Em hiểu phong cách là gì

1. Phong cách là gì?

Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, những hành vi, hành động, xử sự tạo nên một nét riêng của mỗi người hay nhóm người. Phong cách bao gồm có rất nhiều loại khác nhau như phong cách thời trang, phong cách nghệ sĩ, phong cách ngôn ngữ, phong cách lãnh đạo,...

Em hiểu phong cách là gì
Phong cách là gì?

Và mỗi người đều sẽ tạo cho mình một phong cách khác nhau từ cách họ làm việc, đến cách ăn mặc, giao tiếp, cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề,... tất cả các hành động trong đó đều thể hiện một nét riêng biệt. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự thành thành công của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều mang trong mình một phong cách riêng biệt, cũng không ít người có phong cách giống nhau và cũng có thể tạo thành những nhóm đối tượng, lớp đối tượng có chung quan điểm, suy nghĩ, phong cách sống. Hợp nhau về phong cách cũng là một tiêu chí quan trọng để mọi người có thể hợp tác và làm việc chung hay tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

2. Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo (Leadership styles) hay còn được gọi là kiểu lãnh đạo được hiểu là tổng thể tất cả những nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và cách thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo của mình để đạt được mục tiêu nhất định. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của mỗi người?

Em hiểu phong cách là gì
Phong cách lãnh đạo là gì?

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo có rất nhiều những yếu tố khác nhau, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài.

- Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài bao gồm chế độ về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, các đường lối, quan điểm và nguyên tắc quản lý cũng như đặc điểm của ngành, của tập thể. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phong cách lãnh đạo của hầu hết các nhà quản lý.

- Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bên trong chính là những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo như tính cách, xu hướng, nhân lực,... Tức là toàn bộ những đặc điểm về nhân cách sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những sắc thái, phong cách lãnh đạo của người quản lý.

Phong cách lãnh đạo có thể được hình thành từ trong chính quá trình hoạt động, quản lý của họ và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công việc cũng như động lực làm việc của nhân viên. Trong một số trường hợp nhất định thì phong cách lãnh đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nào đó.

2.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo

Nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo của nhà quản lý, Kurt Lewin đưa ra 3 kiểu người cơ bản là những người độc đoán, kiểu lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do.

- Phong cách lãnh đạo độc đoán là những người có đặc điểm về tâm lý dễ nóng nảy, thiếu sự tin tưởng dành cho mọi người và thường đánh giá với những thành kiến, định kiến chủ quan. Trong cách giao tiếp, nói chuyện thì thường thể hiện sự hách dịch, hay phản bác lại người khác và khá kiêu ngạo. Những người lãnh đạo độc đoán thường dám nghĩ, dám làm và luôn cố gắng khẳng định mình.

Em hiểu phong cách là gì
Phong cách lãnh đạo độc đoán

Những nhà lãnh đạo độc đoán luôn đặt nặng các vấn đề, áp đặt những mệnh lệnh, những thông tin một chiều và không quan tâm đến phản hồi, ý kiến, gây áp lực và căng thẳng cho cấp dưới với cơ chế quản lý là hành chính và quan liêu. Và nếu như áp đặt phong cách này quá lâu thì sẽ rất dễ gây ra những phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, phong cách lãnh đạo độc đoán lại đem lại hiệu quả công việc khá tốt cho doanh nghiệp.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ là những người biết cách để phân chia quyền lực một cách hợp lý, biết cách để thu hút tập thể hòa vào công việc chung dựa trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người. Đặc điểm của phong cách này là thể hiện được lòng thương người, có sự tin tưởng và người khác, luôn cởi mở, gần gũi và hòa đồng với người khác.

Trong các hoạt động giao tiếp, người lãnh đạo thường tỏ ra khá ôn tồn, biết kiềm chế cảm xúc cá nhân và luôn thân thiện, tôn trọng người khác. Chính nhờ vào phong cách lãnh đạo này mà nhà quản lý có thể tạo ra được môi trường làm việc cởi mở, thoải mái, mọi người có thể tự tin và hoàn thành công việc. Tuy nhiên, với phong cách lãnh đạo này, người quản lý lại trở nên hơi thiếu quyết đoán trong một số việc, dễ rơi vào tình trạng ba phải, dẫn đến việc quá phụ thuộc vào ý kiến của tập thể. Và đôi khi sự thiếu quyết đoán sẽ làm lỡ đi những cơ hội quý giá của doanh nghiệp.

- Phong cách lãnh đạo tự do là những người thường chỉ đứng ra để cung cấp những thông tin cho cấp dưới và rất ít khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Với phong cách này, người lãnh đạo thường đề cao cá nhân, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế. Họ có thể là những người có năng lực chuyên môn rất cao hoặc cũng có thể là rất thấp mà lại ham chức quyền, địa vị.

Biểu hiện cụ thể của phong cách lãnh đạo này là thường không quan tâm hay can thiệp gì đến công việc của doanh nghiệp, tổ chức và có thể sẽ dẫn đến một tập thể quá tự do mà không có nề nếp, kỷ luật, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công việc.

Như vậy, mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc áp dụng các phong cách lãnh đạo nào còn phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp, tình hình thực tế về trình độ chuyên môn của nhân viên tại doanh nghiệp, hơn hết chính là tính cách của người lãnh đạo.

3. Phong cách sống của những người thành công

Phong cách sống của mỗi người hầu hết đều có điểm khác biệt, đặc biệt với những người thành công, họ mang trong mình phong cách đặc biệt, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.

- Người thành công thường ghét việc chạy theo quyền lực, họ không quan tâm việc phải chứng minh rằng mình luôn đúng mà chỉ tập trung vào công việc của mình, giải quyết những vấn đề khó khăn và đặt ra những mục tiêu, làm những điều thú vị trong cuộc sống.

- Những người thành công cũng thường hài lòng khi thấy người khác thành công. Nhiều người vẫn hay đặt nặng các vấn đề về quyền lực, cảm thấy không vui, không thoải mái khi người khác được đề cao, khen ngợi và thành công hơn mình. Tuy nhiên, chính những người thành công họ lại có phong cách sống rất thoải mái, không ganh đua, đố kỵ. Họ cũng muốn được công nhận nhưng phải là những điều do chính mình làm ra.

- Người thành công luôn khao khát muốn biến những ý tưởng của mình thành hiện thực cũng như giúp đỡ người khác thực hiện ước mơ của họ. Bằng những cách khác nhau, họ sẽ cố gắng để thực hiện những ý tưởng mình đặt ra thành những điều mới mẻ và thú vị nhất, muốn được tạo dựng những thứ chưa hề tồn tại.

Em hiểu phong cách là gì
Phong cách sống của những người thành công

- Họ là những bậc thầy về ý tưởng bởi họ sẽ luôn dành thời gian để suy nghĩ, sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ từ nhiều góc nhìn và hướng tiếp cận mới. Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng đánh giá những quy luật, muốn củng cố và làm mọi thứ trở nên rõ ràng hơn.

- Họ luôn tin tưởng không gì là không thể, chỉ cần biết suy nghĩ, chắc chắn sẽ tìm ra cách giải quyết, mọi thứ đều có thể thay đổi và phù hợp với hiện tại. Và người thành công sẽ luôn tìm cách để giải quyết triệt để những vấn đề, từ nhỏ nhất đến lớn hơn trong bình tĩnh và quyết đoán.

- Người thành công luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân hơn chính cái tôi của mình, họ hiểu rõ được bản thân và không ngừng nỗ lực để thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Họ luôn sống và chủ động tạo ra bản thân mình ở tương lai. Họ sẽ thấy bản thân chính là kẻ thù lớn nhất kìm hãm lại nội lực của mình, chính là rào chắn giữa họ là ai và ai là họ. Do đó, họ luôn đặt mục tiêu để mỗi ngày đều tốt hơn, ngày hôm nay sẽ hơn ngày hôm qua và ngày mai nhất định phải tốt hơn ngày hôm nay.

- Phong cách của người thành công thường không mấy khi để tâm đến những chuyện vặt. Bạn chắc chắn đã từng chứng kiến sếp của mình hay đồng nghiệp của mình ngày nào cũng chỉ mặc một bộ quần áo, đi một đôi giày,... đến công ty, bạn luôn thắc mắc tại sao họ thành công thế lại không dành thời gian hay tiền bạc đầu tư và có nhiều quần áo hơn? Tuy nhiên, những người thành công họ thường có xu hướng hệ thống hóa mọi thứ để không tốn quá nhiều thời gian hay suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt. Không phải họ không có quần áo mà đơn giản là họ thích mua nhiều bộ giống nhau và cảm thấy nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Điều quan trọng họ cần suy nghĩ mỗi ngày là công việc chứ không phải là những điều vặt nhỏ lẻ như vậy.

- Để đạt được những thành công chắc chắn không ai không phải trải qua thất bại. Và người thành công sẽ không nản chí trước những thất bại của cuộc đời mà luôn lấy đó là động lực để mình vươn đến thành công. Thất bại suy cho cùng cũng chỉ là một vấn đề cần được giả quyết và có thể giải quyết được.

- Một điều nữa là người thành công luôn làm việc hết khả năng của mình. Tuyệt đối sẽ không tồn tại sự tùy hứng trong họ, họ có mục tiêu và luôn hướng đến mục tiêu, đó là lý do duy nhất để họ làm việc và chắc chắn không để những vấn đề như cảm xúc ảnh hưởng đến hành động và quyết định của mình.

Phong cách là yếu tố quan trọng luôn tồn tại ở tất cả chúng ta. Mỗi phong cách riêng biệt sẽ mang đến một kết quả riêng biệt cho cuộc đời con người. Và hy vọng với những chia sẻ trên đây của timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu rõ về phong cách là gì cũng như những phong cách của người thành công. Từ đó, tạo cho mình một phong cách phù hợp, mang lại thành công nhất định cho bản thân nhé!