F1 khoảng bao lâu thì phát bệnh

[QK7 Online] - Sau khi tiếp xúc với F0, chúng ta cần phải xét nghiệm Covid-19. Thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy xét nghiệm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19.

Các chuyên gia cho biết, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vắc xin thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Nếu đã tiêm vắc xin thì khoảng thời gian là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh.

Sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể có thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.


Mọi người cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 khi nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh. Ảnh minh họa

Trong khoảng thời gian chờ xét nghiệm, mọi người dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.

Vắc xin hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Khi Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa thì tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát.

Thạch Hà

Chi tiết tin

Your browser does not support the audio element.

Sở Y tế hướng dẫn xác định trường hợp F1, F2 và cách xử lý

12/07/2021 - Lượt xem: 110554

Nhằm giúp các địa phương trong tỉnh xác định và xử lý người tiếp xúc gần [F1, F2] và truy vết một cách nhanh chóng, hiệu quả, với yêu cầu nhanh, triệt để, không để sót đối tượng nhưng cũng không xác định sai đối tượng dẫn đến quá tải công việc và nơi cách ly tập trung; căn cứ các văn bản của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch; căn cứ thực tế dịch Covid-19 tại tỉnh, để thống nhất xác định người tiếp xúc [F1, F2] trong truy vết, khoanh vùng dập dịch, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 3153/SYT-NVYD ngày 05/7/2021 về việc hướng dẫn xác định người tiếp xúc [F1, F2] và thực hiện xử lý, cách ly y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

Nhằm giúp các địa phương trong tỉnh xác định và xử lý người tiếp xúc gần [F1, F2] và truy vết một cách nhanh chóng, hiệu quả, với yêu cầu nhanh, triệt để, không để sót đối tượng nhưng cũng không xác định sai đối tượng dẫn đến quá tải công việc và nơi cách ly tập trung; căn cứ các văn bản của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch; căn cứ thực tế dịch Covid-19 tại tỉnh, để thống nhất xác định người tiếp xúc [F1, F2] trong truy vết, khoanh vùng dập dịch, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 3153/SYT-NVYD ngày 05/7/2021 về việc hướng dẫn xác định người tiếp xúc [F1, F2] và thực hiện xử lý, cách ly y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

* Xác định trường hợp tiếp xúc gần [F1]: Tiếp xúc gần [F1] là người có tiếp xúc trong vòng 02m với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0, cụ thể thời gian như sau:

F0 có triệu chứng: Trong khoảng thời gian từ 03 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên xuất hiện mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...

F0 không có triệu chứng: F0 biết nguồn lây: Thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế. F0 chưa xác định nguồn lây: Thời gian từ trước khi xét nghiệm dương tính 14 ngày đến khi được cách ly y tế.

Một số tình huống cụ thể có thể xem là F1 như: Cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển.

Một số tiếp xúc gần thường gặp: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định; Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: Nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ ....

* Hướng dẫn xử lý F1, F2:

Đối với F1: Cách ly tập trung 21 ngày liên tục kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người bệnh; lấy mẫu xét nghiệm vào các ngày đầu, ngày thứ 7 [test nhanh hoặc PCR], ngày thứ 14 và ngày thứ 20.

Đối với F2: Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 dương tính, thì chuyển F2 lên thành F1 và xử lý như F1. Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 âm tính, thì kết thúc việc cách ly tại nhà sau 07 ngày.

Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và tổ chức cá nhân nghiên cứu thực hiện. Các văn bản của Sở Y tế ban hành trước đây hướng dẫn tạm thời cách ly y tế đối với F1, F2, F3 trái với Công văn này không còn hiệu lực thực hiện.

TH

Tương phản

Đánh giá bài viết[2.5/5]

Chủ Đề