Gateron Yellow switch đánh giá

Kể cả người mới lẫn dân chơi bàn phím cơ đã lâu, hầu hết đều bị ám ảnh bởi cái tên Cherry MX. Dòng switch kinh điển này đã tạo ra tiếng vang và các bóng quá lớn trong một thời gian quá dài, làm cho những thương hiệu sau đó bị lu mờ. Kể cả bây giờ,khi hàng loạt kiểu switch clones ra đời và rất nhiều nhà sản xuất mới gia nhập thị trường switch thì Cherry vẫn là cái tên đầu tiên trong tiềm thức người dùng.

Nhưng có chơi nhiều thì sẽ biết. Thực tế có rất cái tên switch không phải Cherry MX và cũng có giá thành rẻ hơn mà chất lượng thì không hề kém cạnh. Trong đó phân làm hai dòng: một dòng là clones của switch Cherry, một dòng là các bạn switch có cấu tạo riêng không phải là bản sao của Cherry.

Dòng switch clones của Cherry MX

Ai đã từng theo dõi banphimco, chắc cũng đã biết qua series Danh sách các switch clones của Cherry MX dài đến những 3 phần (Phần 1  Phần 2  Phần 3). Tóm tắt lại cho gọn: switch clones là bản sao của dòng switch Cherry MX vốn đã nổi tiếng từ lâu. Mấy em này có thương hiệu khác nhau nhưng về cấu tạo, cách phân chia màu sắc và đặc tính gõ riêng của mỗi màu đa phần na ná giống các dòng switch Cherry MX. Vì thừa hưởng kinh nghiệm của người đi trước và làm theo giống vậy, cho nên nhanh chóng được người dùng đón nhận và làm quen. Trở ngại duy nhất của các dòng switch này là thường bị đem ra so sánh với bản gốc của Cherry MX. Theo thời gian các thương hiệu clone switch lớn cũng đã tự khẳng định được vị trí của mình bằng cả chất lượng, cảm giác gõ và độ bền. Một số ít còn vượt lên trên đường đua chung khi làm ra một số loại switch đặc biệt, khác hẳn với dòng sản phẩn clones ban đầu, để mang đến cho người dùng trải nghiệm gõ khác biệt và đa dạng. Anh em hoàn toàn có thể tin dùng bàn phím cơ dùng các tên tuổi switch sau đây:

1/ Gateron switch

Gateron Yellow switch đánh giá

Gateron chỉ đứng sau Cherry switch trong danh sách các hãng switch cơ truyền thống được ưa chuộng trên thị trường.

Giờ mà nói đến switch cơ truyền thống nổi tiếng thì sau Cherry nhất định phải là tên Gateron. Gateron là sản phẩm của công ty Công nghệ điện tử HuiZhou Gateron Eletronic Technology Ltd.Co, Trung Quốc, nổi tiếng với hai dòng switch chính là Gateron và Zealios. Trong đó Gateron bám sát nguyên mẫu Cherry MX và được xem là đại diện chất lượng cao của dòng switch clones. Cảm giác bấm của Cherry MX và Gateron hầu như y chang nhau, sự khác biệt nếu có cũng là rất nhỏ và cực kỳ khó nhận ra í, chỉ có dân chuyên nhiều năm trong nghề thì mới cảm nhận được, còn lại tay ngang thì như nhau cả.

Điểm đặc biệt của thương hiệu switch Gateron nằm ở dòng switch Linear (Red 45g. Black 50g. Clear 35g) với lực gõ cực nhẹ và cho cảm giác bấm trơn mượt tự nhiên. Nhiều người thậm chí còn thích phiên bản Black của Gateron hơn của Cherry vì cảm giác êm mượt không tì vết.

Gateron Yellow switch đánh giá

Gateron ink switch đặc biệt từ hình dáng bên ngoài, cấu trúc bên trong và cả cảm giác gõ mang lại

Ngoài dòng switch clones truyền thống, Gateron còn liên tục đổi mới cho ra hàng loạt các sản phẩm mới thức thời như Gateron optical, Gateron milky yellow, Gateron ink, Gateron yellow với cảm giác gõ khá cá tính và khác biệt, đặc biệt là Gateron optical và Gateron ink với hình dáng thú vị, trơn nhẹ mềm mượt phải nói là bất ngờ.

Còn một dòng switch nữa được Gateron sản xuất riêng khi hợp tác với ZealPC là Zealios. Đây là dòng switch có giá thành khá đắt, hơi kén người dùng, có cách lắp đặt cũng khác, thuộc dạng Tacticle (lực bấm 62g/ 65g/ 67g hoặc 68g) thường được dùng cho dân chơi bàn phím cơ custom, chứ còn người thường thì ít thấy xài.

2/ Kailh switch

Gateron Yellow switch đánh giá

Đứng thứ ba trong danh sách các dòng switch clones nổi tiếng chính là Kailh. Gia đình Kailh có khá nhiều chủng loại với các dòng, màu sắc khác nhau cho ra thông số và đặc tính cũng khác nhiều ít nhiều (đa dạng và cũng khá là khó lựa chọn hơn phiên bản gốc là Cherry MX switch). Điểm đặc biệt của switch Kailh nằm ở dòng Clicky: đa dạng, với nhiều lực bấm, cảm giác gõ khác nhau chút ít, âm thanh phát ra sắc sảo và vừa phải có khi còn nghe đã tai hơn Cherry. Điểm đặc biệt thứ hai nằm ở dòng Kailh Speed và Kailh Speed Pro có cấu tạo đặc biệt cho quãng truyền động ngắn, phím cực nhạy, có thể tăng tốc độ gõ 30-50% so với switch gốc. Bàn tay như lướt trên phím.

Gateron Yellow switch đánh giá

Dòng switch Kailh box cho cảm giác gõ rất giống với Cherry và thậm chí có độ bền còn cao hơn với thiết kế dạng hộp bảo vệ đặc biệt.

Mới đầu switch clones thế hệ F1 của Kailh vẫn chưa hoàn thiện, cho cảm giác gõ hơi sạn và chai chai, không được mượt mà tự nhiên như Cherry. Sau đó với loạt cải tiến cho ra dòng Kailh box switch rất thú vị, được đánh giá là một 9 một 10 với Cherry và còn có khả năng chống bụi đặc biệt (là switch clones Cherry nhưng có trang bị thêm hộp chứa lá đồng riêng để chống nước vào gây chập mạch và có thành bao quanh phần chữ thập để chống bụi vào switch).

Ngoài các dòng switch chính hãng ra thì Kailh còn nổi tiếng vì là hãng gia công độc quyền cho các switch nằm dưới bàn phím cơ Razer. Thương hiệu này thì quá quen thuộc rồi, không ai trong giới chơi game mà không biết. Sự hợp tác này cũng đã giúp mở rộng thị trường, độ nhận biết và thay đổi cái nhìn của mọi người dành cho switch Kailh rất nhiều.

3/ Outemu switch

Gateron Yellow switch đánh giá

Switch Outemu và các phiên bản clones của Cherry MX switch

Một trong ba thương hiệu switch clones nổi tiếng hiện nay, được làm ra bởi tập đoàn Gaote, Trung Quốc. Nói đúng ra thì trước đây không nhiều người biết tới switch Outemu đâu, nhưng mọi chuyện thay đổi hẳn từ khi switch Outemu được E-Dra, thương hiệu bàn phím cơ thuần Việt mới nổi lên những năm gần đây, tin dùng và đặt hàng độc quyền cho các sản phẩm bàn phím của họ.

Lúc đầu người nào có từng dùng qua hay bảo switch Outemu đôi khi cho lực bấm không đồng đều và cảm giác hơi xộc xệch khi ấn phím xuống. Nhưng hiện giờ qua nhiều công đoạn cải tiến và cập nhật, các phiên bản switch Outemu vài năm gần đây đã trở nên hoàn thiện hơn và nhận được khá nhiều lời khen tặng từ dân chơi.

Đặc điểm nổi trội của các switch Outemu là có phần vỏ làm bằng polycarbonate nên tương thích rất tốt với các hiệu ứng từ LED. Xét về cảm giác gõ thì các swith tacticle của Outemu được đánh giá là có độ khấc hơi gắt và sắc sảo, cảm giác hơi khô ráp hơn một chút so với tacticle Cherry MX. Outemu Linear thì mềm mượt đáng tin cậy. Còn dạng clicky thì cho âm thanh rõ và to hơn dòng Cherry MX. Thành thật mà nói thì không thể nào cho cảm giác gõ tốt như Cherry được, nhưng với các bàn phím cơ có giá bèo chỉ vài trăm nghìn thì chất lượng và độ bền như em nó là đã ok lắm rồi.

Dòng switch riêng không phải clones của Cherry MX, có giá và chất lượng tốt so kè chuẩn với Cherry

Ba cái tên nổi tiếng ở trên là switch do công ty chuyên về switch làm ra dựa trên nguyên bản switch Cherry MX kinh điển. Còn bây giờ mình sẽ nói tới các loại switch do các công ty chuyên gaming gear làm ra dùng riêng cho sản phẩm bàn phím cơ của mình. Các switch này đa phần đều có cá tính riêng, cho cảm giác gõ rất đặc trưng, vừa tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm chính của công ty, vừa để lần nữa đánh dấu thương hiệu và thu hút nhóm khách hàng trung thành.

AKKO switch

Akko là thương hiệu Trung Quốc, vốn nổi tiếng là nhà sản xuất keycap từ bình dân tới cao cấp. Và khi hãng quyết định mở rộng sang hướng làm bàn phím cơ thì đồng thời cũng dùng hai loại switch: Một là dòng bàn phím cơ dùng switch Cherry, hai là dòng bàn phím cơ dùng switch Akko. Theo đánh giá của nhiều người dùng thì switch Akko giá thành rẻ hơn switch Cherry (vì bàn phím Akko dùng switch Cherry giá cao hơn hẳn), chất lượng khá ổn, bề ngoài thanh mảnh, đẹp, dùng chất liệu ok, các thành phần kết nối khá tinh xảo. Đặc biệt cảm giác gõ nhẹ nhàng cái nào ra cái đó dù không so sánh được với Cherry switch. Nếu có cơ hội anh em nên mua dùng thử, đẹp, bền, rẻ.

Gateron Yellow switch đánh giá

Switch Akko bên dưới bàn phím cơ Akko có chất lượng gõ không thua gì Cherry nhé

Steelseries QS1 switch

Đây là loại switch dùng bên dưới các bàn phím cơ SteelSeries, có tên Steelseries QS1, là sản phẩm đặc hàng riêng từ nhà sản xuất Kailh. Điểm đặc biệt của các switch này là có lực ấn nhẹ, hành trình ngắn, mềm mượt, không có khấc tacticle. Nhất là xuyên led cực tốt. Trong khi nhiều người hài lòng về cảm giác gõ nhẹ nhàng em này mang lại thì có một số cho rằng cảm giác gõ hơi lỏng lẻo, hơi giống giống kiểu màng cao su và không thể thay keycap khi cần. Nhưng nhìn chung đây vẫn là một lựa chọn tốt nếu bạn là fan trung thành của dòng bàn phím Steelseries.

Gateron Yellow switch đánh giá

Cấu tạo đặc biệt của Steelseries QS1 bị một số chê là hơi giống màng cao su, nhưng vẫn cho trải nghiệm bấm đã tay và hoàn toàn tương xứng với tầm giá

Logitech Romer-G

Đây là switch độc quyền của Logitech, thành quả kết hợp giữa Logitech và Omron. Điểm nhấn chính trong các dòng switch Logitech Romer-G chính là switch màu xanh blue. Được cho là thành công nhất trong các switch nhà-làm và có thiết kế đặc biệt tối ưu để chơi game, switch Blue có hành trình phím 3mm nhưng điểm kích hoạt chỉ có 1,5mm và lực ấn 45g, siêu nhạy và tốc độ phù hợp với gamer. Đi kèm là độ xúc giác vừa phải, âm thanh hợp lý không to không nhỏ. Nếu so kè với Cherry thì rõ ràng em Romer-G này cho tốc độ gõ nhanh hơn 25% nhưng vẫn thua dòng Cherry Speed một chút. Một điểm hay khác: nhờ vào thiết kế đặc biệt nên các switch Romer-G có khả năng xuyên led rất hiệu quả, độ tập trung cao, rõ ràng tốt hơn hẳn Cherry về khoản này.

Gateron Yellow switch đánh giá

Dòng switch Romer-G độc quyền của Logitech

Switch Razer

Loạt các sản phẩm bàn phím cơ của Razer được biết đến với loại switch độc quyền, vốn là đặt hàng của Razer với Kailh, và khi mang về nha, toàn bộ switch sẽ được qua một vài tinh chỉnh nho nhỏ từ chính hãng để tối ưu hóa các cảm giác gõ khác nhau cho người dùng. Có 3 loại switch trong gia đình Razer:

  • Razer Green: tacticle & clicky, điểm truyền động 1.9mm
  • Razer Orange: tacticle & silent, điểm truyền động 1.9mm
  • Razer Yellow: linear & silent, điểm truyền động 1.2mm

Razer switch phải nói là kiệt tác sáng tạo, khi tất cả mọi thông số và đặc tính đều rất đặc trưng, luôn là điểm giữa các ưu điểm của hai dòng Cherry switch gần giống nhau. Ví dụ như Razer Yellow cho cảm giác bấm nhẹ tay, tốc độ và độ bền cao, lực nhấn rơi vào đâu đó khoảng giữa Cherry Red & Cherry Speed. Chắc không cần phải nói thêm nhiều nữa vì Razer thì anh em đã biết là quá nổi tiếng về các model bàn phím cơ chuyên trị game rồi thì switch độc quyền của em nó phải gì và này nọ thế nào mới tương xứng cơ chứ.

Gateron Yellow switch đánh giá

Alpha-Zulu Linear switch

Đây là loại switch dùng cho bàn phím DAS keyboard Division X40, là đặt hàng riêng của hãng bàn phím cơ cao cấp này với Cherry. Có lực ấn 45g, hành trình mượt không có khấc và âm thanh. Switch này cũng có thiết kế khá đặc biệt chuyên dành chơi game, cho cảm giác bấm nhẹ và trơn giúp người dùng tăng tốc độ bấm nhanh nhất có thể.

Gateron Yellow switch đánh giá

Lời kết

Giờ thì thế giới vẫn chỉ phân chia làm hai loại: Cherry và không phải Cherry. Đa phần người dùng bàn phím cơ tìm đến Cherry vừa là mua switch vừa là mua niềm tin. Một dạng sản phẩm lâu đời được bảo chứng nhiều năm, không thể là có lỗi hay sai khác được. Và vô tình mình đã tự bỏ qua nhiều cơ hội để thử và trải nghiệm một số cảm giác gõ hay ho khác. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho anh em những thông tin hữu ích. Khi nào có thời gian hãy thử mua một chiếc bàn phím cơ không phải switch Cherry về dùng thử. Có khi sẽ tìm thấy một thứ thật sự phù hợp với mình hơn đấy.

Video liên quan