Đường kính tử cung bao nhiêu là có thai?

Độ dày niêm mạc tử cung thường “ổn định” sau khi bạn đến tuổi mãn kinh vì không còn rụng trứng nữa. Trong giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung của bạn có độ dày dưới 5 mm được xem là bình thường.

Các vấn đề thường gặp liên quan đến độ dày niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều được xem là vấn đề bất thường. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.

Vì sao lớp niêm mạc tử cung quá dày?

Lớp nội mạc tử cung quá dày trên siêu âm có thể là hình ảnh giả dày hoặc dày thật sự, là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

  • Polyp nội mạc tử cung: Còn gọi là polyp lòng tử cung. Polyp hình thành là do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Điều này khiến cho lớp nội mạc tử cung trông dày hơn và có thể phát hiện khi siêu âm. Đa số trường hợp polyp nội mạc tử cung đều lành tính và hiếm khi trở thành ác tính.
  • U xơ tử cung: Những khối u [thường là lành tính] phát triển bên trong tử cung và bám vào lớp niêm mạc. Tình trạng này thường khiến cho lớp niêm mạc tử cung trông dày hơn trên siêu âm. U xơ tử là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [thường là trước 50 tuổi].
  • Sử dụng thuốc Tamoxifen: Tamoxifen [Nolvadex] là một loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư vú. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm mãn kinh sớm và khiến lớp nội mạc tử cung thay đổi độ dày, mỏng không như bình thường.
  • Tăng sản nội mạc tử cung: Đây là tình trạng xảy ra khi các tuyến nội mạc tử cung của bạn tăng trưởng quá mức khiến mô phát triển nhanh hơn. Từ đó khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày lên một cách bất thường. Tăng sản nội mạc tử cung thường phổ biến ở phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Đôi khi, tăng sản nội mạc tử cung có thể trở thành ác tính và dẫn đến ung thư.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Niêm mạc tử cung dày bất thường có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư. Một số triệu chứng khác bao gồm xuất huyết âm đạo bất thường, tiết dịch bất thường sau mãn kinh, hay đau vùng chậu…

Vì sao lớp niêm mạc tử cung quá mỏng?

Niêm mạc tử cung mỏng [dưới 6-8mm] thường là vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do nồng độ estrogen thấp. Mặt khác, niêm mạc tử cung mỏng có thể là biến đổi tự nhiên theo sinh lý nhưng cũng có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Thiếu máu: Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp cho tử cung. Khi không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, lớp nội mạc tử cung sẽ co lại và trở nên mỏng hơn.
  • Bệnh phụ khoa: Một số bệnh như viêm vùng chậu, lao sinh dục nữ hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng ảnh hưởng đến nội mạc tử cung và khiến lớp nội mạc trở nên mỏng hơn.
  • Nạo phá thai: Các phương pháp nạo phá thai sẽ trực tiếp bào mòn lớp niêm mạc tử cung. Điều này thường gây tổn thương và khiến lớp niêm mạc mới khó phát triển được nữa.
  • Dùng thuốc ảnh hưởng đến hormone estrogen: Chẳng hạn như dùng thuốc tránh thai kéo dài hoặc dùng quá mức thuốc kích thích rụng trứng có thể khiến niêm mạc tử cung mỏng và khó thụ thai.

Nói tóm lại, độ dày niêm mạc tử cung bình thường và đáp ứng sự thụ thai nên ở mức 8 – 12 mm, không quá dày và không quá mỏng. Trường hợp bạn phát hiện các dấu hiệu phụ khoa bất thường như chảy máu sau mãn kinh, ra máu đốm giữa chu kỳ, rối loạn kinh nguyệt… và nghi ngờ lớp niêm mạc tử cung có vấn đề nào đó thì cần sớm đi khám để điều trị bệnh phụ khoa [nếu có] và ngăn ngừa nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.

Kích thước của tử cung tăng nhanh sẽ tạo áp lực lên các cơ quan khác khiến những cơ quan này bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Hậu quả là bạn có thể thấy đau dây chằng và các cơ xung quanh. Bạn không nên lo lắng vì đây là những triệu chứng bình thường khi mang thai và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Từ tuần thứ 18 và đến tuần thứ 20, bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung [khoảng cách giữa phần trên của tử cung – được gọi là đáy – và xương mu] để xác định tuổi thai và sức khỏe thai nhi. Ví dụ, nếu khoảng cách này là 20cm, điều đó có nghĩa là bạn đã mang thai được 20 tuần.

Nếu mang thai lần đầu, chỉ số chiều cao tử cung có thể hơi khác một chút. Đo chiều cao tử cung cũng là một trong những cách giúp bác sĩ xác định xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Nếu kích thước tử cung quá nhỏ hoặc quá lớn có thể là dấu hiệu cảnh một số biến chứng liên quan đến biến chứng thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết đo bề cao tử cung đơn giản tại nhà

3. Kích thước tử cung theo tuổi thai trong tam cá nguyệt thứ 3

Ở giai đoạn cuối, kích thước của tử cung có sự tăng vọt so với giai đoạn đầu. Từ kích thước của một quả bưởi ở 3 tháng đầu, lúc này tử cung đã có kích cỡ gần bằng quả dưa hấu. Bên cạnh đó, khi bước vào 3 tháng cuối, phần đáy tử cung sẽ di chuyển từ vùng mu lên gần khung xương sườn. Khi gần đến ngày dự sinh, bé sẽ xoay đầu xuống phần dưới của vùng khung chậu để chuẩn bị cho việc sinh nở.

4. Kích thước của tử cung sau sinh

Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ tiếp tục co bóp để nhau thai được đẩy ra khỏi cơ thể phụ nữ. Những cơn co thắt này thường nhẹ hơn những cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ. Khi nhau thai được đẩy hết ra ngoài, tử cung co lại để giúp ngăn ngừa chảy máu nhiều hay còn gọi là băng huyết sau sinh.

Mẹ cần biết rằng tử cung cũng sẽ tiếp tục co bóp sau khi sinh xong, đặc biệt là trong thời kỳ cho con bú. Sự co thắt này của tử cung sẽ gây cảm giác giống như chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt để đẩy sản dịch còn sót ra ngoài. Mặt khác, chị em có thể yên tâm là tử cung sẽ dần co lại và trở về kích thước ban đầu như trước khi mang thai. Sẽ mất khoảng sáu đến tám tuần để tử cung trở về kích thước ban đầu.

Hello Bacsi hy vọng đã cung cấp cho bạn nguồn thông tin hữu ích về sự thay đổi kích thước của tử cung khi mang thai. Bạn đừng lo lắng quá nếu thấy kích thước vòng bụng của mình tăng lên từng ngày nhé, vì mẹ bầu nào cũng phải trải qua giai đoạn này thôi!

Chủ Đề