới.

=> Hành động của Mị mang tính bộc phát, bất ngờ diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi do sự thúc bách của tình thế. Nhưng đó cũng là hệ quả tất yếu mang tính lôgic của một ý niệm thân phận thức tỉnh, một tâm hồn cằn cỗi đã hồi sinh. Với nghị lực phi thường, lòng ham sống mãnh liệt, Mị đã vùng lên tự giải thoát cho mình khỏi uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa đương thời đè nặng tâm hồn bao thế hệ người dân Tây Bắc.

b. Khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ !” khi đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc

- Nguyên cớ và diễn biến cụ thể:

+ Nhân vật Tràng là một người lao động nghèo, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê với cuộc sống bấp bênh giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tuy sống trong cảnh ngộ đói rách nhưng Tràng là người cởi mở, bao dung, nhân hậu. Trong một lần đẩy xe bò thóc lên dốc tỉnh, Tràng hò một câu cho đỡ mệt thì một người đàn bà đã chạy ra đẩy xe cho Tràng.

+ Lần thứ hai gặp lại, Tràng không nhận ra thị vì trông thị đói rách và xơ xác quá. Tràng sẵn lòng mời thị bốn bát bánh đúc. Tràng đùa: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, thị về thật. Ban đầu, Tràng thấy “chợn”. Nhưng khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Tràng quyết định: "Chậc! Kệ”, liều lĩnh đưa người đàn bà xa lạ về nhà.

=> Hành động của Tràng tưởng chừng giản đơn, liều lĩnh trong giây phút bồng bột, thiếu suy nghĩ nhưng nó lại chất chứa tình yêu thương giữa những con người khốn khổ. Sợi dây nối kết Tràng và thị là sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ. Đó là biểu hiện của lòng nhân hậu vị tha cùng niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc gia đình.

Cuộc sống của Tràng đã thay đổi từ quyết định giản đơn đó. Gương mặt anh lấp lánh niềm vui. Sáng hôm sau Tràng thấy mình “êm ái, lửng lơ” trong hạnh phúc. Anh thấy mình nên người. Anh thấy yêu thương gắn bó với gia đình hơn. Tràng đã nghĩ tới sự thay đổi trong tương lai với biết bao niềm tin và hi vọng.

c. So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa hai khoảnh khắc

* Tương đồng: Cả hai hành động đều diễn ra trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, táo bạo, bất ngờ, mang tính bộc phát nhưng tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc đời nhân vật. Đó là điểm nút quan trọng trong tình huống truyện, quyết định sự phát triển của cốt truyện, khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả. Qua đó gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa tới người đọc.

* Khác biệt: Mỗi khoảnh khắc mang dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả.

- Về nội dung:

+ Tô Hoài tập trung khắc họa số phận đau khổ của người phụ nữ Tây Bắc dưới ách áp bức bóc lột của thực dân chúa đất đồng thời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong họ.

+ Kim Lân phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và ngợi ca niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào sự sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những người lao động nghèo khổ bên bờ vực cái chết.

- Về nghệ thuật:

+ Vợ chồng A Phủ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí tinh tế, cách trần thuật uyển chuyển linh hoạt, cách kể chuyện dẫn dắt khéo léo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc.

+ Vợ nhặt: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, lối dựng truyện tự nhiên đơn giản nhưng chặt chẽ, giọng văn mộc mạc giản dị, tính cách nhân vật sắc nét sinh động.

* Lí giải sự khác biệt:

- Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” [nhà văn Lê-ô-nit Lê-ônôp]; do nét riêng của hoàn cảnh sáng tác, sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.

III. Kết thúc vấn đề

Những khoảnh khắc vô tận chính là những chi tiết nghệ thuật đắt giá góp phần làm nên tác phẩm lớn. Đó là sự kết tinh biết bao tâm huyết, tài năng của người cầm bút.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Nguồn: THPT NGÔ GIA TỰ - ĐẮK LẮK

-/-

Kết thúc đề thi thửTHPT quốc gia môn Văn 2021 số 12 theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục tại đây. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Cập nhật ngày 13/04/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Các đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 14 phút

Cuốn sáchNếu biết trăm năm là hữu hạn của tác giảPhạm Lữ Ân là một trong tài liệu khá hay về cuộc sống, đưa tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4

Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 24 phút

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồnlà một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống, về những quan niệm sống đầy ý nghĩa. Có thể nói, đề tài này được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số câu hỏi sau:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4
    • 1.5 Đềsố 5
    • 1.6 Đềsố 6
    • 1.7 Đề số 7

Bài mẫu số 1: Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình"

Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: "Chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. "Lá phải xanh", lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên "chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.

"Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ "ăn xổi ở thì", của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng "lẽ nào" là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguổn", "Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?", là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào "trả" món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã "vay", đã nhận:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

[Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm]

Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Trong văn cách, "cho" là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. "Nhận" là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là "cho". Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hàng ngàn sinh viên Ưu tú "xếp bút nghiên theo việc đao cung'' để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã "cho ", đã "hiến dâng", đã "phục vụ", đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là "chỉ nhận riêng mình".

Một chữ "cho" bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. "lá lành đùm lá rách"; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết "cho" nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có "cho", có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.

Một chữ "cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
Yêu quí con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà,
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...

Vì biết "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...

[Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm]

Những chữ như: "góp nên", "góp cho", "góp mình", "để lại" trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thía về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây của Tố Hữu: "Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình" là một nội dung, bài học hay. Sau phần học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" cùng với phần Phân tích bài thơ Khi con tu hú để học tốt môn Ngữ Văn hơn hơn

Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng

  • Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống, hiện đại trong bài Sóng
    • Dàn ý chi tiết số 1
    • Dàn ý chi tiết số 2
    • Dàn ý chi tiết số 3
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 1
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 2
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 3
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 4
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 5
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 6
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 7
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 8
  • Vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng - Mẫu 9

Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống, hiện đại trong bài Sóng

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp truyền thống

2. Vẻ đẹp hiện đại

III. Kết bài

Dàn ý chi tiết số 2

I. Mở bài: dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài

Giải thích ý kiến:

2. Chứng minh

2.1. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:

2.2. “Tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.

3. Bình luận

– Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về những đặc điểm của tình yêu truyền thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ – là vẻ đẹp của tình yêu hiện đại. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau của “Sóng” nhưng cả hai ý kiến không tách rời nhau, tình yêu hiện đại không tách rời truyền thống; chúng bổ sung cho nhau làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

III. Kết bài

Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu.

Dàn ý chi tiết số 3

I. Mở bài.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu.

II. Thân bài

a. Giải thích: Vẻ đẹp truyền thống là gì? Vẻ đẹp hiện đại là gì? Biểu hiện trong bài thơ “Sóng”.

- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Thể hiện ở lời giải bày kín đáo, ý nhị và lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.

- Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Sự chủ động táo bạo của người phụ nữ trong tình yêu với những khát khao yêu đương mãnh liệt, những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.

b. Cảm nhận [Sử dụng chủ yếu thao tác phân tích, chứng minh]

- Về vẻ đẹp hiện đại. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:

- Về vẻ đẹp truyền thống. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:

c. Đánh giá chung:

- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo.

- Về nội dung: Mỗi vẻ đẹp [truyền thống hay hiện đại] của người phụ nữ trong tình yêu đều có những nét đẹp rất riêng nhưng lại cùng hòa quyện vào nhau: Tiếp nối, giữ gìn nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông, nhưng đồng thời cũng vươn đến hoàn thiện ở sự chủ động đầy táo bạo của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu trên con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho bản thân.

d. Bản thân em ấn tượng với vẻ đẹp nào?

Học sinh có thể chọn vẻ đẹp truyền thống hoặc vẻ đẹp hiện đại hoặc cả hai vẻ đẹp miễn là lý giải thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

- Ấn tượng với vẻ đẹp hiện đại. Không như người phụ nữ xưa trong tình yêu, người con gái trong tình yêu qua bài thơ Sóng đã chủ động hơn, khát khao hạnh phúc chính đáng của mỗi con người.

- Ấn tượng với vẻ đẹp truyền thống. Tuy mang nét hiện đại với sự chủ động đến táo bạo và đầy mạnh mẽ nhưng đồng thời thấy những gì tinh tế, kín đáo nhất của một tâm hồn phụ nữ, một trái tim nhạy cảm luôn khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là tâm trạng của người con gái Việt Nam với nét đẹp phương Đông khi yêu: dịu dàng, thủ thỉ, đằm thắm mà không kém phần sôi nổi, mãnh liệt. Nét đẹp ấy được thể hiện bằng một hình thức tưởng như cũ mà lại mới. [Nguyễn Xuân Lạc].

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề.

- Có thể liên hệ bản thân, cuộc sống: Tình yêu trong cuộc sống ngày nay. Các em cần gìn giữ, phát huy cái đẹp nào? Những điều không tốt nào trong tình yêu nên tránh? Suy cho cùng tình yêu xuất phát từ sự chân thành thì sẽ đẹp và trọn vẹn.

14 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT Quốc gia

Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 1

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

[Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh [chị] hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

- Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

* Giải thích:

- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Phân tích, chứng minh

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

* Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ [như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo...]

- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:

- Vẻ đẹp nữ tính:

+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...

- Rất mực đa tình:

+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

* Vài nét về nghệ thuật:

- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

* Đánh giá:

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề