Giá trị kinh tế của cây sầu riêng

Cây trồng mới

Cách đây 5 năm, ông Trần Văn Tất [ấp Bình Thạnh, xã Bình Chánh] quyết định chuyển 1ha đất canh tác lúa của gia đình để lập vườn trồng sầu riêng. Cây sầu riêng được gia đình ông lựa chọn là giống Ri6, có ưu điểm cơm vàng, hạt lép, phẩm chất ngon, được thị trường ưa chuộng.

Tự mày mò và học hỏi kinh nghiệm sản xuất qua sách báo và của những người đi trước, đồng thời mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Tất đã tạo ra được những trái sầu riêng đạt chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Tất, trồng sầu riêng nên trồng với mật độ vừa phải, không dày, bình quân 1 công đất trồng khoảng 25 cây. Muốn sầu riêng đạt năng suất cao, bên cạnh việc sử dụng nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, người trồng cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ, dưỡng cỏ để giữ ẩm cho cây. Trên cây sầu riêng có nhiều đối tượng dịch bệnh gây hại, do đó phải thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Trồng sầu riêng đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế khả quan

Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, giá trị của trái sầu riêng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Theo ông Tất, sầu riêng thuận mùa khó có thể cạnh tranh được với các địa phương khác như: Tiền Giang và các tỉnh miền Đông. Do đó, việc xử lý cho trái nghịch vụ [thu hoạch sau tháng Giêng] được xem là phương pháp hữu hiệu để ứng phó với tình trạng “được mùa, rớt giá”.

“Để cây cho trái vào thời điểm hiện tại, ngay từ tháng 9 [âm lịch] năm trước, tôi tiến hành đào rãnh thoát nước và dùng màng ny-lon phủ kín quanh gốc, tạo khô hạn cho cây, phun thuốc kích thích cây ra hoa. Sau khi cây ra hoa, phải bón phân, phun thuốc theo định kỳ để trái phát triển tốt” - ông Tất chia sẻ.

Sau một mùa thu hoạch, cây sầu riêng cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng nuôi trái, cần cung cấp và bổ sung cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu. Mỗi tháng, ông bón 1kg phân sinh học cho cây, trước khi bón phải xới nhẹ mặt đất để phân bón hấp thu vào đất nhanh và hạn chế bị rửa trôi nếu xảy ra mưa lớn kéo dài. Ngoài việc chăm sóc đúng kỹ thuật, ông Tất còn lắp đặt hệ thống vòi phun nước tự động; cách làm này vừa tiết kiệm được tiền thuê nhân công, vừa đảm bảo cây ướt đều với lượng nước vừa đủ.

Giá trị kinh tế cao

Trên diện tích 1ha, ông Trần Văn Tất trồng khoảng 130 gốc sầu riêng. Do là vụ đầu tiên, cây còn tơ nên ông xử lý ra hoa được 80 cây, năng suất ước đạt 4,7 tấn. Với giá bán khoảng 80.000-90.000 đồng/kg, thu trên 350 triệu đồng. Ông Tất chia sẻ: “Bình quân mỗi cây từ lúc trồng đến thu hoạch mất gần 5 năm. Chi phí đầu tư mỗi gốc khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ cây trồng này khá cao, nếu canh tác đúng quy trình, kỹ thuật, mỗi cây có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/năm”. Từ những thành công bước đầu, ông Tất đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sầu riêng thêm 1ha, nâng tổng diện tích canh tác của gia đình lên 2ha.

Cũng như ông Tất, anh Nguyễn Phan Tấn Phát cũng chọn cây sầu riêng là cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Sau 5 năm canh tác, anh Phát cho biết, cây sầu riêng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên phát triển rất tốt, năng suất cao, chất lượng không thua kém các vựa sầu riêng của cả nước. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nhiều loại cây ăn trái khác. Ngoài ra, giá mặt hàng này ổn định, từ 60.000 đồng/kg trở lên nên nông dân rất an tâm.

Cũng giống như ông Tất, anh Phát chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón cho cây. Anh Phát giải thích: “Sử dụng phân bón hữu cơ dù chi phí cao hơn so với các loại phân bón thông thường nhưng giúp cây hấp thụ tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế đất bạc màu, bảo vệ môi trường xung quanh”.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Chánh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, xã Bình Chánh hiện có 23 hộ trồng sầu riêng với diện tích gần 15ha. Trước mắt, địa phương đã vận động bà con tham gia Tổ hội trồng sầu riêng xã Bình Chánh với sự tham gia của 13 thành viên. Tham gia tổ hội, các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ tìm kiếm đầu ra…

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mô hình trồng sầu riêng, nâng diện tích trồng sầu riêng của xã lên 50ha theo kế hoạch. Bên cạnh đó, địa phương sẽ phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật canh tác sầu riêng cho bà con. Đồng thời, mở rộng quy mô hoạt động hội làm vườn thành tổ hợp tác, tiến tới thành lập hợp tác xã để có những chính sách hỗ trợ về vốn, đầu ra cho bà con” - ông Tùng chia sẻ.

ĐỨC TOÀN

Nhiều nông dân ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, đã chuyển đổi thành công từ mô hình nông nghiệp không hiệu quả sang trồng sầu riêng. Loại cây này đang cho hiệu quả kinh tế bất chấp giá cả thị trường có bấp bênh.

Nhờ canh tác theo phương pháp tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật nên vườn sầu riêng luôn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Long.

Với tính chăm chỉ, tự mày mò học hỏi qua sách báo, các kênh thông tin trên internet, tham dự nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trên sầu riêng nên ông Bùi Ngọc Long, ở ấp Tân Thạnh Tây, đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó mà ông Long đã thành công với mô hình trồng sầu riêng nhiều năm qua. Ông còn lắp hệ thống tưới tiết kiệm lồng ghép hệ thống phun thuốc mà công việc chăm sóc vườn rất nhàn nhã. Vườn sầu riêng ít bệnh, năng suất cao, sản lượng trái đạt chất lượng khá. Vì vậy 2 năm qua, từ 8 công sầu riêng, ông đã mở rộng thêm 11 công mới trồng sầu riêng giống Mongthong của Thái và giống Musang King của Malaysia.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng, ông Long cho biết: “Ban đầu tôi cũng vất vả với sầu riêng lắm vì chưa có kinh nghiệm. Vào thời điểm đó, nơi đây chưa có ai trồng sầu riêng thành công nên muốn học kinh nghiệm phải đi tận các tỉnh khác như Tiền Giang, Vĩnh Long. 20 năm trước, tôi trồng sầu riêng khổ qua xanh, vài năm sau thấy người ta chuyển sang trồng giống Ri6 có giá trị hơn, cơm ngon nên tôi dần chuyển sang giống Ri6. Lúc đầu, tôi không biết kỹ thuật ghép nên theo bạn bè tìm địa chỉ ở tận vườn của các ông chủ bên tỉnh Tiền Giang mà mày mò học hỏi. Dần biết cách làm nên từng bước đã chuyển hết 8 công sầu riêng sang ghép bo của giống Ri6. Bây giờ, dù vườn sầu riêng của tôi có cây lên đến 20 năm tuổi, bộ rễ, thân cây to, chắc khỏe và nhánh cây, tán lá luôn tươi xanh, như được trẻ hóa với những bo ghép mới. Vì vậy, trái luôn to, múi đều”.

Cũng theo ông Long, muốn sầu riêng đạt năng suất cao, bên cạnh việc sử dụng nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, cây sầu riêng cần tăng cường phân hữu cơ, giữ ẩm gốc cây bằng cỏ. Với người trồng sầu riêng rất sợ cháy lá, xì mủ thân nhưng ông Long không lo ngại. Bởi ông đã có kinh nghiệm chăm sóc cây, bồi dưỡng tán lá sau thu hoạch. Ông bày tỏ: “Cây sầu riêng mà bị cháy lá thì không quang hợp được nên chất lượng và sản lượng trái sẽ bị ảnh hưởng, trái méo mó nhiều. Vì vậy, sau khi thu hoạch, tôi chăm cho bộ lá, bộ rễ cây, tạo sức cho cây phục hồi sau đợt trái trước”.

Nhờ vận dụng tốt kiến thức và kinh nghiệm từ thực tiễn, vườn sầu riêng Ri6 và giống Mongthong của Thái đã cho ông nguồn thu khá cao. Giá trung bình từ 30.000-60.000 đồng/kg. Năm vừa qua, vườn của ông bán được gần hơn 6 tấn trái với giá bán trung bình mùa dịch là 60.000 đồng/kg. Năm nay, với 1,9ha sầu riêng có khoảng 150 cây đang cho trái, trung bình 30 trái/cây thì vườn sầu riêng của ông Bùi Ngọc Long sẽ cho sản lượng ước đạt 10 tấn. Nếu giá bán được như năm trước, sau khi trừ chi phí, ông sẽ thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Ông Long chia sẻ niềm vui là hiện trái sầu riêng của ông đã được 40 ngày tuổi, đầu ra cho sầu riêng cũng khá ổn định vì sản lượng còn ít, đây là loại trái cây ngon nên thương lái luôn săn đón, đặt mua lâu dài.

Không chỉ có ông Long, gần đó có nông dân kỳ cựu như ông 6 Lực, ông Phong cũng đam mê sầu riêng, mở rộng vườn từ 2 công lên 3 công rồi tăng đến 6-7 công. Hiện tại, các nông dân đều áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tưới nhỏ giọt, bón phân, phun thuốc theo định kỳ nên sầu riêng phát triển tốt, sâu, bệnh thường gặp như xì mủ trên thân, cháy lá, bọ trĩ và rầy xanh đều ít bị xâm nhập. Chính điều này đã giúp cho diện tích, sản lượng sầu riêng trên địa bàn xã Tân Phú Thạnh ngày một tăng. Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 30ha sầu riêng. Diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm. Nông dân vì nhận thấy hiệu quả kinh tế nên đã chuyển đổi từ mít, các loại cây tạp sang sầu riêng. Đa số các vườn đang cho trái, cung cấp cho thị trường trên 100 tấn trái/năm.

Có thể nhận thấy rằng, hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng không chỉ giúp gia đình ông Long vươn lên khá giả, xứng danh được tuyên dương nông dân sản xuất giỏi mà còn mang lại bước đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương. Bằng chứng là năm vừa qua, dù có dịch bệnh nhưng giá cả sầu riêng ít bị ảnh hưởng, vẫn giữ ở mức cao, giúp nông dân ổn định kinh tế gia đình.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Cách đây 5 năm, ông Trần Văn Tất, ấp Bình Thạnh, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang quyết định chuyển 1ha đất canh tác lúa của gia đình để lập vườn trồng sầu riêng. Cây sầu riêng được gia đình ông lựa chọn là giống Ri6, có ưu điểm cơm vàng, hạt lép, phẩm chất ngon, được thị trường ưa chuộng.

Tự mày mò và học hỏi kinh nghiệm sản xuất qua sách báo và của những người đi trước, đồng thời mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Tất đã tạo ra được những trái sầu riêng đạt chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, giá trị của trái sầu riêng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Theo ông Tất, sầu riêng thuận mùa khó có thể cạnh tranh được với các địa phương khác như: Tiền Giang và các tỉnh miền Đông. Do đó, việc xử lý cho trái nghịch vụ [thu hoạch sau tháng Giêng] được xem là phương pháp hữu hiệu để ứng phó với tình trạng “được mùa, rớt giá”.

Sau một mùa thu hoạch, cây sầu riêng cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng nuôi trái, cần cung cấp và bổ sung cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu. Mỗi tháng, ông bón 1kg phân sinh học cho cây, trước khi bón phải xới nhẹ mặt đất để phân bón hấp thu vào đất nhanh và hạn chế bị rửa trôi nếu xảy ra mưa lớn kéo dài. Ngoài việc chăm sóc đúng kỹ thuật, ông Tất còn lắp đặt hệ thống vòi phun nước tự động; cách làm này vừa tiết kiệm được tiền thuê nhân công, vừa đảm bảo cây ướt đều với lượng nước vừa đủ.

Trên diện tích 1ha, ông Trần Văn Tất trồng khoảng 130 gốc sầu riêng. Do là vụ đầu tiên, cây còn tơ nên ông xử lý ra hoa được 80 cây, năng suất ước đạt 4,7 tấn. Với giá bán khoảng 80.000-90.000 đồng/kg, thu trên 350 triệu đồng. Ông Tất chia sẻ: “Bình quân mỗi cây từ lúc trồng đến thu hoạch mất gần 5 năm. Chi phí đầu tư mỗi gốc khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ cây trồng này khá cao, nếu canh tác đúng quy trình, kỹ thuật, mỗi cây có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/năm”. Từ những thành công bước đầu, ông Tất đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sầu riêng thêm 1ha, nâng tổng diện tích canh tác của gia đình lên 2ha.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Chánh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, xã Bình Chánh hiện có 23 hộ trồng sầu riêng với diện tích gần 15ha. Trước mắt, địa phương đã vận động bà con tham gia Tổ hội trồng sầu riêng xã Bình Chánh với sự tham gia của 13 thành viên. Tham gia tổ hội, các thành viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ tìm kiếm đầu ra…

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mô hình trồng sầu riêng, nâng diện tích trồng sầu riêng của xã lên 50ha theo kế hoạch. Bên cạnh đó, địa phương sẽ phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật canh tác sầu riêng cho bà con. Đồng thời, mở rộng quy mô hoạt động hội làm vườn thành tổ hợp tác, tiến tới thành lập hợp tác xã để có những chính sách hỗ trợ về vốn, đầu ra cho bà con” - ông Tùng chia sẻ.

Nguyễn Thảo
Ảnh: Đoàn Bổng

Video liên quan

Chủ Đề