Em hãy lấy 4 ví dụ về sản phẩm đa phương tiện mà em đa biết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 9 – Bài 12: Thông tin đa phương tiện giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 9

    Bài 1 trang 121 sgk Tin học 9: Thông tin trên trang web có phải là đa phương tiện không? Vì sao?

    Trả lời:

    Thông tin trên trang web là đa phương tiện. Vì thông tin trên web gồm nhiều dạng thông tin kết hợp với nhau như hình ảnh, văn bản, âm thanh, video,… và chúng được thể hiện đồng thời.

    Bài 2 trang 121 sgk Tin học 9: Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo có phải là đa phương tiện không? Hãy giải thích và chứng minh quan điểm của em về việc này.

    Trả lời:

    Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo là đa phương tiện. Vì công nghệ thực tế ảo mô tả một môi trường bằng máy tính, các môi trường thực tại ảo gồm hình ảnh, và một số hiệu ứng giác quan như âm thanh, xúc giác,… nên nó là sự kết hợp của nhiều dạng thông tin với nhau và được thể hiện đồng thời (định nghĩa đa phương tiện).

    Bài 3 trang 121 sgk Tin học 9: Ảnh động (animation) và phim (video) có những điểm gì giống nhau, khác nhau?

    Trả lời:

    – Giống nhau: Đều tạo cho mắt người cảm giác các chi tiết chuyển động.

    – Khác nhau:

    + Ảnh động: Chỉ có thể cảm nhận thông tin được bằng thị giác và thường có thời gian chạy nội dung ngắn, thường là vài giây.

    + Video: Có thể cảm nhận thông tin bằng cả thị giác và thính giác và có thời gian chạy nội dung đa dạng, có thể vài giây cũng có thể nhiều giờ.

    Bài 4 trang 121 sgk Tin học 9: Nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống mà em biết.

    Trả lời:

    Một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống mà em biết là:

    – Mô phỏng quá trình dạy học trong nhà trường.

    – Mô phỏng các đối tượng khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học.

    – Phục vụ nhiều mặt khác trong cuộc sống như: y học, thương mại, quản lí xã hội, nghệ thuật, công nghiệp giải trí.

    Bài 5 trang 121 sgk Tin học 9: Giả sử em vừa đọc bài thơ được soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo văn bản trên màn hình vừa nghe nhạc bằng phần mềm chơi nhạc được phát qua loa. Những thông tin em thu nhận được có phải đa phương tiện không?

    Trả lời:

    – Những thông tin em thu nhận được là đa phương tiện vì các thông tin em thu nhận được được thể hiện đồng thời dưới nhiều dạng thông tin như hình ảnh, âm thanh,…

    Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo có phải là đa phương tiện không?...

    Đề bài

    Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo có phải là đa phương tiện không? Hãy giải thích và chứng minh quan điểm của em về việc này.

    Lời giải chi tiết

    Theo em, thông tin nhận được qua công nghệ thực tế ảo là đa phương tiện. Vì công nghệ thực tế ảo mô tả một môi trường bằng máy tính, các môi trường thực tế ảo gồm hình ảnh, và một số hiệu ứng giác quan như âm thanh, xúc giác,… nên nó là sự kết hợp của nhiều dạng thông tin với nhau và được thể hiện đồng thời (định nghĩa đa phương tiện).

    Loigiaihay.com

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    Đa phương tiện là gì? Hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện.

    Các câu hỏi tương tự

    Bài 13. Thông tin đa phương tiện

    1. Đa phương tiện

    - Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.

    - Sản phẩm đa phương tiện: là sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện, được tạo bằng máy tính.

    2. Một số ví dụ về đa phương tiện

    - Sản phẩm đa phương tiện có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:

    • Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...
    • Bài trình chiếu của các thầy cô khi giảng bài (hình ảnh, văn bản)
    • Từ điển bách khoa đa phương tiện
    • Đoạn phim quảng cáo.
    • Phần mềm trò chơi.

    3. Ưu điểm của đa phương tiện

    - Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn

    - Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn

    - Đa phương tiện thích hợp với việc sử dụng máy tính.

    - Đa phương tiện phù hợp cho việc giải trí và dạy học.

    4. Các thành phần của đa phương tiện

    - Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện:

    • Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.
    • Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện.
    • Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
    • Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
    • Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên

    5. Ứng dụng của đa phương tiện

    - Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:

    • Trong nhà trường
    • Trong khoa học
    • Trong Y tế
    • Trong thương mại
    • Trong quản lí xã hội
    • Trong nghệ thuật
    • Trong công nghiệp, giải trí

    A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

    1. Đa phương tiện là gì?

    + Đa phương tiện (multimedia) là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời. + Các sản phẩm thể hiện thông qua đa phương tiện gọi là sản phẩm đa phương tiện.

    2. Một số ví dụ về đa phương tiện

    -  Đa phương tiện đã được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyền đạt thông tin, ngay cả khi không sử dụng máy tính. Ví dụ:  - Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh); - Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ; - Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị. ví dụ như:

    - Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...


    - Bài trình chiếu với hình ảnh, tệp âm thanh, đoạn phim,... được chèn vào các trang chiếu.
    - Từ điển bách khoa đa phương tiện, trong dó việc giai thích từ, mô tả các khái niệm và hiện tượng được thề hiện bằng nhiều dạng thông tin như văn bản, âm thanh, ảnh động hoặc đoạn phim. - Đoạn phim có nội dung quảng cáo. - Phần mềm trò chơi. + Nhiều sản phẩm đa phương tiện đã được đưa lên Internet đề phục vụ rộng rãi người dùng. + Sản phẩm đa phương tiện đã được phát triển và sử dụng, như đĩa CD-ROM giới thiệu về du lịch Việt Nam của Tổng cục du lịch, Bộ ảnh Việt Nam của các công ty quảng cáo văn hoá, phim quảng cáo,...  

    3. Ưu điểm của đa phương tiện

    Một số ưu điểm chính của đa phương tiện ở khía cạnh sử dụng: + Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn; + Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn; + Thích hợp với việc sử dụng máy tính; +  Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy học.  

    4. Các thành phần của đa phương tiện

    Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện gồm văn bàn, hình ảnh, ảnh động âm thanh, phim (đoạn phim), các tương tác.

    a) Văn bản

    Văn bản là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin.

    b) Âm thanh

    Âm thanh là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.

    c) Ảnh tĩnh

    Anh tĩnh là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.

    d) Ảnh động

    Ảnh động là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn,

    c) Phim

    Phim là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thề được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin như chữ, ảnh tĩnh, ảnh động, âm thanh.

    5. ứng dụng của đa phương tiện

    + Thông tin đa phương tiện được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống; + Một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội: - Trong nhà trường; - Trong khoa học; - Trong y học; - Trong thương mại; - Trong quản lí xã hội; - Trong nghệ thuật; - Trong công nghiệp giải trí.

    GHI NHỚ

    1. Đa phương tiện là kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được hiện một cách đồng thời.   2. Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách đầy đủ và nhanh hơn, đồng thời thu hút sự chú ý hơn.   3. Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhai của cuộc sống như giáo dục, nghệ thuật, y tế, khoa học, thương mại.  

    B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

    I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN

      1. Đa phương tiện là gì? Hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện. 2. Hãy cho biết một số ưu điểm của đa phương tiện. 3. Hãy liệt kê các thành phần của đa phương tiện. 4. Hãy liệt kê một số phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng chế tạo thông tin dạng văn bản hoặc dạng hình ảnh. 5. Nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống. 6. Giả sử em vừa đọc bài thơ được soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo vài bản trên màn hình vừa nghe nhạc bằng phần mềm chơi nhạc được phát qua loa. Những thông tin em thu nhận được có phải đa phương tiện không?  

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập

      1. Đa phương tiện. Một số ví dụ về đa phương tiện. + Đa phương tiện là kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được hiện một cách đồng thời. + Một số ví dụ về đa phương tiện: - Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng; - Trong sách giáo khoa gồm có nội dung chữ, hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ;

    - Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh, bản đồ, âm hanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...

    - Bài trình chiếu với hình ảnh, tệp âm thanh, đoạn phim,... được chèn vào các trang chiếu. - Từ điển bách khoa đa phương tiện: Giải thích từ, mô tả các khái niệm và hiện tượng được thể hiện bang nhiều dạng thông tin như văn bản, âm thanh, ảnh động hoặc đoạn phim.   - Đoạn phim có nội dung quảng cáo. - Phần mềm trò chơi,...  

    2. Một số ưu điểm của đa phương tiện

      Một số ưu điểm chính của đa phương tiện ở khía cạnh sử dụng:   + Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn; + Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn; + Thích hợp với việc sử dụng máy tính; + Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy học.  

    3. Các thành phần của đa phương tiện

      Các dụng thành phân chính của sản phẩm đa phương tiện gồm:   Văn bản; Hình ảnh; Ảnh động; Âm thanh; Phim (đoạn phim); Các tương tác.   4. Một số phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng chế tạo thông tin dạng văn bản hoặc dạng hình ảnh, đó là:   - Các phần mềm đồ hoạ Microsoft Paint, Corel Draw,...; - Các phần mềm FontCreator, Fontographer, MetaFont,... - Các phần mềm Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder,.. - Các phần mềm Windows Media Player, Winamp, Audition,... - Các phần mềm Photoshop, Windows Movie Maker,... - Máy ảnh kỹ thuật số, máy quét ảnh,...   5. Một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống. Một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội: Trong nhà trường; Trong khoa học; Trong y học; Trong thương mại; Trong quản lí xã hội; Trong nghệ thuật;   6. Khi em vừa đọc bài thơ được soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo văn bản trên màn hình vừa nghe nhạc bằng phần mềm chơi nhạc được phát qua loa. Những thông tin em thu nhận được là đa phương tiện. Bởi vì chúng (chữ, âm thanh) là các sản phẩm đa phương tiện.  

    II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO

      1. Vì sao người sử dụng thường kết hợp ứng dụng các sản phẩm đa phương tiện? 2. Hãy đưa ra nhận xét của em về một bài giảng không sử dụng sản phẩm đa phương tiện và một bài giảng có sử dụng sản phẩm đa phương tiện.

    3. Hãy nêu những ứng dụng của đa phương tiện trong nhà trường.