Giá trị của cảnh quan thiên nhiên

Thứ tư, 10/08/2022 08:08

TMO - Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học tại bán đảo Sơn Trà trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương đặc biệt là tạo điểm nhấn đối với hoạt động du lịch.

Bán đảo Sơn Trà [phường Thọ Quang, quận Sơn Trà] được mệnh danh là cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng thành phố với giá trị sinh học rừng, biển rất phong phú. Khu vực này là một phần của vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu, là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật độc đáo… Theo các chuyên gia, Sơn Trà có 985 loài thực vật và 287 loài động vật có xương sống ở trên cạn [36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 113 loài động vật không xương sống].

Bán đảo Sơn Trà là hệ sinh thái khép kín với 4 kiểu rừng phân theo độ cao từ trên xuống dưới, tạo môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật. Trên bán đảo có các loài chim đặc hữu bản địa như bói cá, hút mật, gà lôi, gà rừng, gà nước, sơn ca...

Thành phố Đà Nẵng đang phát huy hiệu quả giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Sơn Trà trong phát triển kinh tế-xã hội 

Với tổng diện tích vào khoảng 4.400ha, bán đảo Sơn Trà còn khoảng 20 đàn với khoảng 300 đến 350 cá thể voọc chà vá chân nâu. Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu [hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Voọc ngũ sắc] được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Với khoảng 83% số lượng voọc trong thiên nhiên của thế giới sinh sống, hệ sinh thái tại bán đảo Sơn Trà sẽ là một điểm nhấn để thu hút du lịch sinh thái, khám phá. 

Dựa trên các lợi thế hệ sinh thái rừng, biển đa dạng, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà đã xây dựng các chương trình phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, ngắm cảnh của người dân và du khách đến Bán đảo Sơn Trà như: Vòng quanh bán đảo Sơn Trà; lên rừng xuống biển; lặn ngắm san hô và câu cá cùng ngư dân; ngắm động vật hoang dã. 

Theo Quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng phấn đấu trở thành Khu du lịch quốc gia [DLQG] trước năm 2025; đến năm 2030, khu DLQG Sơn Trà sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; là một điểm đến quan trọng trên tuyến đường du lịch đường bộ và đường biển quốc gia.

Khu DLQG Sơn Trà sẽ phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về tài nguyên biển, rừng, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng biển cao cấp phục vụ thị trường có khả năng chi trả cao và du lịch văn hóa-tâm linh. Việc phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đà Nẵng.

Hệ sinh thái rừng tại bán đảo Sơn Trà là không gian bảo tồn số lượng lớn Voọc chà vá chân nâu quý hiếm trên thế giới. Ảnh: ND 

Đồng thời, Khu DLQG Sơn Trà còn phải bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên rừng, biển và phòng chống thiên tai.

Trước đó, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án Bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù gồm các loài, nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học theo hướng bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của thành phố...

Theo đó, xây dựng lộ trình để nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, đầu tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên hiện trạng như: Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân; nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn của thành phố theo hướng trở thành vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển... theo các tiêu chí quốc gia; hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách quản lý các khu bảo tồn trên cạn và dưới nước của thành phố; xây dựng, thực hiện và nhân rộng các mô hình, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn gen có giá trị...

Trong thời gian tới, nhằm phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, phát triển và bảo vệ diện tích rừng, bán đảo Sơn Trà sẽ được phủ thêm tím của hoa thàn mát và bằng lăng. Mới đây, UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch trồng cây xanh tạo đặc trưng trên báo đảo Sơn Trà với kinh phí 8 tỷ đồng. 

Theo kế hoạch được phê duyệt, việc trồng cây xanh tạo đặc trưng trên bán đảo Sơn Trà được thực hiện theo lộ trình từ năm 2022 đến 2025. Trong đó, tổng chiều dài các tuyến được trồng cây là 13,146km gồm: Tuyến 1: Tiên Sa - đỉnh Bàn Cờ [hơn 5,6km]; Tuyến 2: Trạm DRT-chòi Vọng Cảnh [2 km]; Tuyến 3: Hồ Xanh-Bãi Bắc [hơn 5,4km]. Cùng với đó, 0,1ha tại khu vực Đỉnh Bàn Cờ được trồng tập trung.

Thành phố Đà Nẵng lên kế hoạch trồng cây thàn mát và bằng lăng nhằm phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên tại bán đảo Sơn Trà 

Các loại cây được trồng gồm thàn mát và bằng lăng tím. Các cây sẽ được trồng dọc các tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà, cứ 1 cây thàn mát đến 1 cây bằng lăng tím, mỗi cây cách nhau 5m. Điểm trồng tập trung tại Đỉnh Bàn Cờ trồng thuần cây thàn mát, cây cách cây, hàng cách hàng 5mx5m.

Cây thàn mát được đánh giá cao về khả năng sinh trưởng, cho hoa rất đẹp, có thể trồng trên một số tuyến đường để trở thành điểm nhấn đặc sắc cho du khách đến thưởng ngoạn trong khoảng tháng 4 đầu tháng 5. Tuy nhiên, hoa thàn mát chỉ nở rộ trong một thời gian ngắn khoảng 15 ngày. Vì vậy, trồng xen kẽ cây hoa bằng lăng tím để kéo dài thời gian nở hoa tại các tuyến đường trên bán đảo.

Trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng hướng tới mục tiêu phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trong phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà. Quan điểm của thành phố về bán đảo Sơn Trà là phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa tâm linh. 

Nguyễn Lan 

Định nghĩa cảnh quan - Các yếu tố đặc trưng của cảnh quan

Cảnh quan là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên, vật lý, con người, được nhìn nhận bằng các giác quan của con người. 

Yếu tố tự nhiên: ánh sáng, thời tiết

Yếu tố con người: là những yếu tố mà con người sử dụng hoặc tác động như công trình, tòa nhà, các kết cấu kiến trúc…

Yếu tố vật lý: những yếu tố cấu thành chính nên cảnh quan như địa hình, đồi núi, sông ngòi, biển cả, suối, dòng chảy, đất đai, thảm thực vật

Yếu tố sinh vật: sinh vật sống gồm động, thực vật, con người hiện hữu trên khu vực.

Thuật ngữ cảnh quan còn được gọi là “landscape” và nó phản ánh một đời sống của thiên nhiên, cây cối hoặc cuộc sống của người bản địa ngay tại khu vực đó. Được chia làm 2 phân loại chính:

Cảnh quan tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên, là sự hình thành ngẫu nhiên bởi các yếu tố địa lý, khí hậu, sinh vật, không có sự tác động của con người.

Cảnh quan nhân tạo: Do con người tạo nên bằng sự tài hoa, khéo léo, có chủ đề và phong cách nhất định, làm biến đổi quan cảnh gốc của thiên nhiên thành quan cảnh mới theo ý con người.

Ngoài ra, cảnh quan cũng có thể được phân loại dựa trên đặc trưng những đặc địa lý, kết cấu: Cảnh quan vùng cực, cảnh quan vùng núi, cảnh quan sa mạc, cảnh quan biển đảo và ven biển, cảnh quan rừng [rừng ôn đới, nhiệt đới], cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan công nghiệp, cảnh quan dân cư…

Kiến trúc cảnh quan là một khía cạnh nghiên cứu khoa học, kết hợp cùng với nghệ thuật [hội họa, điêu khắc…] và một số ngành chuyên môn khác để tạo nên cảnh quan đẹp mắt, hài hòa và cân bằng trong mối quan hệ giữa 3 yếu tố quan trọng: con người – thiên nhiên – kiến trúc.

Vai trò quan trọng của kiến trúc cảnh quan

Thiết kế và thi công cảnh quan sân vườn đóng vai trò rất quan trọng với cả con người lẫn môi trường tự nhiên.

Làm mềm hóa các công trình, kiến trúc: giúp khu vực đô thị với nhiều hạ tầng kỹ thuật trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn, không bị khô cứng và cô lập, tạo điểm nhấn xanh mát, nghệ thuật cho toàn bộ công trình.

Không gian trong lành: Tạo sự trong lành cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, giúp con người trong khu vực cảnh quan sống lành mạnh, tích cực và năng động hơn.

Giảm ô nhiễm môi trường: Giúp bảo vệ môi trường, giảm khói bụi, khí thải độc hại, ngăn tiếng ồn, tái tạo thiên nhiên làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Phát triển kinh tế: Cảnh quan sân vườn giúp chuyển đổi hạ tầng xuống cấp thành nâng cấp, thúc đẩy xây dựng những dự án thông minh khác, thu hút du lịch…

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và tiêu chuẩn sống của con người ngày càng cao, thiết kế cảnh quan trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng, mang lại những đóng góp có giá trị cao cho đời sống con người và sự phát triển của xã hội.

SGL - Saigon Landscape, công ty thiết kế thi công cảnh quan sân vườn nổi bật

Được thành lập vào năm 2012 bởi nhà thiết kế cảnh quan nổi tiếng Trần Triệu Vỹ, hoạt động với sứ mệnh không chỉ mang đến cho các căn nhà Việt những mảng xanh, tiểu cảnh đẹp mắt. Mà hơn thế, SGL muốn mang đến cho chủ nhà những tác phẩm nghệ thuật, tôn lên kiến trúc tổng thể. Là không gian thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi của cả gia đình.

CEO Trần Triệu Vỹ: “Mỗi dự án phải thực sự là tác phẩm nghệ thuật”

Với tầm nhìn trở công ty hàng đầu dịch vụ thiết kế & thi công vườn phong cách Nhật cho các căn biệt thự cao cấp tại Việt Nam. SGL tự tin mang đến các khu vườn Nhật hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên, triết ký và cá nhân hóa theo phong cách sống của chủ nhà – tất cả tạo nên một không gian sống hài hòa, độc đáo và đáng tự hào.

Video liên quan

Chủ Đề