Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

Trong lĩnh vực kinh tế hay triết học có lẽ mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ “giá trị hàng hóa”. Bất cứ một mặt hàng hóa nào cũng đều có những giá trị nhất định. Vậy giá trị hàng hóa là gì? Các yếu tố cấu thành là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong chia sẻ của Khóa Luận Tốt Nghiệp sau đây.

Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

1. Giá trị hàng hóa là gì?

Giá trị hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa đó. Hay hiểu một cách đơn giản thì giá trị của hàng hóa chính là giá trị lượng lao động mà người sản xuất đã bỏ ra. Chúng được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

2. Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hóa do rất nhiều các yếu tố cấu thành cụ thể như sau:

  • Lượng giá trị của hàng hóa (như đã nêu trên) là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa đó bằng thời gian lao động.
  • Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là khác nhau bởi mỗi người có một tay nghề riêng.
  • Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.
  • Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa cụ thể như sau:

Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

3.1. Năng suất lao động

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa là gì? Đó chính là năng suất lao động, nghĩa là năng lực của người lao động. Chúng được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian nhất định. Hay chính là khoảng thời gian để có thể tạo ra được 1 sản phẩm. 

Khi năng suất lao động tăng lên thì chắc chắn số lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, lượng giá trị sản phẩm có thể sẽ giảm đi kéo theo đó năng suất lao động sẽ tỉ lệ nghịch với lượng hàng hóa.

3.2. Cường độ lao động

Cường độ lao động cũng ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa. Cường độ lao động được hiểu là mức độ hao phí lao động trên 1 đơn vị thời gian nhất định. Nếu cường độ lao động tăng lên thì đồng nghĩa với số lượng sản phẩm cũng tăng lên và thời gian lao động xã hội cần thiết nhất. Chính vì vậy, giá trị của hàng hóa không có sự thay đổi.

Nếu tăng cường độ lao động hay mà kéo dài thời gian lao động thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Bởi dĩ nhiên, thời gian lao động kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, kết quả hoàn thành sẽ không đạt chất lượng.

3.3. Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng có những ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Độ phức tạp của hàng hóa thường được chia ra là lao động đơn giản và lao động phức tạp. 

Lao động đơn giản là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất cứ người lao động nào cũng thực hiện được. Còn lao động phức tạp đòi hỏi người lao động đó phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện trở thành một lao động lành nghề. Lao động phức tạp luôn mang lại giá trị hàng hóa cao hơn.

4. Thuộc tính của giá trị hàng hóa là gì?

Hai thuộc tính cơ bản của giá trị hàng hóa là giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

4.1. Giá trị sử dụng

Khái niệm:

Giá trị sử dụng là công dụng của việc tiêu dùng hàng hóa; sức mạnh thỏa mãn mong muốn của con người đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ trong nền kinh tế chính trị cổ điển.

Giá trị sử dụng của hàng hóa cung cấp tài liệu cho một nghiên cứu đặc biệt, đó là kiến ​​thức thương mại của hàng hóa. Giá trị sử dụng chỉ trở thành hiện thực khi sử dụng hoặc tiêu dùng: chúng cũng cấu thành bản chất của mọi của cải, bất kể hình thái xã hội của của cải đó. Trong hình thức xã hội mà chúng ta sắp xem xét, ngoài ra, chúng còn là những kho vật chất có giá trị trao đổi.

Ví dụ, nước có giá trị sử dụng vô cùng to lớn nhưng không có giá trị trao đổi. Ngược lại, kim cương có giá trị trao đổi rất lớn nhưng không có giá trị sử dụng.

Đặc trưng:

  • Một loại hàng hóa không chỉ có một mà có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải phát hiện ra ngay trong một thời điểm mà nó được phát hiện dần dần qua quá trình phát triển.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì nó do thuộc tính tự nhiên của vật thể quyết định.
  • Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, vật chất của cải.
  • Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, do đó giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng cao.

4.2. Giá trị trao đổi

Khái niệm:

Giá trị trao đổi là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có thể có được trên thị trường để đổi lấy một thứ cụ thể. Nói cách khác, đó là giá của một hàng hóa cụ thể có thể được bán và mua trên thị trường.

Giá trị trao đổi phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Có nghĩa là, với sự thay đổi của giá trị thời gian đổi lấy một hàng hóa so với hàng hóa khác sẽ thay đổi.

Giá trị trao đổi cũng tùy thuộc vào địa điểm. Giá trị trao đổi đối với một hàng hóa cụ thể thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác. Do đó, nó thay đổi tùy theo thời gian và địa điểm. Một loại hàng hóa có thể có giá trị sử dụng to lớn nhưng không có giá trị trao đổi hoặc ngược lại. 

Ví dụ, 1m vải = 10kg thóc.

Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

Đặc trưng:

  • Giá trị trao đổi là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
  • Giá trị trao đổi của hàng hóa là một phạm trù lịch sử bởi nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất, nơi có sản xuất và trao đổi.
  • Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa, tức quan hệ sản xuất xã hội.
  • Khi giá trị sử dụng thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

Với những thông tin nêu trên, Khóa Luận Tốt Nghiệp hy vọng giúp cho các bạn hiểu được giá trị hàng hóa là gì? Các yếu tố cấu thành đến giá hay thuộc tính của hàng hóa. Để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác các bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi để theo dõi hoặc gọi điện trực tiếp đến số 0915 686 999 để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Giá trị của hàng hóa được tính theo công thức nào g

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

(Last Updated On: 02/04/2022 By Lytuong.net)

Tìm hiểu về Lượng giá trị của hàng hóa và Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

1. Lượng giá trị của hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người…, nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình…, do đó để sản xuất ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc “ thời gian lao động xã hội cần thiết”. Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hóa. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.

Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt của hàng hóa.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới số lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét 3 yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.

Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hàng hóa).

Năng suất lao động tăng lên có ý nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Tức là, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.

Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên.

Cường độ lao động

Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Đó chính là mức độ khẩn trương, nặng nhọc, hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng sức lao động hao phí cũng tăng lên, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động, thực chất chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.

Như vậy, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, tăng cường độ lao động là thường có giới hạn và hiệu quả thấp, còn tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với phát triển kinh tế và là nhân tố quan trọng nhất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

Như vậy, mấu chốt để hạ giá trị cá biệt của sản xuất hàng hóa là tăng năng suất lao động. Muốn vậy, phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, tăng cường kỹ năng, kỹ xảo, kỉ luật của người lao động, cải tiến tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất kinh doanh, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất .

Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trãi qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình.

3. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa

W = c + (v + m)

– Giá trị cũ ký hiệu c bao gồm các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao  động cụ thể của người sản xuất chuyển hóa  giá trị vào sản phẩm.

– Giá trị mới ký hiệu v+m là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động  tất yếu(v) và lao động thặng dư (m)

– Cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.