Em hãy so sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích công nghệ lớp 11

Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

 Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Giáo án.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 21 – Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN SỐ 21 Số giờ đã giảng: 20 Thực hiện ngày 19 tháng 1 năm 2008 . Tiết 21 – Bài16: C ÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Giáo án. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn. C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:” Hãy nêu bản chất, ưu nhược điểm của phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?” Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 33phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS II./Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. 1./ Bản chất. + Rèn tự do. + Dập thể tích. 2. Ưu nhược điểm. a. Ưu điểm. . b./Nhược điểm. III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 1./ Bản chất. 2./ Ưu nhược điểm. a./ Ưu điểm. b. Nhựơc điểm. 3. Một số phương pháp hàn thông dụng. 18 8 10 5 5 14 3 7 4 3 4 - Hỏi: Em hãy kể tên một số vật dùng trong gia đình được chế tạo bằng PP GCAL? - Gọi học sinh trả lời. - NX câu trảlời của học sinh và phân tích bản chất, đặc điểm của tạo phôi bằng GCAL. - GV yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK sau đó đưa ra khái niệm một cách ngắn gọn, dễ hiểu. GCAL là phương pháp chế tạo các vật phẩm định hình bằng cách biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng hoặc nguội để nhận được vật phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Khi GCAL khối lượng và thành phần vật không bị thay đổi. - Gia công áp lực dùng để chế tạo các dụng cụ gia đình và chế tạo phôi cho gia công cơ khí. - Khi rèn tự do người công nhân làm biến dạng kim loại oẻ trạng thái nóng theo hướng đinh trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. - Khi dập thể tích KL ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép. Hình dạng của vật dập do hình dạng của lòng khuôn quyết định. + Khuôn dập thể tích được làm bằng thép có độ bền cao. - Hỏi: Em hãy so sánh rèn tự do và dập thể tích. - Gợi ý và gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. - Phân tích ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng gia công áp lực. - Phôi GCAL có cơ tính cao. - Khắc phục được một số khuyết tật của vật đúc. - Phôi tạo ra có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước do đó tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt. - Dập thể tích năng suất cao, dễ cơ khí hoá và tự động hoá - Không chế tạo được phôi từ các vật liệu có tính dẻo kém. - Không chế tạo được vật thể có hình dạng, kết cấu phức tạp hoặc quá lớn. - Rèn tự do có độ chính xác và năng suất thấp, điều kiện làm vuiệc nặng nhọc. - Dập thể tích vốn đầu tư thiết bị lớn, giá thành phôi cao. - Hỏi: Em hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa đúc và GCAL. - Gợi ý và gọi học sinh trả lời. - Giáo viên giới thiệu mối ghép bulông – đai ốc và mối ghép đinh tán. - Hàn là phương pháp nối các chi tiết KL với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. - Tiết kiệm được kim loại và thời gian so với nối ghép bằng bulông, đai ốc. - Có thể nối đựoc kim loại có tính chất khác nhau. - Tạo ra được các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác khó hoặc không thực hiện được. - Mối hàn có độ bền cao và kín. - Thiết bị đơn giản, vốn đầu tư thấp. - Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết hàn dễ bị cong, vênh,nứt. - Các khuyết tật bên trong mối hàn rất khó kiểm tra. Hỏi: Em hãy kể tên các phương pháp hàn mà em biết. - Gọi học sinh trả lời. - NX câu trả lời của học sinh sau đó nêu bản chất, ứng dụng của hàn hồ quang tay và hàn hơi theo nội dung bảng 16.1 SGK. - Hỏi: Hàn hơi và hàn hồ quang tay khác nhau ở những điểm nào? - Gợi ý và gọi học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Chú ý, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giaó viên. - TL: Dao, cày, Cuốc, móng.. - Đọc nội dung SGK và đưa ra bản chất của GCAL theoi ý hiểu của mình. - Chú ý nghe giảng, nắm được khái niệm về bản chất của tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. - Chú ý nghe giảng và nắm được hai phương pháp GCAL cơ bản là rèn tự do và dập thể tích. - Chú ý nghe giảng. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên. - TL: * Về bản chất: + Rèn tự do. Lực gây ra biến dạng do người hoặc do máy tạo ra. Điều khiển KL biến dạng theo hướng định trước bằng tay thông qua dụng cụ. + Dập thể tích. Lực biến dạng do máy tạo ra. Kim loại được biến dạng trong lòng khuôn có hình dạng, kích thước xác định. * Đặc điểm và phạm vi ứng dụng. +Rèn tự do: Độ chính xác thấp. Năng suất thấp. Điều kiện làm việc nặng nhọc. Dùng để chế tạo phôi có kích thước nhỏ. + Dập thể tích. Độ chính xác cao. Năng suất cao. Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. Dùng để chế tạo phôi có kích thứơc nhỏ và trung TB - Chú ý nghe giảng, nắm được các ưu nhược điểm của phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp GCAL. - So sánh những ưư nhược điển của phương pháp chế tạo phôi băng gia công áp lực với tạo phôi bằng phương pháp đúc. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. -TL: Đúc là gia công kim loại ở trạng thái lỏng còn GCAL là gic công KL ở trạng thái rắn. - Chú ý nghe giảng và nắm được bản chất của mối ghép bulông – Đai ốc và mối ghép đinh tán. - Nắm đựoc bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng hàn. - Chú ý nghe giảng, nắm được ưu nhược điểm của côngnghệ chế tạo phôi bằng hàn. - So sánh đặc điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng hàn với công nghệ chế tạo phôi bằng đúc và gia công áp lực. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. TL: Hàn khí và hàn điện. Năng lượng. + Hàn HQ tay sử dụng nhiệt của ngọn lửahồ quang. + Hàn hơi: Sử dụng nhiệt do phản ứng cháy khí axetilen và ôxi. * Phạm vi ứng dụng: + Hàn HQ tay: Hàn các chi tiết có chiều dày TB và lớn +Hàn hơi: Hàn các tấm mỏng 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút Lập quy trình đúc một quả tạ. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút - GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh như: +Hãy nêu bản chất, ưư nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. - Giáo viên gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, cho điểm và tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài V/.Giao bài. - Học sinh về nhà đọc trước bài 17 SGK. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày 21 tháng 1 năm 2008 Ngày19 tháng 1 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • Em hãy so sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích công nghệ lớp 11
    CONG NGHE 11 Tiet 21.doc

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu trả lời chính xác nhất: Phương pháp rèn tự do và dập thể tích giống nhau là cả hai phương pháp đều gia công bằng áp lực. Sử dụng ngoại lực bằng thiết bị hoặc vật liệu để làm biến đổi vật thể. Trong đó khối lượng và thành phần vật liệu không đổi. Điểm khác nhau ở hai phương pháp này là đối với rèn tự do công dân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng có ý định trước để thu hoạch được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Còn dập thể tích lòng khuân được làm bằng kim loại có độ bền cao khi dập thể tích kim loại ở trạng thái lỏng biến thành trạng thái khuân dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về phương pháp rèn tự do và phương pháp dập thể tích. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Rèn tự do

a. Khái niệm

Rèn tự do là quá trình gia công kim loại bằng áp lực rèn (thông qua búa tay hoặc búa máy) để thay đổi hình dáng của phôi liệu. Rèn là một phương pháp gia công được dùng từ lâu. Rèn là nung nóng phôi thép tới nhiệt độ trên 900 độ C để cho kim loại chuyển sang trạng thái dẻo rồi đặt lên đe và dùng búa đập để có được hình dáng cần thiết của sản phẩm. Vật liệu để rèn tự do là các thỏi kim loại đúc và các phôi cán.

Rèn tự do có rèn bằng tay hay bằng máy. Rèn tay dùng để rèn những vật có khối lượng không lớn lắm.

b. Thiết bị rèn tự do

Rèn máy có năng suất cao hơn rèn tay rất nhiều và có thể gia công được những vật lớn. Rèn máy được tiến hành trên búa máy. Búa máy chia làm hai loại: chạy bằng máy ép khí và chạy bằng máy hơi nước.

Để rèn các chi tiết lớn người ta thường dùng búa máy hơi nước. Búa máy hơi nứơc gồm hai loại: loại chuyển động đơn và loại có chuyển động kép

Búa có chuyển động đơn

Hơi nước hoặc khí để nén chỉ dùng để nâng phần đập của thân búa lên rồi thoát ra ngoài xilanh để cho phần búa rơi xuống đập lên vật rèn. Loại này hiện nay ít dùng.

Búa có chuyển động kép

Hơi nước dùng đển nâng phần đập của thân búa lên rồi đồng thời dùng để tăng thêm năng lượng đập của thân búa khi rơi xuống.

Hình 10.10 nêu sơ đồ cấu tạo của búa máy hơi nước có chuyển động kép. Hơi nước vào xilanh công tác qua ngăn kéo (1) nhờ tay gạt (2). Đầu búa được bắt chặt vào phần đập của thân búa (4). Phần này nối liền với cần (5) của píttông (6) trong xilanh công tác. Đe dưới (7) được bắt vào giá đe (8), đe này được bắt vào thân đe (9).

Đầu búa có thể đập từng nhát một hoặc tự động đập lên vật rèn, nó cũng có thể ép phôi rèn vào đe dưới hoặc treo lưng chừng.

Khối lượng phần đập của búa máy hơi nước nặng từ 0,5 đến 5 tấn, áp suất của hơi nước hoặc khí nén từ 6 đến 8 atmôtphe (at).

c. Kỹ thuật rèn tự do

Những nguyên công cơ bản về rèn tự do là chồn, vuốt, đột, chặt, uốn.

- Chồn: Là nguyên công rèn làm cho tiết diện của phôi tăng lên, do chiều cao giảm xuống. Có ba kiểu chồn: chồn toàn phần, chồn đầu và chồn giữa. Khi chồn đầu hay chồn giữa, chỉ cần nung nóng một phần của phôi (ở đầu hay giữa), phần đó sau khi chồn sẽ có tiết diện lớn hơn.

- Vuốt: Là một nguyên công rèn để kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt ngang của nó nhỏ xuống. Những kiểu vuốt khác nhau là:

+ Vuốt phẳng (dàn phẳng): là đập dẹp phôi bằng một dụng cụ dát phẳng làm cho chiều rộng của phôi lớn lên và chiều cao giảm xuống.

+ Vuốt rộng lỗ: là nguyên công dùng trục gá để giảm chiều dày và tăng đường kính của ống.

+ Vuốt dài ống: là nguyên công dùng trục tâm làm tăng chiều dài của ống và làm giảm đường kính ngoài cùng chiều dày của ống.

- Đột: Là một nguyên công rèn làm cho phôi có lỗ hoặc có chỗ lõm sâu xuống. Dụng cụ để tạo lỗ gọi là mũi đột.

- Chặt: Là một nguyên công của rèn dùng để cắt phôi liệu thành từng phần. Có thể tiến hành ở trạng thái nguội hoặc trạng thái nóng.

- Uốn: Là một nguyên công rèn ở trạng thái nguội hay nóng để đổi hướng thớ của phôi

2. Dập thể tích

a. Khái niệm

Rèn khuôn (còn gọi là dập thể tích) là phương pháp gia công áp lực, trong đó kim loại được biến dạng hạn chế trong lòng khuôn dưới tác dụng của lực đập.

Kết cấu chung của khuôn dập được trình bày trên hình 10.12.

Trong khi dập nửa khuôn trên (1) và nửa khuôn dưới (2) được bắt chặt với đe trên và đe dưới của thiết bị. Phần kim loại thừa chảy vào rãnh tạo thành ba via của vật rèn.

So với rèn tự do, rèn khuôn có đặc điểm:

–Độ chính xác và chất lượng vật rèn cao.

–Có khả năng chế tạo được những chi tiết phức tạp.

–Năng suất cao.

–Dễ cơ khí hóa và tự động hóa.

–Nhưng giá thành chế tạo khuôn cao, khuôn chống mòn, vì vậy phương pháp dập khuôn chỉ thích hợp với sản xuất hàng loạt và hàng khối.

b. Giai đoạn quá trình dập khuân

Quá trình biến dạng của phôi trong lòng khuôn phân thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:chiều cao của phôi giảm, kim loạibiến dạng và chảy ra xung quanh, theo phương thẳng đứng phôi chịu ứng suất nén, còn phương ngang chịu ứng suất kéo.

Giai đoạn 2: kim loại bắt đầu lèn kín cửa ba-via,kim loạichịu ứng suất nén khối, mặt tiếp giáp giữa nữa khuôn trên và dưới chưa áp sát vào nhau.

Giai đoạn 3: kim loại chịu ứng suất nén khối triệt để, điền đầy những phần sâu và mỏng của lòng khuôn, phần kim loại thừa sẽ tràn quacửa bavia vào rãnh chứa bavia cho đến lúc 2 bề mặt của khuôn áp sát vào nhau.

c. Các phương pháp dập thể tích

–Lòng khuôn hở: là lòng khuôn mà trong quá trình gia công có một phần kim loại được biến dạng tự do (Hình 10.13 – a).

–Lòng khuôn kín: là lòng khuôn mà kim loại biến dạng trong lòng khuôn không có ba via tức là không cho ba via trên sản phẩm (Hình 10.13 – b).

Đối với vật dập đơn giản hoặc không yêu cầu chính xác ta dùng khuôn hở. Với những chi tiết phức tạp, đòi hỏi chính xác người ta thường dùng khuôn kín. Khi dùng lòng khuôn kín đòi hỏi phải tính toán chính xác phôi ban đầu.

>>> Xem thêm: Đặc điểm của dập thể tích

4. So sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích

Phương pháp rèn tự do và dập thể tích giống nhau là cả hai phương pháp đều gia công bằng áp lực. Sử dụng ngoại lực bằng thiết bị hoặc vật liệu để làm biến đổi vật thể. Trong đó khối lượng và thành phần vật liệu không đổi. Điểm khác nhau ở hai phương pháp này là đối với rèn tự do công dân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng có ý định trước để thu hoạch được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Còn dập thể tích lòng khuân được làm bằng kim loại có độ bền cao khi dập thể tích kim loại ở trạng thái lỏng biến thành trạng thái khuân dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

----------------------------

Trên đây là một số thông tin về phương pháp rèn tự do và phương pháp dập thể tích. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc.