Đơn vị của lực có kí hiệu là

a. Thí nghiệm:

Khi treo một vật nặng vào một dầu của lò xo, đầu còn lại của lo xo treo giá đỡ. Quan sát ta thấy lò xo bị giãn ra. Lò xo bị biến dạng, có nghĩa là lò xo bị tác dụng một lực, lực này do chính quả nặng sinh ra. Lực này gọi là trọng lực.
Đơn vị của lực có kí hiệu là

b. Kết luận:

+ Trọng lực là lực hút của trái đất.

+ Kí hiệu : P

2. Phương và chiều của trọng lực

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất.

3. Đơn vị của trọng lực

+ Đơn vị của lực là niuton (N).

+ Công thức liên quan trọng lực và khối lượng  :

P = 10.m

Ví dụ: Một vật có khối lượng  m = 1kg thì có trọng lực P = 10N.

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu như thế nào? Lấy ví dụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu như thế nào? Lấy ví dụ

  • 1. Lực là gì?
  • 2. Phân loại lực
  • 3. Cách nhận biết lực
  • 4. Cách xác định phương và chiều của lực
  • 5. Hai lực cân bằng

Câu hỏi: Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu như thế nào? Lấy ví dụ

Trả lời:

- Đơn vị của lực là niutơn.

- Kí hiệu là N.

- Ví dụ

+ Lực kéo: chơi kéo co , đầu tàu tác dụng với toa tàu ,...

+ Lực đẩy: Gió tác dụng vào buồm ,...

+ Lực hút: Nam châm tác dụng lên quả nặng , ...

1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Lực được mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.

- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.

2. Phân loại lực

- Lực gồm 2 loại:

+ Lực tương tác trực tiếp vào vật: như lực đẩy, kéo, lực đàn hồi…

+ Lực tương tác không trực tiếp (gián tiếp) vào vật: như lực hút của trái đất (trọng lực), lực hút của nam châm lên thanh sắt…

3. Cách nhận biết lực

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc một vật thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một lực hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…

4. Cách xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực và vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

5. Hai lực cân bằng

Khái niệm

- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

Cách xác định 2 lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Lưu ý:

- Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

- Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu như thế nào? Lấy ví dụ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC

1. Trọng lực là gì?

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

2. Những đặc điểm của trọng lực

Trọng lực có:

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)

- Cường độ (độ lớn): là trọng lượng của vật.

3. Đơn vị của trọng lực và trọng lượng của vật

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.

- Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Lưu ý:

+ Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.

+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.

Loigiaihay.com

Hay nhất

Trọng lực là lực hút của trái đất

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất

Trọng lực của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Đơn vị lực niutơn (N).

Ngày đăng : 14:56:22 28-09-2019

Đơn vị của lực có kí hiệu là

    Chúng ta đều biết Isaac Newton là ai và chính nhờ nghiên cứu của ông đã dẫn đến việc thành lập công thức phổ biến
                    F = ma
đại diện cho gia tốc và khối lượng của một vật khi tác dụng lực.

   
   L
ực là một trong những đại lượng như áp suất hoặc năng lượng nên nó có hoặc được đo bằng một đơn vị. Tuy nhiên, các đơn vị lực có thể khác nhau dựa trên các hệ thống đo lường khác nhau. Hãy đi vào chi tiết.

Nếu chúng ta xem xét kích thước vật lý, lực chủ yếu được đo bằng MLT -2 . Nếu chúng ta thực hiện mọi thứ thực tế, trọng lượng của một vật chủ yếu được xem xét thay vì khối lượng của nó. Do đó, đơn vị lực cơ bản có thể được đưa ra là:

Trong đó W đại diện cho trọng lượng trong khi g đại diện cho gia tốc.

Đơn vị này cũng được phân loại thành hai hệ thống gọi là hệ thống hấp dẫn và hệ thống tuyệt đối. Khi lực được đo trong hệ tuyệt đối, nó không phụ thuộc vào bất kỳ lực hấp dẫn nào . Mặt khác, khi lực được đo trong hệ thống hấp dẫn, nó phụ thuộc vào lực hấp dẫn.

Ngoài ra, có một số cách khác để chúng ta có thể biểu thị đơn vị đo lực.

   Lựclc đẩy, kéo hoặc kéo vào một vật thể thay đổi vận tốc hoặc hướng của nó. Một đơn vị lực là một phép đo tùy ý mà chúng ta chỉ định là "1" (đơn vị), do đó tất cả các phép đo lực khác là bội số của đơn vị đó.

Thông thường, đơn vị lực cơ bản là newtonN ) trong hệ đo lường quốc tế (SI)Newton có các ứng dụng trong các phép đo khoa học khác nhau. Có những đơn vị lực khác nhưng không được sử dụng thường xuyên.
 

Định nghĩa của newton

Một newton là lực cần thiết để cho khối lượng 1 kilôgam ( 1 kg ) gia tốc 1 mét mỗi giây ( 1 m / s 2 ). Nó được viết tắt là N .
Đơn vị đo lường này nằm trong hệ mét hoặc SI và được sử dụng trong công việc khoa học nhiều hơn các đơn vị lực khác.

N tương đương với 1 kg-m / s 2 .

Khi một khối lượng chịu gia tốc, lực tác dụng được gọi là poundal và được mô tả là pdl. Sau đó, chúng ta có lực pound cơ bản là một đơn vị lực hấp dẫn. Nó được ký hiệu là lbf. Đây là các đơn vị đo lường trong hệ thống fps.

Trong hệ thống số liệu, lực được đo bằng kilôgam và được ký hiệu là ký hiệu kgf. Tuy nhiên, cũng có những biện pháp nhỏ hơn được gọi là hệ thống css. Khi chúng ta nói về đơn vị lực CGS, nó được đo bằng các dynes và được ký hiệu là gf.

Chuyển đổi các đơn vị lực lượng

Đơn vị của lực có kí hiệu là

Nguồn: fujihatsu.com và byjus
Bài viết liên quan:

1/ Đơn Vị Đo Góc Khối Là Gì?
http://fujihatsu.com/don-vi-do-goc-khoi-la-gi-1-2-187147.html
2/ Tần Số Là Gì? Đơn Vị Đo Tần Số Là Gì? (Đơn Giản Nhất)
http://fujihatsu.com/tan-so-la-gi-don-vi-do-tan-so-la-gi-don-gian-nhat-1-2-187149.html