Giá trị đảm bảo dự thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp: Đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)

Căn cứ Điều 11 Luật này, bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

- Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Theo đó, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Giá trị đảm bảo dự thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
Bảo đảm dự thầu áp dụng trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)
 

Giá trị bảo đảm dự thầu là bao nhiêu?

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định tại khoản 3 Điều này như sau:

  • Đối với lựa chọn nhà thầu: Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% - 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
  • Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% - 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.

Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp.

Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.

Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh thuộc một trong các trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
 

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả khi nào?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Còn với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì bảo đảm dự thầu không được hoàn trả:

1- Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

2- Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu;

3- Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;

4- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5- Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trên đây là giải đáp về các trường hợp phải áp dụng bảo đảm dự thầu. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:20/03/2019

 Bảo đảm dự thầu  Đơn dự thầu

Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định là bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Thanh Quốc - Kon Tum

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Pháp luật nước ta có quy định bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

    - Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

    Theo đó, tại Khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về giá trị bảo đảm dự thầu như sau:

    - Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

    - Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

    Trên đây là nội dung giải đáp về giá trị bảo đảm dự thầu.

    Trân trọng!


Kính gửi thành viên Dân luật!

Theo các Điều 63 và 64 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định như sau:

Chương VI

LỰA CHỌN NHÀ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ,

GÓI THẦU CÓ SỰ THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

Mục 1

 LỰA CHỌN NHÀ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ

Điều 63. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này.

2. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải thành công trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu;

c) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

e) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.

Quy định trên là quy định "đặc chủng" áp dụng cho các gói thầu quy mô nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế còn có cách hiểu khác nhau trong áp dụng văn bản pháp luật này (NĐ63). Cụ thể có 2 ý kiến như sau:

- Ý kiến 1: Cho rằng quy định tại 2 điều trên chỉ áp dụng cho hình thức "đấu thầu", mà không phải là áp dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như: "chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh..." với lý do là trong nội dung Điều 64 chỉ nhắc đến "hồ sơ mời thầu" và "hồ sơ dự thầu" là tên các loại hồ sơ chỉ có trong đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế) thì có nghĩa rằng các điều khoản này chỉ áp dụng cho đấu thầu, nếu áp dụng cả cho chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu ... thì phải có nhắc đến các loại "hồ sơ yêu cầu" và "hồ sơ đề xuất" chứ?

- Ý kiến 2: Cho rằng quy định tại 2 điều trên áp dụng cho tất cả các loại hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu...) miễn là đủ điều kiện là gói thầu quy mô nhỏ với lý do Khoản 1, Điều 64 trên quy định rõ: "Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này". Đối chiếu với Chương V mà quy định trên viện dẫn là chương nói về "Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện". Điều này có nghĩa rằng quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện dưới nhiều hình thức (đấu thầu - mục 1, chươngII) và các hình thức khác tại chương V; điều đó đồng nghĩa với Điều 63 và 64 được áp dụng cho các hình thức khác ngoài hình thức "đấu thầu" trong quá trình lựa chọn nhà thầu".

Xin ý kiến góp ý của các thành viên Dân Luật về áp dụng các điều khoản trên như thế nào cho đúng với tình thần Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Xin cảm ơn!