Ghét của nào trời trao của đó có thật không

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã biết câu này. Có lẽ như là nói con tạo oái ăm [và mình cũng chẳng hiểu tại sao người ta gọi Ông Trời là “con tạo” – “con tạo” là tiếng gọi “Tạo hóa” hay “Ông Trời” với ý trách móc – Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo xoay vần đến đâu [Kiều]. Khi vui thì là “Ông Trời” khi bực thì Ông Trời bị biến thành gái và nhỏ tuổi – con tạo].

Mình đã từng nghe nhiều người nói: “Tôi ghét đàn ông trung kỳ, rốt cuộc lấy chồng người trung. Đúng là ghét của nào trời trao của nấy,” hay “Tôi ghét luật sư, lấy ngay thằng cha luật sư làm chồng, thế có chết không chứ?”

Các bạn, mình lý giải thế này. Anh chàng này thích cô này và tiến đến làm quen. Cô này vốn ghét trung kỳ [hay luật sư] nên lạnh lùng chẳng muốn ân cần nói chuyện, nhìn người ta chỉ bằng nửa con mắt, và mặt thì như polar cap [nắp đậy Bắc Cực]. Và thói đời là, chị nào càng kiêu kì càng lạnh lùng thì lại càng kích thích đàn ông chinh phục. Em lạnh lùng và cao xa như đỉnh Everest băng tuyết, thế thì anh cũng xin được phá kỷ lục làm người hùng leo núi chinh phục đỉnh Everest, em ơi. Em có thể chê anh và bỏ đi, nhưng em chẳng đi xa anh được, vì anh nhất định theo em đến mọi nơi tận cùng của trái đất… la la là lá la là… Anh đã chẳng được sinh ra để bỏ cuộc, nhất là trước một công chúa tuyệt đẹp mà lạnh lùng như em… Thế là các bạn đã biết câu chuyện kết thúc ra sao.

Nhưng quan trọng hơn nữa là Luật Hấp Dẫn đó các bạn. Nếu ta nói hay nghĩ về điều gì thường xuyên, thì ta sẽ kéo điều đó vào. Ví dụ:

– “Con dốt quá, lúc nào cũng đứng chót lớp. Chăm học lên nhé, không thì lớn chỉ đi chăn bò.” Dạy con mà như thế thì con sẽ tin là nó dốt và lớn lên chỉ được đi chăn bò. Con chẳng thể giỏi được.

– “Mình phải ăn uống kiêng cử cho người khỏi béo.” Nói thế tức là mình đang cảm thấy mình béo. Vì vậy, mình hay cảm thấy người nặng nề, mệt mỏi, không thích hoạt động, và do đó thành béo thật.

– “Con trai lớp này ngố quá. Để chị hai học cho các em sợ.” Vì nói vậy, nên “chị Hai” học dữ quá, siêu quá, và chúng nó sợ thật.

Luật Hấp Dẫn cũng là một dạng tự kỷ ám thị, hay còn gọi là tự thôi miên. Mình tự bảo chính mình một điều gì đó thường xuyên, thì điều đó sẽ trở thành sự thật. Ví dụ: Mình tự bảo mình, “Mình sẽ thành đại gia buôn vải.” Mình nói thế mãi thì càng ngày mình càng tin mình sẽ là đại gia buôn vải, và vì thế mình cứ thích lân la các hàng vải để nhìn ngắm, sờ mó vải, đọc đủ thứ tài liệu trên Internet về vải, làm vải, dùng vải, mua vải, bán vải… Nếu cứ tiếp tục mãi như thế thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ vào nghiệp buôn vải và sẽ thành đại gia vải.

Luật Hấp Dẫn chẳng là một luật gì bí ẩn và huyền hoặc như thiên hạ nói. Nó chỉ là một quy luật tâm lý rất dễ hiểu và rất hiệu quả – vì Luật Hấp Dẫn bắt đầu bằng “thuyết phục chính mình”. Khi bạn được/bị thuyết phục là bạn sẽ là gì đó, thì tự nhiên bạn sẽ hướng đời bạn đến điều đó.

Luật Hấp Dẫn và Tự kỉ ám thị cũng là một hình thức của Hiệu ứng Pygmalion.

Nói tóm lại là: Bạn nói/nghĩ về điều gì thường xuyên, điều đó sẽ thành sự thật cho bạn. Cho nên hãy để ý đến những gì bạn nói/viết/làm/nghĩ. Đừng nói gì, viết gì, làm gì, nghĩ gì tiêu cực. Và bạn dễ tiêu cực hơn bạn nghĩ: “Con đừng ăn nhiều, sẽ bị béo.” Đó là tích cực hay tiêu cực? Có thể bạn nghĩ nói thế là tích cực. Nhưng “béo” là tiêu cực, và do đó nó là câu tiêu cực, sẽ kéo “béo” đến với con bạn. Bạn thử lý giải rõ ràng tại sao nhé!

Con xin đảnh lễ Thầy! Thầy ơi! Con không biết phải làm sao đối với những người nóng nảy, cố chấp bảo thủ mà độc quyền nữa? Năm nay con gần 30 tuổi mà vẫn bị quản lý giám sát như một đứa trẻ trong cuộc sống bạn bè gia đình.

Thầy à. Có phải sinh ra lớn lên là phải lấy chồng không? Phải chịu quy luật xã hội không? Phải vâng lời như con rô-bốt không?

Con không thích lấy chồng, con thích tự do vừa làm kinh tế, học những bài học của bản thân, nếu có được duyên lành xin được xuất gia.

Con đã im lặng chịu đựng nhưng càng lúc hình như càng vô lý hơn. Bây giờ con vẫn buồn.

Bạch Thầy hãy cho con lời khuyên. Con xin cảm ơn Thầy.

Ảnh minh hoạ.

Trả lời:

Coi chừng "ghét của nào trời trao của ấy" đó!

Khi con thích một điều gì thì con đương nhiên gặp phải đối lực của những người không thích điều ấy. Do đó vấn đề không phải là thích hay không thích mà là con có thấy ra sự thật của việc mình thích hay không thích ấy không.

Nếu con thấy rõ sự thật thì việc phải gặp chống đối không còn quan trọng nữa. Ví như con biết rõ đây là vàng thì dù người ta nói không phải vàng cũng đâu có sao.

Nếu không phải vì con không thích hôn nhân mà vì con biết rõ sự thật về hôn nhân gia đình thì con có quyền chấp nhận hay không chấp nhận nó, không ai ép buộc con được.

Vậy vấn đề còn lại phải chăng là con sợ người trên nóng nảy, cố chấp và quyền lực hơn là yêu hay trọng sự thật?...

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Tại sao lại ghét của nào trời trao của ấy?

Trả lời: Coi chừng "ghét của nào trời trao của ấy" đó! Khi con thích một điều gì thì con đương nhiên gặp phải đối lực của những người không thích điều ấy. Do đó vấn đề không phải là thích hay không thích mà là con có thấy ra sự thật của việc mình thích hay không thích ấy không.

Ghét của nào trời trao của ấy tiếng Anh là gì?

The literally mean is “God will give you what you hate”.

Chủ Đề