Giá trị kinh tế của các khu vực địa hình Việt Nam

Giá trị kinh tế của các khu vực địa hình Việt Nam
Việt Nam đã hợp tác với bao nhiêu nước? (Địa lý - Lớp 9)

Giá trị kinh tế của các khu vực địa hình Việt Nam

2 trả lời

Lượng mưa trên 200mm được biểu thị bằng màu gì? (Địa lý - Lớp 9)

5 trả lời

Giải thích câu sau (Địa lý - Lớp 9)

2 trả lời

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Lãnh thổ nước ta với đặc điểm nổi bật là hình chữ S, kéo dài từ Bắc vào Nam tới 15 vĩ độ. Việc lãnh thổ kéo dài như vậy dẫn đến các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng có nhiều sự khác biệt. Phần đất liền tiếp giáp nhiều quốc gia, là cửa ngõ ra biển của không ít các nước Đông Nam Á, Châu Á. Chính vì vậy mà điều kiện tự nhiên của Việt Nam tạo không ít những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Dưới đây sẽ là các nội dung phân tích về vị trí địa lý của nước ta cũng như những điều kiện thuận lợi và khó khăn.

Giá trị kinh tế của các khu vực địa hình Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:

– Khái quát về vị trí địa lý cơ bản của nước ta: Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, nơi tiếp giáp với Biển Đông và được coi trung tâm khu vực Đông Nam Á khi nằm ở vị trí cửa ngõ.

Với tổng diện tích đất liền là 331.212 km² và vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Do đặc điểm là lãnh thổ trải dài hình chữ S mà nước ta có vị trí tiếp giáp với 4 nước trên đất liền và tiếp giáp với Biển Đông. Cụ thể biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, lần lượt giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan.

Nhìn trên bản đồ Việt Nam, dễ dàng nhận thấy dải đất hình chữ S của nước ta, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km. Khu vực trung bộ có eo hẹp, điển hình vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới – Quảng Bình với bề ngang chưa đầy 50 km. Với vị trí tiếp giáp Biển Đông, nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km từ trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái –  Quảng Ninh ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam không kể bờ biển ven các đảo và quần đảo của nước ta.

Ngoài vùng nội thủy (toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào), Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.

– Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta được xác định như sau:

+ Điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ;

+ Điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ;

Xem thêm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của đồng bằng sông Hồng

+ Điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ;

+ Điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.

– Vị trí địa lý tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, được coi là vị trí cầu nối giữa đất liền và biển do xuyên suốt phía Tây giáp đất liền, xuyên suốt phía Đông giáp biển, nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật do đó mà có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và sinh vật đa dạng.

2. Vị trí kinh tế của nước ta:

Nước ta nằm ở cửa ngõ khu vực Đông Nam Á, là nơi giao lưu của các nền kinh tế. Lợi thế vừa tiếp giáp 4 nước đất liền, vừa giáp biển, nước ta trở thành nơi giao lưu kinh tế của các nước trong và ngoài khu vực, là cửa ngõ mở ra các khu vực khác. Đặc biệt là Biển Đông, với vị trí đắc địa, Biển Đông là một trong những khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng cũng như có tầm ảnh hưởng đến cả châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Với lợi thế về kinh tế và chính trị mà biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của khoảng 300 triệu người trong khu vực này. Giao thông đường biển nắm giữ vai trò chủ chốt trong trao đổi hàng hóa giữa các nước trong và ngoài khu vực, đây được coi là con đường huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và vận chuyển quân sự quốc tế (nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á).

Việt Nam tiếp giáp Biển Đông là điều kiện thuận lợi bậc nhất để ngành giao thông vận tải biển cũng như kinh tế của nước ta phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới do đó mà những năm gần đây, nước ta đã không ngừng mở rộng và phát triển.

3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn:

Từ những phân tích trên về vị trí địa lý cũng như vị trí kinh tế của nước ta, có thể thấy các điều kiện này vừa là yếu tố thuận lợi vừa là sự khó khăn đối với nước ta đối với tự nhiên cũng như kinh tế nước ta.

3.1. Thuận lợi:

– Thứ nhất về mặt tự nhiên chúng ta cùng phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ để thấy được những thuận lợi và khó khăn mà tự nhiên mang lại.

Xem thêm: Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Như đã nêu, nước ta nằm ở vị trí bán cầu bắc, nằm phía trên đường xích đạo và tiếp giáp với Biển Đông vì thế mà tạo ra đặc điểm khí hậu cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Với nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thì thuận lợi đầu tiên có thể thấy là vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên (khí hậu khác nhau giữa hai miền Nam Bắc), sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật mà nước ta nhận được nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài (cả sinh vật trên cạn và dưới biển), là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, cũng do vị trí giáp biển mà nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai đặc biệt là bão và lũ lụt. Hằng năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 – 10 cơn gây thiệt hại nặng nề. Việc chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) cũng khiến cho người dân gặp khó khăn trong ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế, luôn ở trong thế chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

– Thứ hai, về ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng của vị trí kinh tế nước ta:

Là nước nằm trên vị trí cửa ngõ của khu vực điều này tạo thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. Nắm bắt được những thuận lợi này mà nước ta đang trên đà phát triển toàn diện.

+ Về văn hoá – xã hội: vị trí cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á, học hỏi cũng như giao lưu, làm đa dạng bản sắc dân tộc cũng như truyền bá văn hóa nước ta đến các nước khác trong khu vực.

+ Về an ninh, quốc phòng: là nước vừa giáp đất liền vừa giáp biển, nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Cộng thêm lợi thế biển ta có nhiều cảng vịnh nước sâu, thích hợp để làm các cảng quân sự vì thế mà Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Từ xưa cũng đã có nhiều trận đánh mà ông cha ta lợi dụng vị trí địa lý là các cửa sông để đánh tan giặc ngoại xâm (Trận đánh sông Bạch Đằng).

+ Về kinh tế: Nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực đang phát triển với nền kinh tế trẻ, năng động, lại nằm ở vị trí thuận lợi và giao lưu giữa các nước nên thuận lợi cho nước ta quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế. Vận chuyển hàng hóa đường hàng không và đường biển cũng ngày càng phát triển khi nước ta nằm ở vị trí đắc địa này.

Xem thêm: Quy định điều kiện, thời hạn và thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý

3.2. Khó khăn:

Như đã phân tích ở trên thì vị trí địa lý đưa đến cho nước ta những thuận lợi nhưng đồng thời cũng có mặt trái khi có những khó khăn cho đất nước. Do nước ta nằm ở khu vực nhạy cảm, từ trước đến nay luôn hứng chịu các cuộc xâm lược, đô hộ 1000 năm. Cho đến nay các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt. Điều này buộc nước ta phải luôn chú trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước (chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…). Cụ thể là vấn đề tranh chấp biển đảo những năm gần đây liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Bên cạnh khó khăn về chính trị khi nằm ở vị trí nhạy cảm, vị trí này cũng khiến cho nước ta phải hứng chịu nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở…) khiến cho người dân phải luôn trong tình trạng phòng tránh thiên tai, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và đời sống, khó khăn trong việc ổn định đời sống.

Như vậy, qua nội dung đã phân tích nêu trên thì nước ta nằm ở vị trí vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không kém khó khăn trong khu vực.