Gạo lứt có tốt không

Gạo lứt được coi là một sự thay thế lành mạnh cho gạo thông thường, chứa các khoáng chất như selen, canxi, mangan, magiê. Thực phẩm giàu chất xơ và folate, ít calo và carbs. Dưới đây là những lợi ích với sức khỏe của gạo lứt, theo Timesofindia.

Giảm cân: một trong những lý do lớn khiến gạo lứt được yêu thích trên thị trường có liên quan đến tác dụng giảm cân. Thực phẩm có thể hỗ trợ giảm cân vì hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp bạn no lâu hơn, góp phần điều chỉnh các hormone liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn, do đó làm giảm cơn đói.

Kiểm soát tiểu đường: với hàm lượng carbohydrate thấp, tác động của gạo lứt đến mức insulin là tối thiểu. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể hưởng lợi bằng cách ăn gạo lứt hàng ngày. Gạo lứt thậm chí còn có chỉ số đường huyết [GI] thấp, có nghĩa là nó không làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến sau khi ăn. Theo WebMD, các nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách ăn ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày như gạo lứt, bạn có thể giảm tới 32% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Điều chỉnh cholesterol: Gạo lứt giàu chất xơ, các nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu chất xơ có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: nhiều chất dinh dưỡng trong gạo lứt giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh. Đó là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Gạo lứt cũng chứa hàm lượng magiê cao, có thể giúp bạn ít bị bệnh tim và đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn, bao gồm cả gạo lứt, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 22% và nguy cơ đột quỵ lên tới 12%.

Gạo lứt là một nguồn giàu phenol và flavonoid, hai loại chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào và giảm nguy cơ lão hóa sớm. Thực phẩm cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.

Gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng với sức khỏe. Ảnh: istock

Mặt khác, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi người nên thay đổi thực phẩm trong khẩu phần ăn. Ăn một loại thực phẩm mỗi ngày, bạn sẽ hạn chế lượng chất dinh dưỡng, có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng cao hơn. Nếu quyết định sử dụng gạo lứt là thực phẩm chính hàng ngày, hãy đảm bảo rằng bạn kết hợp thực phẩm với nhiều loại rau, bổ sung chế độ ăn uống đa dạng.

Gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng do không qua quá trình xay xát như gạo trắng nhưng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa nếu ăn nhiều. Trẻ em, người cao tuổi, người thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ mang thai, những người đang bồi bổ sức khỏe nên ăn gạo trắng, ăn nhiều gạo lứt sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.

Trong gạo lứt có chứa axit phytic, như một chất kháng dinh dưỡng, ngăn chặn khả năng hấp thụ các chất như sắt, kẽm và canxi vào cơ thể. Việc nạp một lượng lớn có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Gạo lứt là loại gạo đã tách vỏ và không đánh bóng được sản xuất bằng cách loại bỏ lớp ngoài – vỏ của hạt gạo. Quy trình này giúp gạo lứt giữ được giá trị dinh dưỡng cao. Nó dai hơn so với gạo trắng và có hương vị hấp dẫn. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, xem có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

1. Tìm hiểu về gạo lứt

Gạo lứt có được màu sắc, hương vị và kết cấu từ các lớp cám còn sót lại trên gạo khi trải qua quá trình xát vỏ. Nó được xay trong thời gian ngắn hơn so với gạo trắng, đó là lý do tại sao nó vẫn giữ được lớp cám và được biết đến là một nguồn chất xơ lành mạnh. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng nên gạo lứt được coi là sự lựa chọn lành mạnh hơn gạo trắng

Gạo lứt chứa thành phần dinh dưỡng tốt hơn đáng kể so với gạo trắng. Gạo lứt sở hữu các khoáng chất như selen, canxi, mangan và magiê có trong gạo trắng ở dạng vi lượng hoặc hoàn toàn không có. Hơn nữa, gạo lứt là một nguồn giàu chất xơ và folate, cả hai đều không có trong gạo trắng và có ít calo và carbs hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem có nên ăn gạo lứt hàng ngày.

>> Xem thêm: Cách giảm mỡ bụng bằng gạo lứt

2. Phân loại gạo lứt, so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Có các tiêu chí phân loại gạo lứt như sau:

2.1 Phân loại theo chất lượng gạo

Tương tự như các loại gạo nấu hàng ngày và điểm khác biệt duy nhất là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu trắng ngà bên ngoài. Có nhiều loại gạo lứt khác nhau: Gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt trung bình và gạo lứt hạt dài.

2.2 Phân loại màu sắc

Gạo lứt thường có 3 màu chính: trắng ngà, đỏ và đen. Màu sắc của gạo do lớp cám bên ngoài quyết định. Đặc biệt:

  • Gạo lứt trắng: Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất, phù hợp với nhiều đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
  • Gạo lứt đỏ: thường có màu nâu đỏ và khi nấu chín khá dẻo. Gạo lứt đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid,… Đây là thực phẩm thích hợp cho những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người già, người ăn chay,
  • Gạo lứt đen: Gạo lứt đen [gạo lứt tím] chứa nhiều chất xơ và các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, đồng thời rất ít đường. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.

Có nhiều loại gạo lứt khác nhau và chúng đều rất bổ dưỡng. Các gia đình nên đa dạng thực phẩm vì nó sẽ giúp chăm sóc sức khỏe chủ động một cách tốt nhất.

3. Có nên ăn gạo lứt hàng ngày

Nếu gạo là lương thực chính trong chế độ ăn uống của bạn, có lẽ bạn đang tự hỏi liệu có nên ăn gạo lứt hàng ngày. Câu trả lời ngắn gọn là: Nó phụ thuộc vào người bạn hỏi. Một số người nói rằng gạo lứt có rất nhiều lợi ích khiến nó trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn gạo lứt hàng ngày có thể là một lựa chọn tốt hơn ăn gạo trắng. Sự vượt trội về mặt dinh dưỡng khiến cho gạo lứt trở thành một lựa chọn lành mạnh và có lợi hơn nhiều. Ngũ cốc nguyên hạt được biết đến là có lợi hơn cho sức khỏe nói chung, và lượng khoáng chất dồi dào trong gạo lứt có thể giúp giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và đầy đủ chức năng.

Bạn có thể tham khảo những công dụng của gạo lứt ở dưới đây để có quyết định chính xác nhất.

>> Xem thêm: Chiến thần trong “làng” dinh dưỡng

4. Công dụng của gạo lứt

4.1 Giảm cân

Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến sự bùng nổ của gạo lứt trên thị trường Ấn Độ là liên quan đến việc giảm cân của nó. Gạo lứt thực sự có thể hỗ trợ giảm cân, và đó là vì hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp bạn no lâu hơn và cũng giúp điều chỉnh các hormone liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn, do đó làm giảm mức độ hormone đói. Do đó, gạo lứt giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn, hỗ trợ giảm cân về lâu dài.

>> Xem thêm: 5 phút học cách giảm mỡ bụng cho người ăn ít vẫn béo, thừa cân, eo “bồng bềnh”

4.2 Kiểm soát tình trạng tiểu đường

Đây sẽ là loại thực phẩm giúp bạn trả lời câu hỏi “Tiểu đường ăn gì thay cơm“. Tác nhân chính của bệnh tiểu đường là carbohydrate, cao hơn nhiều trong gạo trắng. Với hàm lượng carbohydrate thấp, tác động của gạo lứt đối với lượng đường trong máu và mức insulin là tối thiểu, và những người mắc bệnh tiểu đường có thể được hưởng lợi bằng cách ăn gạo lứt hàng ngày. Gạo lứt thậm chí còn có chỉ số đường huyết [GI] thấp hơn gạo trắng, có nghĩa là nó được tiêu hóa chậm hơn, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn.

>> Xem thêm: 6 triệu trứng tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần nhớ

4.4 Giảm cholesterol

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu. Hơn nữa, cám gạo cũng có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL, và với phần cám còn nguyên trong gạo lứt, nó tăng gấp đôi như một phương thuốc giảm cholesterol tự nhiên.

5. Các món chế biến từ gạo lứt

5.1 Cơm cuộn gạo lứt

Món cơm cuộn có xuất xứ từ xứ sở Hàn Quốc đầy lộng lẫy tuy nhiên khi món ăn về đến Việt Nam đã tạo được cơn sốt ở trong giới trẻ lẫn tất cả mọi người.
Cốt lõi để làm nên thành công của món ăn đó chính là nhờ sự dẻo mềm của các hạt cơm kết dính lại với nhau rồi đem cuộn lại thành những khoanh tròn với các nguyên liệu khác.

5.1 Trà gạo lứt

Ngoài việc là 1 món ăn đầy bổ dưỡng thì gạo lứt còn gây được sự bất ngờ rất lớn bằng việc góp mặt trong các món thức uống. Vậy sự xuất hiện này tại sao lại được chú ý đến thế, tất cả cũng có nguyên do của nó, muốn tìm câu trả lời thì hãy để món trà gạo lứt trả lời nhé.
Đây là món trà góp phần không nhỏ trong quá trình làm đẹp cũng như giảm cân cực kì hiệu quả cho các chị em phụ nữ. Cho nên cũng không quá khó hiểu khi món trà này được rất nhiều người săn đón.

5.3 Cơm gạo lứt muối mè

Nếu nghĩ rằng khi nhắc đến muối mè chỉ được kết hợp cùng những hạt gạo trắng thơm nức mũi mới đem lại sự hoàn hảo thì đừng nên vội kết luận mà lập tức xem ngay qua món cơm gạo lứt muối mè – món ăn đậm chất dân dã này nhé.
Món ăn hoàn thành điều đầu tiên cuốn hút mọi người đó là hương thơm nức mũi của gạo lứt, mè rang và đậu phộng cùng quyện vào nhau 1 cách thật đặc biệt.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên ăn gạo lứt hàng ngày”. Cũng qua bài viết bạn được cung cấp thêm những kiến thức về gạo lứt như: phân loại gạo lứt, công dụng của gạo lứt …

Ăn gạo lứt tốt như thế nào?

Tiêu thụ nhiều gạo lứt giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành. Không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ, gạo lứt còn chứa lignans, đây cũng là hợp chất có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bao gồm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm độ cứng của động mạch.

Ngày nào cũng ăn gạo lứt có tốt không?

Không nên ăn gạo lứt quá thường xuyên mà chỉ cần ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, xen kẽ với gạo trắng. Còn đối với những đối tượng không nên ăn gạo lứt kể trên thì nên hạn chế tối đa việc ăn gạo lứt hoặc phải cách chế biến phù hợp, nếu không sẽ gây hại đến cơ thể hoặc suy dinh dưỡng.

Ăn gạo lứt có tác dụng gì không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thùy Trang - Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec - Sao Phương Đông, nếu bạn ăn cơm gạo lứt đúng cách thì sẽ nhận lại được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Giảm cân an toàn, hiệu quả; Kiểm soát lượng đường trong máu; Giảm các cholesterol xấu; Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa; Ngăn ngừa bệnh sỏi ...

Ăn cơm gạo lứt đó có tác dụng gì?

SKĐS - Nước gạo lứt đỏ không chỉ có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, duy trì vóc dáng mà còn có tác dụng đặc biệt giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư,… G ạo lứt đỏ từ xưa đến nay vẫn luôn được biết đến là nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho sức khỏe và sắc đẹp.

Chủ Đề