Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không vì sao

Trẻ càng lớn thì càng có xu hướng độc lập, đặc biệt là khi con bước vào tuổi mới lớn, khi mối quan tâm của con chuyển đối tượng từ bố mẹ sang bạn bè. Khi ấy bố mẹ không còn là trung tâm cuộc sống của con nữa. Làm sao để không bỏ qua giai đoạn vàng để gắn kết niềm tin, tình yêu thương với con? Hãy cùng Prudential tìm hiểu vấn đề này.

Trong quyển sách “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, tác giả Sara Imas chỉ ra kết luận từ một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ trong mối quan hệ với cha mẹ. Theo đó, nếu trước khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ không dành đủ thời gian cho trẻ thì trong 6 năm tiếp theo, phụ huynh sẽ khó thiết lập được sự tin tưởng cho con, vô tình tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ - con cái và rất khó để níu gần. Đến năm 12 tuổi, nếu trẻ không thể xây dựng được mối quan hệ thân thiết với cha mẹ thì đến quãng thời gian tiếp theo trong cuộc đời, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn đồng thời khó tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ khi trưởng thành.

Đồng quan điểm, Robin Sharma - một trong những cây bút lớn và là tác giả của nhiều cuốn sách về vai trò lãnh đạo trong kinh doanh cũng cho rằng tuổi thơ của một đứa trẻ chỉ diễn ra trong một thời kỳ. Khi cánh cửa đó khép lại, chúng sẽ vĩnh viễn đóng chặt. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đang quá bận rộn với công việc, cuộc sống mà quên đi người bạn nhỏ quan trọng ngay bên cạnh mình

Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không vì sao

Hiện nay, trong điều kiện đầy đủ về vật chất, mỗi đứa trẻ được hấp thu dưỡng chất từ nguồn thức ăn, sữa cho đến môi trường giáo dục, công nghệ. Mức độ nhận thức cũng như độ tuổi dậy thì của trẻ đang có dấu hiệu phát triển nhanh hơn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi dậy thì của trẻ đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm đối với bé gái, 1-2 năm với bé trai. Dậy thì sớm ở trẻ ngoài những ảnh hưởng trực tiếp trong sinh hoạt, còn dẫn đến nhiều hệ lụy về cảm xúc, tâm lý và xã hội. Nhiều trẻ còn có những suy nghĩ “già dặn” hơn so với lứa tuổi.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc sớm với công nghệ như tivi, điện thoại thông minh quá nhiều khiến trẻ có thể tự thu mình lại, không có nhu cầu trò chuyện với người xung quanh, không chịu vận động. Từ đó dẫn đến các hệ lụy như chứng tự kỷ, chậm nói, béo phì hoặc tiêm nhiễm hành vi bạo lực… Với trẻ lớn hơn, thông tin trên Internet từ điện thoại hoặc máy tính còn khiến trẻ học theo, ảnh hưởng hoặc bị cuốn vào.

Thực tế, trên rất nhiều diễn đàn về cha mẹ, các ông bố bà mẹ vẫn thường “than vãn” với nhau về việc không đủ thời gian dành cho con. Những tâm sự từ các phụ huynh như “dạo này tôi phải bỏ qua một số sở thích riêng để dành thời gian cho bọn trẻ vì tụi nó lớn nhanh lắm” nghe thật quen thuộc đúng không nào. Quả thật, chẳng cần đến khuyến cáo của chuyên gia, các bậc cha mẹ ngày nay đã nhận ra tầm quan trọng của việc đồng hành cùng con trong “giai đoạn vàng”.

Khi tình yêu dành cho con đủ lớn, phụ huynh sẽ hiểu rằng con trẻ không chỉ cần được chăm sóc về vật chất, ăn món gì, học trường nào… mà còn cần cha mẹ đồng hành trong mỗi bước đi trên hành trình trưởng thành. Để cùng con lớn khôn, cha mẹ phải lựa chọn, đánh đổi để dành cho con khoảng thời gian chất lượng hơn.

Theo đó, cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong các môn học, tìm hiểu về kiến thức, xu hướng (trend) mới để hiểu hơn về sở thích của con. Trong thời đại công nghệ, việc cho con giải trí bằng tivi hay điện thoại là điều khó tránh khỏi, nhất là khi cha mẹ quá bận rộn. Tuy nhiên, để tránh những hệ lụy ảnh hưởng không tốt từ nội dung của các chương trình trên Youtube hay mạng xã hội, cha mẹ có thể xem trước các chương trình này để chắc chắn chúng có nội dung phù hợp với độ tuổi của con. Cha mẹ cũng có thể xem cùng con, cùng trao đổi hoặc luận bàn về những nội dung mà trẻ đang xem.

Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không vì sao

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện về các vấn đề con đang gặp phải, lắng nghe, chia sẻ và đặt mình vào vị trí của con để hiểu quan điểm của trẻ. Hãy tạo cho trẻ thói quen chủ động trò chuyện, chia sẻ khúc mắc con đang gặp phải, từ những vấn đề hết sức bình thường như món ăn, quần áo, màu sắc hay món đồ con thích được tặng trong sinh nhật… cho đến những vấn đề tương đối thầm kín như việc “crush” một bạn khác giới, thích chơi với một bạn cùng giới hay khác giới tính, những câu chuyện của con mỗi ngày ở trường lớp…để tạo cho con thói quen gần gũi với cha mẹ.

Cha mẹ hãy sắp xếp thời gian có mặt bên con trong các sự kiện đặc biệt như khai giảng, bế giảng, ngày con dự một hội thi ngoại khóa…; có thể tổ chức những buổi xem phim cùng nhau, cùng tập thể dục, đi du lịch, dã ngoại, trải nghiệm để gắn kết hơn với con. Những hoạt động nấu ăn, làm việc nhà, cùng làm bài tập… không chỉ giúp công việc được giải quyết nhanh hơn, mà còn tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ, trở thành kỷ niệm trong ký ức tuổi thơ của con.

Bạn thấy đấy, khi tình yêu đủ lớn, chúng ta sẽ thấy con mình trưởng thành nhanh chóng và sẽ có cách sắp xếp thời gian bên con nhiều hơn. Ngoài ra theo quan điểm của nhiều phụ huynh hiện đại, mua bảo hiểm nhân thọ cho con cũng chính là một trong những hành động thiết thực nhất mà họ đã chọn thực hiện.

Với con, cha mẹ là trụ cột chống đỡ mái ấm gia đình, là người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng con khám phá hành trình trưởng thành. Ngược lại, khi tình yêu cha mẹ dành cho con đủ lớn, mọi trở ngại trên hành trình cùng con trưởng thành đều trở nên nhỏ bé. Hãy hành động ngay từ hôm nay để con hiểu rằng với cha mẹ con là điều đáng quý nhất nhé.

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không vì sao

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Em có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không vì sao

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!