Giá vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván

Skip to content

Trang chủ / Vắc Xin / TETRAXIM – Vắc-xin phòng ngừa các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt

Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml là vắc-xin 4 trong 1 được chỉ định để phòng ngừa các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 hoặc ở trẻ em từ độ tuổi 5 – 11 tuổi và 11 – 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.

Nguồn gốc vắc-xin Tetraxim 0.5 ml

Tetraxim 0.5 ml [Sanofi Pasteur – Pháp] là loại vắc-xin hấp phụ bạch hầu – uốn ván – ho gà [vô bào, thành phần] và bại liệt [bất hoạt] có tác dụng phòng ngừa 4 bệnh: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt ở trẻ em, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo số Quyết định số: 687/QĐ-QLD, ngày 15/12/2014 bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Tetraxim 0.5 ml được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur – Pháp, là một trong những nhà sản xuất có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vắc-xin phối hợp.

  • Hộp 1 bơm tiêm có gắn kim tiêm nạp sẵn 1 liều [0,5 ml]
  • Hộp 1 bơm tiêm không gắn kim tiêm nạp sẵn 1 liều [0,5 ml], kèm với 2 kim tiêm.
  • Hộp 10 bơm tiêm có gắn kim tiêm nạp sẵn 1 liều [0,5 ml]

Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml được chỉ định để:

  • Phòng ngừa phối hợp các bệnh: Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt để chủng ngừa các liều cơ bản cho trẻ từ hai tháng tuổi trở lên.
  • Để tiêm nhắc lại, một năm sau khi chủng ngừa loạt cơ bản trong năm tuổi thứ hai của trẻ.
  • Để tiêm nhắc lại lúc 5 – 13 tuổi, theo khuyến cáo chính thức.
  • Loạt chủng ngừa cơ bản: Lịch tiêm chủng vắc-xin Tetraxim 0.5 ml tiêm ba liều cách nhau một tháng, lúc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Chủng ngừa nhắc lại: Tiêm 1 liều một năm sau loạt chủng ngừa cơ bản, thường là trong khoảng từ 16 đến 18 tháng tuổi.
  • Chủng ngừa nhắc lại từ 5 đến 13 tuổi: 1 mũi.
  • Đối với loạt chủng ngừa cơ bản và lịch tiêm chủng nhắc lại vắc-xin liều thứ nhất, có thể dùng Tetraxim 0.5 ml bằng cách hoàn nguyên với vắc-xin cộng hợp Haemophilus inflenzae tuýp B [Act-HIB] hay tiêm cùng lúc với vắc-xin này, nhưng tiêm tại 2 nơi khác nhau.

Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml tiêm bắp [IM]:

  • Vị trí nên tiêm là mặt trước-bên của đùi [một phần ba giữa] đối với trẻ nhỏ và ở vùng cơ Delta đối với trẻ lớn.
  • Với bơm tiêm không gắn sẵn kim, tra chặt kim tiêm để riêng vào đầu bơm tiêm bằng cách xoay một phần tư vòng.
  • Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml có thể dùng để hoàn nguyên vắc-xin cộng hợp Haemophilus influenzae tuýp B [Act-HIB].
  • Lắc cho đến khi có được một hỗn dịch màu trắng đục đồng chất trước khi tiêm.
  • Sản phẩm không còn sử dụng hay rác thải phải được xử lý theo quy định.
  • Chống chỉ định tiêm phòng vắc-xin Tetraxim 0.5 ml cho người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin Tetraxim 0.5 ml hoặc người có dấu hiệu quá mẫn sau khi tiêm các vắc-xin bạch hầu, ho gà hoặc uốn ván trước đó.
  • Từng bị phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng sau khi tiêm vắc-xin tương tự hay vắc-xin có thành phần tương tự.
  • Trong trường hợp bị sốt hay bị bệnh cấp tính thì phải hoãn việc tiêm ngừa lại.
  • Bị bệnh não tiến triển.
  • Từng bị bệnh não trong vòng 7 ngày sau khi dùng liều vắc-xin bất kỳ có chứa kháng nguyên ho gà [vắc-xin ho gà toàn tế bào hay ho gà vô bào].

Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng vắc-xin

  • Tính sinh miễn dịch của Tetraxim 0.5 ml có thể bị giảm do điều trị ức chế miễn dịch hay bị suy giảm miễn dịch. Vì vậy, trường hợp này được khuyến cáo nên đợi đến khi kết thúc việc điều trị hoặc khỏi bệnh rồi mới tiêm ngừa. Tuy nhiên, tiêm ngừa cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch mạn tính.
  • Nếu trước đây từng bị hội chứng Guillain-Barre hay viêm đám rối thần kinh cánh tay sau khi tiêm vắc-xin có chứa giải độc tố uốn ván, thì nên cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích tiềm tàng và khả năng có thể bị tai biến khi tiêm vắc-xin để quyết định có tiếp tục dùng vắc-xin có chứa giải độc tố uốn ván nữa hay không. Đối với các trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng các liều cơ bản đầy đủ [tiêm ít hơn ba liều] thì thường điều chỉnh lịch tiêm.
  • Không tiêm vào mạch máu: Phải chắc chắn rằng kim tiêm không nằm trong mạch máu.
  • Không tiêm trong da.
  • Cũng như khi sử dụng các vắc-xin bằng đường tiêm khác, phải thận trọng khi tiêm Tetraxim 0.5 ml ở những trẻ bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn chảy máu, vì các trẻ này có nguy cơ bị chảy máu khi tiêm bắp.
  • Trước khi tiêm vắc-xin phải kiểm tra kỹ tiền sử y khoa [đặc biệt là tiền sử liên quan đến việc chủng ngừa và bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đã từng gặp khi chủng ngừa] và thăm khám lâm sàng.
  • Nếu đã từng bị bất kỳ triệu chứng sốt, trụy mạch, quấy khóc dai dẳng, co giật.. mà tạm thời các triệu chứng này được xem là có liên quan đến việc tiêm vắc-xin, thì phải xem xét cẩn thận khi quyết định cho tiêm liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà tiếp theo.
  • Nếu từng bị phản ứng phù nề ở chi dưới sau khi tiêm vắc-xin có chứa thành phần Haemophilus influenzae tuýp B, thì hai vắc-xin, vắc-xin bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt và vắc-xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b nên được tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.
  • Giống như khi sử dụng các vắc-xin bằng đường tiêm khác, cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện điều trị thích hợp và theo dõi sát người được tiêm để xử trí ngay khi bị phản ứng phản vệ, dù hiếm khi xảy ra.
  • Khi tiêm các liều cơ bản ở những trẻ nhỏ sinh quá non tháng [tuổi thai 28 tuần hay trước 28 tuần], đặc biệt đối với những trẻ có tiền sử hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh thì trong 48- 72 giờ sau khi tiêm vắc-xin cần lưu ý đến nguy cơ có thể xảy ra cơn ngưng thở tạm thời và cần thiết phải theo dõi hô hấp của đứa bé. Tiêm chủng đem lại nhiều lợi ích ở nhóm trẻ này, vì thế không nên từ chối hoặc trì hoãn việc tiêm chủng.
  • Không áp dụng vắc-xin Tetraxim 0.5 ml cho phụ nữ đang có thai và cho con bú, chỉ sử dụng ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Phải ứng tại nơi tiêm: Quầng đỏ, sưng, đau tại nơi tiêm.
  • Phản ứng đặc trưng ở trẻ từ 2 tuổi đến hơn 2 tuổi: Đau cơ, đau đầu, khó chịu.
  • Phản ứng toàn thân: Phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh, ngủ gà ngủ gật, sốt cao.
  • Vắc- xin Tetraxim 0.5 ml nên được bảo quản ở nhiệt độ +2°c đến +8°c.
  • Không để đông đá hỗn dịch Tetraxim 0.5 ml, loại bỏ nếu vắc-xin bị đông đá.
  • Vắc-xin nên được dùng ngay sau khi mở hộp [không quá 8 giờ sau khi mở nắp]. Bất kỳ sản phẩm không sử dụng hoặc chất thải nên được xử lý phù hợp với yêu cầu của địa phương.
  • Hạn sử dụng 36 tháng, tuyệt đối không được dùng vắc-xin sau ngày hết hạn sử dụng được ghi rõ trên hộp và trên nhãn sau chữ “EXP”.

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bên cạnh vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván DTaP và Tdap, còn có hai loại vắc-xin chống bệnh bạch hầu uốn ván là DT và Td. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 7 tuổi cần tiêm DTaP hoặc DT, trong khi thanh thiếu niên và người lớn sẽ tiêm Tdap và Td.

Trước khi vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván được phát triển, ba căn bệnh này đã bùng phát thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới:

  • Bạch hầu: Là một bệnh ở đường hô hấp, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và hắt hơi.
  • Uốn ván: Do một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tiết ra chất độc tấn công hệ thần kinh, gây co thắt cơ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Ho gà: Gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng, khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi ăn uống hoặc thậm chí là thở. Bệnh cũng rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.

Vắc-xin bảo vệ cộng đồng bằng cách ngăn chặn sự lây lan từ người này sang người khác, ngoài ra còn là cách hạn chế mắc bệnh cho người chưa được tiêm chủng. Nếu mọi người ngừng tiêm vắc-xin, tỷ lệ mắc ba căn bệnh này sẽ nhanh chóng tăng lên, hàng ngàn bệnh nhân mới sẽ xuất hiện và có nguy cơ tử vong cao.

Khác nhau:

  • DTaP: Là một loại vắc-xin bạch hầu, ho gà uốn ván giúp trẻ em dưới 7 tuổi xây dựng khả năng miễn dịch đối với ba căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do vi khuẩn gây ra này;
  • Tdap: Được giảm liều vắc-xin bạch hầu và ho gà. Chủng ngừa vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván Tdap giúp tăng cường miễn dịch, cung cấp sự bảo vệ liên tục cho thanh thiếu niên đủ 11 tuổi và người lớn từ 19 - 64 tuổi;
  • DT và Td: Vắc-xin chỉ phòng bệnh uốn ván và bạch hầu.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nhận đủ 5 liều vắc-xin DTaP

3.1. Trẻ từ 0 - 6 tuổi

Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là vấn đề được nhiều phụ huynh có con nhỏ quan tâm. Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nhận đủ 5 liều vắc-xin DTaP theo lịch trình sau đây:

  • Một liều lúc 2 tháng tuổi;
  • Một liều lúc 3 tháng tuổi;
  • Một liều lúc 4 tháng tuổi;
  • Một liều lúc 18 - 24 tháng tuổi;
  • Một liều lúc 4 - 6 tuổi.

3.2. Trẻ từ 7 - 18 tuổi

Trả lời cho câu hỏi “vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?”, các bác sĩ cũng cho biết thêm:

  • Trẻ em từ 7 - 10 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ bệnh ho gà, bao gồm cả trẻ em chưa bao giờ được tiêm phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng, nên tiêm bổ sung một liều vắc-xin Tdap;
  • Trẻ vị thành niên từ 11- 12 tuổi nên được tiêm thêm một liều Tdap để tăng cường khả năng miễn dịch;
  • Thanh thiếu niên từ 13 - 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin Tdap nên tiêm bổ sung một liều, sau đó là tiêm phòng uốn ván và bạch hầu [vắc-xin Td] cứ sau 10 năm.

3.3. Thanh thiếu niên và người lớn

Nhìn chung, miễn dịch của vắc-xin bạch hầu và uốn ván sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, mọi người cần tiêm nhắc lại vắc-xin Td phòng hai bệnh này cứ sau 10 năm kể từ lần đầu tiên được chủng ngừa. Nhưng vì khả năng miễn dịch của bệnh ho gà cũng bị suy yếu, một dạng vắc-xin ho gà yếu hơn đã được thêm vào vắc-xin Td tăng cường để tạo ra vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván Tdap. Theo khuyến cáo hiện nay, người trong độ tuổi từ 11 - 64 cần tiêm một liều vắc-xin Tdap thay thế cho một liều vắc-xin Td.

3.4. Phụ nữ mang thai

Bà bầu cũng được khuyên nên tiêm một liều vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván Tdap ở mỗi lần mang thai, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 - 36 của thai kỳ. Điều này sẽ giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh uốn ván sơ sinh và ho gà trong vài tháng đầu đời.

CDC khuyến nghị rằng trẻ em đang bị bệnh vừa hoặc nặng nên đợi cho đến khi hồi phục sức khỏe thì mới tiến hành tiêm chủng

  • CDC khuyến nghị rằng trẻ em đang bị bệnh vừa hoặc nặng nên đợi cho đến khi hồi phục sức khỏe thì mới tiến hành tiêm chủng. Tuy nhiên, các bệnh nhẹ như cảm lạnh hoặc sốt không cao thì vẫn có thể tiêm vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván như bình thường.
  • Nếu trẻ gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng sau khi nhận bất cứ liều vắc-xin nào thì không tiếp tục tiêm chủng.
  • Trường hợp trẻ gặp vấn đề ở não hoặc hệ thống thần kinh trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc-xin thì không nên nhận thêm liều khác.
  • Một số trẻ có thể gặp phản ứng xấu với vắc-xin ho gà có trong DTaP thì không nên tiêm thêm liều tương tự. Tuy nhiên, có thể thay thế bằng vắc-xin DT phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Tương tự như tất cả những loại thuốc khác, vắc-xin cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Nhưng nguy cơ gặp phải sự cố nghiêm trọng đối với vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván DTaP hoặc Tdap là vô cùng nhỏ. Mặt khác, nguy cơ trẻ mắc những căn bệnh nguy hiểm như bạch hầu hoặc ho gà là rất cao nếu không có vắc-xin.

5.1. Triệu chứng thông thường sau tiêm

Một số biểu hiện nhẹ thường xuất hiện sau khi chủng ngừa vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván bao gồm:

  • Sốt;
  • Đỏ, sưng hoặc đau nhức tại vị trí tiêm;
  • Quấy khóc;
  • Mệt mỏi;
  • Nôn.

Những triệu chứng trên có thể xuất hiện trong vòng 1 - 3 ngày sau khi tiêm và thường tự động khỏi khá nhanh.

5.2. Phản ứng dị ứng [hiếm gặp]

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất khi tiêm vắc-xin là phản ứng dị ứng, nhưng tỷ lệ xuất hiện lại rất thấp [ít hơn 1/1 triệu trường hợp]. Phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm vắc-xin. Mặc dù rất hiếm khi xuất hiện, nhưng phản ứng dị ứng luôn đòi hỏi sự cảnh giác và can thiệp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở khò khè;
  • Khàn tiếng;
  • Nổi mề đay;
  • Cơ thể xanh xao, yếu đuối;
  • Rối loạn nhịp tim
  • Chóng mặt.

Có một vài trường hợp nạn nhân sẽ bị co giật trong thời gian dài, hôn mê hoặc suy giảm ý thức và tổn thương não. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những vấn đề trên rất hiếm khi xảy ra. Cho đến này vẫn chưa thể khẳng định liệu phản ứng dị ứng có thực sự liên quan đến vắc-xin hay là do một nguyên nhân khác gây ra.

Cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ khóc liên tục hơn 3 giờ sau khi tiêm

Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu sau khi tiêm một liều vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván DTaP bé gặp những triệu chứng sau đây:

  • Co giật hoặc ngất xỉu;
  • Khóc liên tục hơn 3 giờ;
  • Sốt trên 40 độ C.

Đối với trẻ đã từng bị co giật vì bất kỳ nguyên nhân nào, nên ưu tiên hạ sốt nếu có. Sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin trong 24 giờ sau khi tiêm thuốc có thể giúp hạ sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ bị sốt dưới 18 tuổi vì chất này có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng - gọi là hội chứng Reye, làm tổn thương não, gan và đe dọa tính mạng.

Tóm lại, xung quanh câu hỏi “Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?”, CDC khuyến nghị trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tiêm đủ 5 liều, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván DTaP có thể được tiêm cùng lúc với một hoặc nhiều loại vắc-xin khác trong mỗi lần tiêm. Tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nghiêm trọng mà còn có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC, Webmd.com

Tiêm vắc xin ho gà ở trẻ sơ sinh

Các loại vắc-xin cho trẻ em đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề