Đọc hiểu để nhận biết giá trị của một năm

Một trong những cách để các bạn học sinh khối lớp 12 ôn tập các dạng bài đó chính là làm những đề thi thử. Theo dõi đề thi môn Ngữ Văn có đáp án của chúng tôi dưới đây để thử sức trước kỳ thi các bạn nhé!

I. Đọc hiểu [ 3.0 điểm]

Đọc đoạn trích:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

[Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục]

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?

Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản?

Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. Làm văn:

Câu 1 [2.0 điểm]

Viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian là vàng”.

Câu 2 [ 5 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình người qua : hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2007]. Từ đó liện hệ đến hành động Thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo [Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008].

Đáp án đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2020 môn Ngữ Văn mẫu số 20

I. Đọc - Hiểu

Câu 1: Theo tác giả, thời gian có những giá trị đó là: Thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền bạc, thời gian là tri thức.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản là: Điệp cú pháp [ thời gian là…]

- Hiệu quả nghệ thuật là: Nhấn mạnh vào giá trị của thời gian đối với con người và cuộc sống.

Câu 3:

- Theo tác giả, thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng

- Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được.

- Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại.

Câu 4: Các em có thể trình quan điểm cá nhân, đưa ra lý lẽ giải thích hợp lý, và lưu ý nhấn mạnh vào giá trị và cách sử dụng quỹ thời gian của con người

II. Làm văn

Câu 1: Gợi ý làm bài

Giải thích:

- Thời gian là vàng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng.

Bàn luận:

- Thời gian là vàng: thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm… Nó luôn chảy trôi theo dòng tuần hoàn của cuộc sống. Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắn đi nên không lấy lại được.

- Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người. 

- Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại cho người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lí vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống. 

- Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua.\\

Bài học nhận thức và hành động:

- Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị cuộc sống. Mỗi con người phải ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút giây.

- Quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội.

Bài văn tham khảo: Nghị luận xã hội: Thời gian là vàng

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề cần nghị luận

- Hoàn cảnh gặp gỡ:

A Phủ : Trong khi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mãi bẫy nhím nên để hổ vồ mất bò, nên bị bắt tội, bị trói đứng.

Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt tinh thần. Hàn đêm làm bạn với bếp lửa.

- Ý nghĩa của hành động : Thể hiện sự thức tỉnh của nhân vật Mị và tình người sâu sắc

Dòng nước mắt của A Phủ đã hồi sinh tâm hồn Mị

Mị thương mình và xót thương cho A Phủ

Mị quyết định cởi trói cho A Phủ ð Sự đồng cảm, thấu cảm chính là sức mạnh của tình người đã giúp Mị hành động cởi trói cho A Phủ.

- Liên hệ với hành động Thị Nở mang cháo hành cho Chí trong tác phẩm Chí Phèo

Hình ảnh bát cháo hành thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí.

Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà lần đầu tiên Chí được hưởng.

Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí: gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của Thị Nở

- Đánh giá chung:

Cả hai chi tiết đều thể hiện sức mạnh của tình người.

Hành động đó đã đánh thức những tiềm thức trong con người giúp họ có những biến chuyển mạnh mẽ và dũng cảm hơn.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh.

Thí sinh trao đổi sau môn thi Ngữ văn. [Ảnh: Ngọc Tú]

Nhận định về đề thi chính thức môn Ngữ văn

Theo nhận định của TS. Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Cụ thể:

Phần I. Đọc hiểu [3 điểm] gồm 4 câu hỏi phân loại theo ba mức độ nhận thức. Hai câu đầu [câu 1 và 2] đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết: câu 1 yêu cầu xác định thể thơ; câu 2 yêu cầu nhận biết yếu tố từ loại trong 4 câu thơ đầu – đó là những yêu cầu dừng lại ở mức độ thuần túy nhận biết và không hề làm khó cho thí sinh. Dù như quan điểm của dư luận nói chung, số lượng 2 câu hỏi nhận biết đã làm bớt đi 1 mức độ nhận thức trong 4 câu hỏi Đọc hiểu; và phần nào hạ thấp khả năng nhận thức của phần đông thí sinh. Nên chăng, từ những kì thi sau, số lượng 4 câu Đọc hiểu nên phân bổ đều theo mức tăng dần của 4 mức độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao.

Câu 3 là câu hỏi ở mức độ vận dụng, yêu cầu thí sinh vận dụng những kiến thức Tiếng Việt, tu từ để phân tích và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ – câu hỏi này không khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải phân tích được đồng thời cả giá trị biểu đạt và giá trị biểu cảm của hai phép so sánh “như sao trời mát mắt…như lửa thiêng liêng…”

Câu 4 là câu vận dụng cao, yêu cầu thí sinh nhận xét về những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ được thể hiện trong đoạn trích. Câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải nhận ra được những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ đối với đất nước, chủ yếu thể hiện trong 6 câu cuối đoạn, đồng thời thể hiện quan điểm riêng của mình để có thể nhận xét một cách sâu sắc, thấu đáo với cả sự chia sẻ hoặc phản biện. Tuy nhiên, câu hỏi này có thể sẽ đưa đến những cách trả lời chung chung, hời hợt nếu thí sinh không nhận ra được suy ngẫm của tác giả và bản thân không có tư duy độc lập.

Nhìn chung, phần Đọc hiểu khá vừa sức với thí sinh nhưng có thể sẽ khó tìm được những bài làm sáng tạo, độc đáo, trước hết bởi ngữ liệu là một đoạn thơ chưa thật sự đặc sắc cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật khi nói về tuổi trẻ và sự hi sinh của tuổi trẻ với đất nước; sau đó là các câu hỏi của phần vận dụng, vận dụng cao chưa thực sự đặt ra những vấn đề có khả năng khơi gợi những hướng tư duy sâu sắc, mới mẻ cho thí sinh.

Phần II – Làm văn [7,0 điểm]: Giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội [2,0 điểm] và bài nghị luận văn học [5,0 điểm].

Câu 1 [2,0 điểm]: Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”. Nếu nhìn tổng thể những khía cạnh có thể yêu cầu nghị luận về một vấn đề như: biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa/hậu quả, giải pháp, bài học nhận thức và hành động cho bản thân… thì yêu cầu “trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước” hướng tới khía cạnh cuối cùng – đó là liên hệ thực tế với nhận thức và hành động của bản thân và cộng đồng, cụ thể là của thế hệ trẻ. Yêu cầu này có thể đưa đến những cách suy nghĩ xúc động, chân thành nhưng không ngoại trừ những bài viết chung chung, hô khẩu hiệu, sáo rỗng…Hơn thế nữa, nếu thí sinh không đọc kĩ câu lệnh “trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”, có thể các em sẽ nhầm lẫn sang việc trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. Câu lệnh cũng có thể mở ra những suy nghĩ sâu sắc cho thí sinh xung quanh cách hiểu về việc “tiếp bước thế hệ đi trước” - bao hàm cả tiếp nhận những giá trị của thế hệ trước và phản biện với những bất cập, lạc hậu để có thể phát triển.

Câu 2 [5,0 điểm]: Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc: sau đoạn trích của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu lệnh có 2 vế tương ứng với 2 yêu cầu: phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và “liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống”.

Đoạn trích ngắn miêu tả phát hiện thứ nhất của Phùng về “chiếc thuyền ngoài xa” – “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” với suy nghĩ, cảm xúc và những nhận thức, phát hiện mới mẻ, bất ngờ về sức mạnh kì diệu của cái Đẹp – đó là yêu cầu vừa sức với thí sinh trong đề thi có thời lượng 120 phút cho 3 câu. Yêu cầu thứ hai đề cập đến một trong những giá trị của tình huống nhận thức cũng là đơn vị kiến thức quen thuộc với thí sinh, và có thể mở ra những suy nghĩ sâu sắc độc đáo hơn về “mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống”. Câu NLVH tuy đề cập những đơn vị kiến thức cơ bản và quen thuộc nhưng khi đặt ra sự liên hệ với hình ảnh con thuyền trong hai thời điểm [đầu và cuối truyện], trong 2 cự li [chiếc thuyền khi ở ngoài khơi xa, được cảm nhận như một cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh; và chiếc thuyền đang vật vã chống chọi với sóng gió giữa cơn bão biển dữ dội ở cuối truyện, gợi ra những suy tư bất an về thân phận con người], thì đã tạo ra một góc nhìn tương đối mới mẻ, có khả năng khơi gợi hứng thú và những suy nghĩ sâu sắc cho thí sinh.

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo.

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Duy Linh

Video liên quan

Chủ Đề