Giá tiệc cưới white palace 2023

Tiệc cưới đã được chuẩn bị từ sáu tháng trước, đùng một cái bị nhà hàng thông báo hủy khiến khách hàng điêu đứng.

Nhà hàng Le Mekong & Dong Du trên đường Đông Du - Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Cuối tháng 6, nhà hàng Le Mekong & Dong Du ở 57 Đông Du [P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM] nhận tổ chức tiệc cưới cho anh L.H.Q. vào ngày 6-12. Để giữ chỗ, anh Q. đặt cọc 200 USD. Mọi chuyện tưởng xong, bất ngờ hai tháng sau nhà hàng Le Mekong & Dong Du gọi điện thông báo hủy bỏ giao ước, lý do nhà hàng có kế hoạch sửa chữa nâng cấp vào tháng 12. Anh Q. bắt đầu hành trình đi tìm một nơi khác.

Trong lúc chưa tìm được nơi nào vừa ý, gia đình anh Q. lại nhận được thông báo của nhà hàng là sẽ tiếp tục tổ chức tiệc cưới cho anh Q. đúng như đã thỏa thuận. Bà Nguyễn Thị Tuyết, mẹ anh Q., cho biết gia đình bà đã chuẩn bị mọi thủ tục như in thiệp, thông báo với họ hàng hai bên.

Ngày 9-12-2007 Trung tâm tiệc cưới và hội nghị White Palace đã phải chấp hành quyết định của UBND TP.HCM là tạm ngưng hoạt động, tổ chức tiệc cưới.

Ba khách hàng có hợp đồng tổ chức đám cưới tại White Palace trong ngày 9-12-2007 phản ứng dữ dội khi nhận được thông báo dời sang sân vận động Quân khu 7. Để bù đắp phần nào thiệt hại cho khách hàng, White Palace  đã cam kết miễn phí toàn bộ cho ba tiệc cưới với khoảng 2.100 thực khách.

Thương lượng không xong

Mọi việc xem như ổn thỏa và tưởng chừng sẽ không còn điều gì xảy ra thì cuối tháng 8, nhà hàng lại một lần nữa thông báo hủy bỏ cam kết và mời anh Q. cùng gia đình đến thương lượng trả lại tiền cọc. Trong buổi gặp gỡ giữa hai bên, phía nhà hàng đề nghị được thông cảm, xin trả lại số tiền cọc 200 USD và sẽ bồi thường thiệt hại 300 USD.

Bà Tuyết và anh Q. đều không đồng ý. Theo bà Tuyết, sự thiệt hại ở đây không thể đánh giá bằng tiền. Việc không suôn sẻ đã gây ra cho gia đình bà những tổn thất tinh thần. Gia đình bà không thể tìm đâu ra một nơi ưng ý đúng ngày, đúng giờ để tổ chức tiệc cưới trong khi thời gian chỉ còn hai tháng.

Ông Võ Văn Lăng, giám đốc nhà hàng Le Mekong & Dong Du, thừa nhận lỗi này thuộc về nhà hàng. Ông cho biết kế hoạch nâng cấp sửa chữa nhà hàng được hội đồng quản trị quyết định nên không thể thay đổi được. Ông đã giới thiệu bà Tuyết và anh Q. nhiều địa điểm khác có thể nhận tổ chức đúng theo thời gian. Tuy nhiên, theo bà Tuyết, việc chọn lựa một nơi phù hợp trong thời điểm cuối năm là điều không dễ. Nơi giá cả cao hơn thì kinh phí gia đình không với tới, thấp hơn thì không đạt yêu cầu.

Cuộc thương lượng không ngã ngũ. Phía nhà hàng vẫn giữ nguyên quyết định, phía khách hàng đang hết sức bối rối.

Hợp đồng không bình đẳng

Trong khi những hợp đồng giao dịch khác đều theo thông lệ, nếu đơn phương hủy hợp đồng khách hàng phải mất tiền cọc, ngược lại nếu bên cung cấp dịch vụ muốn hủy thì phải đền gấp đôi tiền cọc. Tuy nhiên với hợp đồng tiệc cưới lại không được như vậy.

Hiện nay đa phần nhà hàng tiệc cưới đều có phương cách giao ước như sau: hai bên thống nhất ngày tổ chức, số lượng khách [ước tính], đặt cọc giữ chỗ. Trước tiệc cưới khoảng 1-2 tuần [như trường hợp anh Q. là 10 ngày], khách hàng mới ký hợp đồng, chọn món ăn, gút số lượng khách mời và đưa trước 30-50% tổng giá trị hợp đồng. Khách hàng được giao ước là nếu đổi ý trong giai đoạn đầu thì mất cọc, nếu đã ký hợp đồng xong mà hủy sẽ phải đền, mức độ tùy, có nơi quy định khách phải đền tới 50%.

Ngay cả trong tình huống bất khả kháng, khách hàng cũng bị xử ép, chẳng hạn trường hợp anh G.. Anh cho biết do phải đặt tiệc trước sáu tháng, trong khi tình hình sức khỏe mẹ anh không được ổn định nên anh có thảo luận về việc nếu chẳng may có tin xấu với mẹ, anh sẽ hủy tiệc cưới. Tuy nhiên nhà hàng M [Q.1, TP.HCM] trả lời không được hủy mà chỉ có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thêm ba tháng mà thôi.

Ràng buộc đủ thứ từ phía khách, trong khi đó ngược lại hợp đồng lại thường không có bất cứ điều khoản nào về trách nhiệm của nhà hàng nếu đơn phương hủy hợp đồng.

Chị H.T. [ở Bình Thạnh, TP.HCM] đặt tiệc ở nhà hàng O cho biết khi chị đề nghị bổ sung vào hợp đồng phần trách nhiệm nhà hàng nếu không thực hiện đúng các giao kết, người quản lý không đồng ý. Anh này chỉ bảo đảm bằng miệng là “không bao giờ có chuyện đó xảy ra”, “nhà hàng chúng tôi uy tín lắm”...

Có lẽ trên thực tế thường chỉ xảy ra chuyện khách hàng hủy hợp đồng [do đổi ý, muốn chọn nhà hàng khác, do có thay đổi trong khâu tổ chức...], bên cạnh đó cũng không nhiều lắm khách hàng yêu cầu điều khoản trách nhiệm nhà hàng như chị T.. Tình trạng đó đã tạo nên một thông lệ nhiều nhà hàng làm hợp đồng kiểu “thủ” phần mình như trên. Có lẽ đã đến lúc cần thay đổi, quy định sòng phẳng trách nhiệm hai bên trong bản hợp đồng.

Nhà hàng phải thanh toán chi phí chênh lệch

Trong trường hợp hai bên đã có hợp đồng đặt tiệc, nếu phía nhà hàng từ chối việc thực hiện hợp đồng thì pháp luật quy định như sau:

- Về khoản tiền cọc: theo khoản 2 điều 358 Bộ luật dân sự, phía nhà hàng phải trả cho bên đặt tiệc tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Về nghĩa vụ do không thực hiện hợp đồng: theo khoản 1 điều 304 Bộ luật dân sự, bên đặt tiệc có quyền yêu cầu nhà hàng tiếp tục thực hiện hoặc giao cho người khác [nhà hàng khác] thực hiện công việc tổ chức tiệc cưới. Trong trường hợp yêu cầu nhà hàng khác thực hiện thì bên đặt tiệc có quyền yêu cầu nhà hàng đã hợp đồng thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Theo tôi, bên đặt tiệc có thể thuê nhà hàng khác tổ chức tiệc cưới [gồm các công việc tương tự như công việc mà nhà hàng trước từ chối làm]. Nhà hàng trước phải thanh toán chi phí chênh lệch giá nếu có, đồng thời bồi thường chi phí đã in ấn thiệp mời. Tuy nhiên, pháp luật không nêu ra vấn đề thiệt hại về tinh thần trong trường hợp nhà hàng vi phạm hợp đồng.

Luật sư Huỳnh Văn Nông

Chủ Đề