Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Dạo gần đây các bạn học sinh thường xuyên tìm hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi đọc hiểu, dưới đây cùng Đọc tài liệu tìm hiểu các câu hỏi xoay quay Đọc hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi trích "Mạo hiểm" của tác giả Nguyễn Bá Ngọc đã được ra trong các kì thi, kiểm tra em nhé:
ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì […] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

Bạn đang xem: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông


Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.[Trích Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005]]Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn trích đã sử dụng tao tác lập luận chính là gì?Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.Câu 3: Anh/chị hiểu câu nói Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông như thế nào?Câu 4: Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích:- Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.- Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.Câu 3.

Xem thêm: Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Lớp 4 Môn Tiếng Việt Lớp 4 Chọn Lọc, Có Đáp Án

Câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" được hiểu theo nghĩa bóng: Đường đi khó không phải vì bản thân con đường ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao.

Hướng dẫn

Đề bài: em hiểu ý nghĩa gì về câu: “đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.

Nhà văn Nguyễn Bá Học từng có câu: “đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, ông nhắc nhở cũng như động viên những người trẻ, vượt lên khó khăn, không ngại gian khổ thì thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem ý nghĩa thật sự của câu: “đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” trong thực tế đời sống.

Lời dạy đó, lời khuyên ấy vô cùng hữu ích cho tất cả những ai đang nản lòng, muốn buông bỏ, hay những ai đang tìm ước mơ thực sự của mình mà đến nay quá có nhiều thứ cản trở, ngăn cản bạn, khiến bạn chùn bước và muốn vứt bỏ đi hết. Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đầu tiên đó là “con đường” chính là chặng đường mà ta đi, trên con đường đường nếu ta không ngại khó, ngại khổ, khó khăn nào cũng vượt qua thì việc đi tới đích sẽ an toàn và thuận lợi, không gì ngăn cản được bước tiến của ta, còn hình ảnh “sông” và “ngọn núi” là chỉ những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua, nó có thể đưa bạn lên đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng có thể đẩy bạn xuống nước nếu bạn ngại khó, sớm buông bỏ, gặp khó khăn là nản ngay, nhưng suy cho cùng, sông núi cũng chỉ là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách mà bạn phải trải qua, là hình ảnh thực tế, còn điều mà nhà văn muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, chẳng có khó khăn, thử thách nào mà chúng ta không thể trải qua được, nếu có ý chí bền vững và kiên trì chắc chắn bạn sẽ thành công, chỉ cần lòng quyết tâm cộng với nghị lực của mình thì khó khăn gì cũng vượt qua, nhưng bạn ngại khó ngại khổ thì sớm muộn gì cũng thành thứ bong bóng có thể tan biến đi bất cứ lúc nào.

Tóm lại trọng tâm của câu nói trên chính là: ý chí của con người là sức mạnh lớn nhất để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, không gì có thể ngăn cản được kể cả núi cao vực sâu đi chăng nữa.

“đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” thật vậy, nếu chúng ta kiên trì, quyết tâm thì dù sông có rộng và sâu tới đâu thì chèo mãi chúng ta cũng sẽ tới bờ bên kia, núi dù có cao đến đâu, thì cứ trèo mãi, leo mãi rồi cũng tới đỉnh rồi tới ngọn núi khác, nhưng đường đời thì không đơn giản như vậy nếu không có lòng quyết tâm, trên bước đường chúng ta đi không phải lúc nào cũng có hoa thơm cỏ lạ, trải thảm hoa hồng cho chúng ta đi mà trong bước đường đó sẽ có lắm khó khăn, gian khổ. Nếu bạn dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ thì không ai đánh thuế bạn cả, dù bạn làm gì đi chăng nữa thì cũng phải tính toán thật kỹ càng, dám đương đầu với khó khăn, chứ đừng vì chút trở ngại mà đã buông bỏ thì khó đi tới thành công.

Khó khăn, thách thức giống như gia vị trong thức ăn vây, người hợp với cái này người hợp cái kia, nhưng nếu ta cố gắng nếm đủ các gia vị đó, thì chắc chắn bạn sẽ tìm được thứ hợp với mình, vì thế khó khăn, thách thức cũng chỉ là gia vị mà ta phải trải qua để biết tài năng, năng lực của mình đến đâu. Không có gì dễ dàng nếu ta không có nghị lực và lòng quyết tam, chỉ cần có tinh thần vững chãi, kiên cường thì khó khăn nào cũng không thành vấn đề.

Lời dạy của nhà văn Nguyễn Bá Học như lời thức tỉnh, lời dạy cũng như lời động viên chân thành của ông dành cho mọi người, đặc biệt là thanh niên, giới trẻ, đang hăm hở, sung sức đi tìm hoài bão và ước mơ của mình, biến nó trở thành chân lý giúp các bạn có thêm động lực để chiến đấu và làm việc, học tập hăng say.

Theo wikisecret.com

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Cuộc sống chính là một món quà cao quý mà Thượng đế ban tặng cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng trải đầy hoa hồng mà còn rất nhiều những chông gai trắc trở. Khi ấy, mỗi người cần có một nghị lực sống thật mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Để nói về vấn đề này, Nguyễn Bá Học đã từng nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói trên gợi trong tôi thật nhiều suy nghĩ về nghị lực sống. Ở đây, nghị lực là sức mạnh tinh thần tạo nên sự kiên quyết trong hành động, vượt qua mọi khó khăn. Còn trong câu nói trên, “đường đi” phải chăng là cuộc đời của mỗi người, còn “núi” và “sông” lại là những khó khăn, gian khổ mà ta gặp phải? Thế nhưng dù sông có dài, núi có cao bao nhiêu, nếu con người có ý chí, nghị lực vững vàng thì sẽ vượt qua tất cả. Nghị lực mở ra cho ta nhiều con đường dẫn đến thành công, và người có nghị lực đều luôn tìm thấy con đường thành công cho chính mình. Nếu cuộc sống là một chặng đường dài thì khó khăn, thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài buộc ta phải vượt qua. Nếu biết kiên trì và quyết tâm, ta nhất định sẽ đạt được mục tiêu đó. Trái lại, nếu ta luôn lo sợ thất bại thì công việc đó ắt chẳng thể đi đến đâu. Giống như Bác Hồ đã từng nói:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng đắn. Không sợ đường đi khó khăn, chỉ sợ lòng người ngại khổ. Một con sâu xấu xí nếu không chịu đau đớn mà chui ra khỏi kén thì làm sao có thể hóa thành chú bướm xinh đẹp kia? Một học sinh nếu không học hành chăm chỉ, dùi mài kinh sử hàng ngày, sao có thể trúng tuyển vào trường đại học hàng đầu Thế giới? Một người mẫu nếu không chịu kiên trì luyện tập khắc nghiệt nhiều năm, sao có thể uyển chuyển sải từng bước tự tin trên sàn trình diễn quốc tế? Những khó khăn đó, phải có ý chí, nghị lực vững vàng, họ mới vượt qua được. Thành công vốn không có chỗ cho những con người “ngại núi e sông”. Nếu bạn cứ mãi chần chừ, không chịu tiến lên vì ngại khó, ngại khổ, làm sao bạn đạt được mục tiêu của mình?

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có rất nhiều tấm gương sáng minh chứng cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống: Mạc Đĩnh Chi vì nhà không có đèn nên đã bắt đom đóm cho vào vỏ trứng lấy ánh sáng học tập, nhờ kiên trì, ông đã đỗ cao và làm quan trong triều; hay Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả hai tay, nhưng vì lòng ham học và ý chí vươn lên, thầy đã tự tập viết chữ và làm mọi việc bằng chân, bằng sự kiên định, không chỉ trở thành Nhà giáo ưu tú mà còn là nhà văn, nhà thơ với hàng ngàn đầu sách bán chạy nhất, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Ngày nay, chúng ta được sống trong đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa xinh đẹp, có cuộc sống bình yên; được sống cùng cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được đến trường, đến nơi làm việc. Vậy, độc lập ấy, hạnh phúc ấy đến từ đâu? Không đâu xa xôi, tất cả những điều đó đều nhờ vào sự đồng lòng cùng kiên trì cao độ của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ở thời bấy giờ, nếu Bác ngại khổ, lo lắng bị thử thách hay khó khăn, chần chừ không ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta làm sao có được ngày hôm nay? Bằng bản lĩnh phi thường, trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, Bác đã dùng chính hai bàn tay trắng, một mình đến nước ngoài học tập với mong muốn giải thoát nhân dân khỏi ách nô lệ cực khổ, đem lại ánh sáng tự do cho họ. Và với quyết tâm, nghị lực kiên cường của mình, Bác đã thành công. Đời đời nhớ ơn Bác – vị cha già kính yêu của người con Việt Nam.

Nghị lực và lòng kiên trì là hành trang rất cần thiết cho ta trên đường đời. Mỗi khi vấp ngã, bạn hãy tự đứng lên. Tỉ phú người Trung Quốc Jack Ma – nhà sáng lập và điều hành tập đoàn thương mại điện tử Aibaba chia sẻ rằng: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”. Vì thế, mỗi người hãy tự tin với quyết định của bản thân, sẵn sàng hành động, làm mọi việc cho mục tiêu của mình, và những điều đó sau này sẽ là tài sản vô giá của bạn. “Đường đi” khó chẳng thể nào cản được bước chân của một người tràn đầy niềm tin và nghị lực. Cuộc đời lên xuống bất thường, chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với gian nan khi nó xảy đến. Tất cả khó khăn chẳng có gì to tát nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm vượt qua. Hãy thắp cho mình ngọn lửa hy vọng vững bền, luôn sáng mãi theo thời gian. Đừng mải lo lắng tìm kiếm, rồi thành công và hạnh phúc sẽ tự đến bên nếu bạn can trường, dũng cảm và luôn phấn đấu vì nó.

Từng ngày trôi qua, đâu đó trên các phương tiện truyền thông, chúng ta đã được nghe, được thấy các tấm gương vượt khó trong học tập và sinh sống. Những đôi vai gầy gò, còm cõi của người mẹ, người cha bên gánh hàng cực nhọc chăm lo cho gia đình luôn tràn đầy khát vọng hướng về con đường tươi sáng hơn; đôi mắt bao em thơ dãi dầu mưa nắng trên đường phố vẫn cháy rực một khát khao được đến trường; những mảnh đời tật nguyền rong ruổi khắp nẻo đường với niềm tin cho sự vươn lên của số phận… Tất cả, tất cả bọn họ đều mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân lương thiện. Họ đã sống, sống bằng nghị lực phi thường.

Thế nhưng, trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Dù đang là thanh thiếu niên, họ lại sống không có ý chí, lí tưởng và mục tiêu. Khi vấp ngã, thay vì cố gắng đứng lên thì họ chọn cách buông xuôi. Một số người khác còn chưa bắt đầu đã sợ thất bại vì những yêu cầu do công việc đặt ra. Họ thậm chí chưa thấy sóng cả đã ngã tay chèo, luôn chần chừ, sợ hãi trước mọi “ngăn sông cách núi”. Chúng ta cần nhận định và phê phán những con người này – thật đáng xấu hổ. Xã hội vẫn còn tồn tại thành phần thực dụng, đáng chê trách này – những cá nhân chắc chắn không bao giờ có thể chạm đến thành công. Thất bại không phải là mất tất cả, phải dùng chính nghị lực sống vực bản thân dậy. Đường đời sẽ càng chông gai nếu chúng ta nghĩ rằng khó khăn thì không thể vượt qua được.

Vì thế, tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, mỗi cá nhân hãy tự tôi luyện cho bản thân kĩ năng sống, một tinh thần “thép”, đặc biệt là nghị lực sống để luôn sẵn sàng trước thử thách chông gai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đừng để sau này phải nuối tiếc vì đã “ngại núi e sông”, không dám theo đuổi ước mơ của mình. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tạo điều kiện để con cái đối mặt với những va chạm trong cuộc sống này.

“Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”

Cuộc sống vốn chứa đựng những điều bất ngờ. Đừng vội nản chí, vì ẩn sau khó khăn, đau đớn là những cơ hội quý giá. Nếu gặp phải giây phút yếu lòng, hãy vững tin vào bản thân, rằng mình rồi sẽ làm được. Có thử thách, con người ta mới trưởng thành, lớn lên; và cũng từ đó cảm nhận được giá trị cuộc sống – món quà cao quý Thượng đế đã ban.

~ Thiên Linh ~

Video liên quan

Chủ Đề