Dưa chuột và dưa leo khác nhau chỗ nào

Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo là loại quả được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Màu sắc bắt mắt, ăn giòn ngọt, cung cấp nhiều nước và chất dinh dưỡng nên dưa chuột đã nhanh chóng trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Dẫu là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nhưng có nhiều điều mà người dùng vẫn chưa biết về dưa chuột. Vậy thì chúng ta sẽ cùng khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

I. Nguồn gốc cây dưa leo

Dưa chuột thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ấm thuộc nam Châu Âu là loại cây ưa nhiệt. Những năm cuối của thế kỷ XX, dưa chuột là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Aicập, Tây Ban Nha.

Theo FAO ( 1993) diện tích đưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất 15,56 tấn/ ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Ở nước ta những năm gần đây đưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề về thực phẩm

Dưa chuột và dưa leo khác nhau chỗ nào

II. Đặc điểm cây dưa chuột

  • Rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm. Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ 0 đến 30 cm, rộng 50 - 60 cm.
  • Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5-2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống.
  • to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuống lá dài 5-15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.
  • Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính; có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.
  • Trái: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. 
  • Hạt: Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/trái.

Dưa chuột và dưa leo khác nhau chỗ nào

III. Quy trình trồng và chăm sóc dưa chuột

a. Quy trình trồng dưa chuột

  • Gieo hạt trực tiếp xuống hố
    • Khoảng cách cây 35 - 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt độ 40.000 - 50.000 cây/ha.
    • Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 - 35 0 (2 sôi + 3 lạnh)
    • Lưu ý: Trong trường hợp đất khô nên gieo hạt trực tiếp không cần xử lý hạt
  • Trồng bằng cây dưa leo con
    • Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.
    • Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.
    • Sử dụng các cục đất vây xung quanh cây vừa mới trồng để cây không bị đổ.

b. Quy trình chăm sóc dưa chuột

  • Giai đoạn 1: Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất. 

  • Giai đoạn 2:Trong tuần thứ 3 bạn cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây. Phun phân bón lá giúp cây phát triển thân, lá và rễ. Làm giàn cho dưa leo. Có thể dùng cọc tre, gỗ, sắt để làm giàn, mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 - 5 cm, cao khoảng 2 - 3 mét tùy theo vị trí, diện tích và không gian trồng. Cắm cọc theo hình chữ A, dùng dây hoặc thép cố định lại, cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ.
  • Giai đoạn 3: Thời điểm cây được 1 tháng sau khi trồng là giai đoạn cây dưa leo cần được chăm sóc kỹ nhất để đảm bảo sự phát triển của cây. Cần tưới nhiều nước và trộn phân lân, đạm, kali, urê hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Chú ý sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây.

  • Giai đoạn 4:Khoảng 30 - 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Thời kỳ này được xem là “nhạy cảm” nhất quyết định năng suất của cây. Lúc này cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Tuy có nhu cầu được tưới nước cao nhưng lại khó chịu được úng, còn thiếu nước thì cây ra trái nhỏ, ăn lại đắng. Dưa leo là cây thuộc nhóm ưa nhiệt nên trồng nơi có ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và chất lượng tốt.
  • Giai đoạn 5: Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60 - 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ. Sau từng đợt thu trái nên bón kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.

Dưa chuột và dưa leo khác nhau chỗ nào

IV. Giá trị của dưa leo

a. Giá trị dinh dưỡng

Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đói với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500 Calo năng lượng hàng ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể cơn người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thê thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm.

Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị. Thành phần định dưỡng gôm Proten (đạm) 0,8g; glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; Canxi 23mg; Phospho 27mg; Sắt lmg; Natri 13mg; Kali 169mg; Caroten 90mcg; Vitamim B1 0,03mg; Vitamin C 5,0mg.

Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74-7590, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn). Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bảo. Bên cạnh đó trong thành phần dinh đường của đưa chuột còn có nhiều axit amin không thay thể rất cần thiết cho cơ thể như Thianin ( 0,024 mg%); Rivophlavin ( 0,075 mg%) và Niaxin ( 0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca( 23,0 mg%), P( 27,0 mg%), Fe( 1,0 mg%). Tăng cường phân giải axitfric và các muối của axit uric (urat) có tác đụng lợi tiêu, gây cảm giác dễ ngủ. Không những thế trong dưa chuột còn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.

Dưa chuột và dưa leo khác nhau chỗ nào

b. Giá trị kinh tế

Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả quan trọng cho nhiều vững chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Trong quả dưa chuột có các loại chất định dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, các loại vitamin A, C, B1, B2...Trước đây đưa chuột được sử dụng như loại quả tươi để giải khát. Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều đạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu...

Bên cạnh đó đưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau.