Fsis hướng dẫn tháng 3 năm 2023

[Chinhphu.vn] - Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản [NAFIQAD], Bộ NN&PTNT, trong vài tháng tới, Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm Hoa Kỳ [FSIS] sẽ tiến hành thanh tra thực tế chương trình kiểm soát cá da trơn của Việt Nam.

Trong thời gian qua, NAFIQAD đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], các doanh nghiệp chế biến cá da trơn XK sang Hoa Kỳ cung cấp trên 2000 trang thông tin, hồ sơ trả lời Bộ câu hỏi đánh giá tương đương [SRT] của FSIS nhằm đáp ứng yêu cầu trong Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ.

Đầu tháng 3 mới đây, thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, NAFIQAD nhận được công thư ngày 28/2 của FSIS thông báo về việc hoàn tất quá trình xem xét SRT, đồng thời khẳng định về mặt hồ sơ, hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, FSIS cũng thông báo sẽ tổ chức thanh tra thực tế tại Việt Nam trong thời gian tới để thẩm tra các nội dung liên quan [thời điểm thanh tra sẽ được FSIS thông báo cho NAFIQAD sau].

Để chuẩn bị cho việc FSIS thanh tra thực tế tại Việt Nam, NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp chế biến cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ tiếp tục tuân thủ đúng các quy định của Hoa Kỳ [được Bộ NN&PTNT tổng hợp, quy định trong Quyết định số 3379/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/8/2017] và các thông báo hướng dẫn của NAFIQAD; thông báo kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phối hợp với NAFIQAD lập kế hoạch chuẩn bị và đón tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của FSIS.

Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ [FSIS], Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thông báo sẽ tổ chức đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá thuộc bộ Siluriformes của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ dự kiến từ ngày 07-29/8/2023 bằng cả hình thức đánh giá thực tế tại hiện trường và đánh giá từ xa [xem văn bản và kế hoạch thanh tra của FSIS gửi kèm]. Lịch làm việc cụ thể [thời gian, địa điểm, phân công và cách thức triển khai] sẽ được Cục thông báo đến các đơn vị sau khi thống nhất với FSIS.

Để việc chuẩn bị đón tiếp, làm việc với phía FSIS đạt kết quả tốt nhằm duy trì quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm cá thuộc bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông báo và có ý kiến như sau:

1. Các doanh nghiệp chế biến XK cá da trơn vào Hoa Kỳ:

- Rà soát, cải thiện điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP, Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và hồ sơ thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển, sơ chế, chế biến cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ của doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định tại Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các văn bản hướng dẫn của Cục và các nội dung đã được phía Hoa Kỳ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về kiểm soát vệ sinh, ATTP, đặc biệt đối với các tồn tại, sai lỗi đã được thanh tra FSIS phát hiện năm 2021 [nếu có] khi đánh giá cơ sở chế biến của doanh nghiệp; danh sách và hồ sơ cơ sở nuôi, cơ sở vận chuyển độc lập đáp ứng điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định. Lưu ý tập hợp, lưu trữ đầy đủ các hồ sơ để thuận lợi cho việc truy cập, cung cấp khi được yêu cầu.

- Doanh nghiệp có lô hàng bị FSIS cảnh báo [từ năm 2021 đến nay] cần lưu trữ đầy đủ hồ sơ có liên quan bao gồm: văn bản cảnh báo, báo cáo điều tra nguyên nhân, kết quả thực hiện hành động khắc phục và các bằng chứng cụ thể để chứng minh, bao gồm việc xử lý đối với sản phẩm bị trả về do không đảm bảo ATTP - nếu có.

- Bố trí phòng họp, chuẩn bị bài trình bày ngắn gọn [bằng tiếng Anh] về hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ của doanh nghiệp; bố trí lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng bộ phận HACCP và cán bộ kiểm soát trực tiếp sản xuất nắm vững quy định của Hoa Kỳ, Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/5/2020 và các văn bản hướng dẫn của Cục để sẵn sàng trao đổi, cung cấp thông tin cho Đoàn công tác của FSIS khi được yêu cầu.

- Trong quá trình chuẩn bị, nếu có phát sinh vướng mắc, khó khăn doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ, các Trung tâm Chất lượng NLTS vùng 4,6 trên địa bàn để được hướng dẫn, hỗ trợ [nếu cần thiết].

2. Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4,6:

- Chuyển tiếp nội dung văn bản này tới các doanh nghiệp trong danh sách được phép xuất khẩu cá da trơn sang Hoa Kỳ theo địa bàn quản lý; đôn đốc, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp [nếu có yêu cầu] trong quá trình rà soát, chuẩn bị.

- Phối hợp với Chi cục Nam Bộ, cơ quan quản lý nuôi trồng địa phương để tổ chức thẩm tra, rà soát điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP, hồ sơ quản lý ao nuôi tại các cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ; chủ động rà soát thủ tục nội bộ, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kết quả thực hiện liên quan đến hoạt động giám sát sản xuất, chế biến; kiểm tra, chứng nhận đối với lô hàng cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo quy định tại Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/5/2020, văn bản hướng dẫn của Cục, nội dung trả lời SRTs và các tồn tại, sai lỗi đã được thanh tra FSIS phát hiện năm 2021 [nếu có]. Lưu ý tập hợp, lưu trữ đầy đủ các hồ sơ để thuận lợi cho việc truy cập, cung cấp khi được yêu cầu.

- Rà soát lại toàn bộ Chương trình đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm theo ISO 17025, hồ sơ phương pháp thử nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của FSIS, các nội dung đã được phía Hoa Kỳ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và khắc phục khuyến cáo thanh tra FSIS năm 2021 [nếu có].

- Chuẩn bị bài trình bày ngắn gọn [bằng tiếng Anh] về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và kết quả thực hiện hoạt động giám sát sản xuất, chế biến; kiểm tra, kiểm nghiệm và chứng nhận đối với lô hàng cá da trơn của các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Bố trí lãnh đạo đơn vị và cán bộ bộ phận chuyên môn liên quan trực tiếp làm việc với Đoàn tại đơn vị và trong quá trình đánh giá tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

3. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ:

- Chủ trì, phối hợp với các Trung tâm vùng 4,6 tổ chức rà soát công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp trong Danh sách được phép chế biến xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kết quả triển khai Chương trình dư lượng [từ năm 2021 đến nay] trên địa bàn, lưu ý các trường hợp cá da trơn bị phát hiện vi phạm; kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý và báo cáo ngắn gọn [bằng tiếng Anh] kết quả thực hiện để sẵn sàng làm việc với phía FSIS khi có thông báo cụ thể.

Chủ Đề