Giá xăng dầu ngày 21 tháng 5 năm 2022

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Theo quy định, ngày 21/5 là đến chu kỳ điều hành giá xăng dầu. Nhưng do kỳ điều hành lần này trùng vào ngày nghỉ, nên việc điều hành giá xăng sẽ thực hiện vào ngày thứ Hai (ngày 23/5).

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng bán lẻ trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng mạnh so với kỳ tính giá trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 có giá bình quân tới 146,3 USD/thùng. Còn xăng RON 95 là 150,3 USD/thùng.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu bình quân vẫn tăng so với chu kỳ trước. Giá dầu thô trong mấy ngày vừa qua được giao dịch quanh ngưỡng 110 USD/thùng sau khi xuất hiện thông tin Ủy ban châu Âu đề xuất các bước thực hiện lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga.

Lúc 6h27' hôm nay (ngày 20/5, giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở ngưỡng 111,4 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent giao tháng 7 tăng 2,69%, lên mức giá 112 USD/thùng.

Các chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ tăng mạnh trở lại khi Trung Quốc cho mở cửa lại thành phố Thượng Hải sau giai đoạn chống dịch nghiêm ngặt. Điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng mạnh.

Giá xăng dầu ngày 21 tháng 5 năm 2022
Giá xăng có thể tiếp tục tăng vào ngày mai

Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho biết, giá xăng thế giới những ngày gần đây biến động mạnh, xu hướng chung là tăng. Do đó, ở chu kỳ điều chỉnh giá vào ngày 23/5, giá xăng trong nước có khả năng tăng theo giá xăng dầu thế giới.

Bình quân giá xăng nhập khẩu ở chu kỳ này tăng khoảng 5-6% so với chu kỳ trước. Do giá nhập khẩu tăng cao, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 1.000-1.100 đồng với xăng.

Vì thế, ở kỳ điều hành này, nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng 600-700 đồng/lít. Vượt qua mốc 30.000 đồng/lít mức đắt kỷ lục từ trước đến nay. Còn giá dầu có khả năng giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

Trong trường hợp cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể tăng ít hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi Quỹ bình ổn tại doanh nghiệp đang âm nên kỳ điều hành này, cơ quan quản lý có khả năng sẽ không trích Quỹ với xăng.

Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 4 liên tiếp. Nếu vậy, giá xăng trong nước có thể vượt mốc 30.000 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 9 lần tăng, 3 lần giảm giá. Và trong lần điều chỉnh giá ngày mai, giá xăng trong nước có thể sẽ tiếp tục tăng.

Trong kỳ điều hành gần nhất vào ngày 11/5, Liên bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định tăng nhiều loại xăng, dầu. Theo đó, giá xăng E5RON 92 tăng thêm 1.490 đồng/lít, lên mức 28.959 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 1.550 đồng/lít, lên mức giá 29.983 đồng/lít. Đây là mức giá cao nhất của xăng RON 95 từ trước đến nay.

Tương tự, dầu diesel cũng được điều chỉnh tăng 1.210 đồng/lít, lên mức 26.740 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít, lên 25.165 đồng/lít, còn dầu mazut vẫn giữ nguyên mức giá 21.560 đồng/kg.  

 Anh Tuấn

Giá xăng dầu ngày 21 tháng 5 năm 2022

Giá xăng nguy cơ tăng vượt 30.000 đồng/lítLãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho hay, trong kỳ điều hành tới (ngày 21/5), giá xăng trong nước có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít nếu giá dầu thế giới không giảm.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô hôm nay (21/5) vẫn bật tăng mạnh khi thị trường dự báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi cả Mỹ và Trung Quốc đều có kế hoạch mua bổ sung dầu thô vào kho dự trữ.

Ghi nhận sáng ngày 21/5/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 110,35 USD/thùng, tăng 0,46 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 112,69 USD/thùng, tăng 0,65 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu ngày 21 tháng 5 năm 2022

Giá xăng dầu hôm nay 21/5: Dầu thô duy trì đà tăng kéo dài hai phiên liên tiếp.

Giá dầu ngày 21/5 tăng mạnh khi thị trường dự báo về tình trạng thiếu hút nguồn cung khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cho biết có kế hoạch mua một lượng lớn dầu thô để bổ sung vào kho dự trữ, trong đó Mỹ sẽ mua bổ sung 60 triệu thùng.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu cũng đang chịu áp lực bởi diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Cụ thể, sau 5 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới nào, ngày 19/5, thành phố Thượng Hải đã ghi nhận một số ca mắc mới ngoài khu cách ly. Điều này làm dấy lên lo ngại thành phố sẽ kéo dài thêm các biện pháp cách lý và áp đặt thêm các biện pháp nghiêm ngặt hơn để phòng chống dịch.

Giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế bởi đồng USD phục hồi mạnh và tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo đạt thấp hơn các dự báo được đưa ra trước đó.

Theo nhận định của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu lên xuống thất thường tiếp tục cho thấy sự bất ổn về mặt xu hướng. Có lẽ trong vòng 1 tuần tới, diễn biến giá sẽ tiếp tục lên xuống thất thường như giai đoạn vừa qua, khi thị trường chưa có các tin tức nào đủ mạnh để tạo ra biến động lớn. 

Giá dầu chủ yếu sẽ lình xình ở quanh vùng 110 USD/thùng, với biến động cộng trừ 5 USD/thùng. Với kiểu thị trường như vậy, việc giao dịch trong ngày (day trading) với các khoảng chốt lời và cắt lỗ ngắn là chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. 

Các thông tin xoay quanh thị trường dầu không có gì đặc biệt trong vài ngày qua, khi sự chú ý đang tập trung vào đại dịch Covid-19 của Trung Quốc và câu hỏi liệu khi nào liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm vận dầu của Nga. 

Còn đối với triển vọng kinh tế, sẽ có rất nhiều thông tin và kỳ vọng trái chiều, nên đây không phải là các tin tức có thể tác động đến giá một cách rõ ràng, hoặc ít nhất các tác động cũng không thể kéo dài. 

Việc Fed tăng lãi suất đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn, bởi đây là lý thuyết cơ bản của sự vận hành của nền kinh tế, tài chính. Mục đích tăng lãi suất của Fed là để kiềm chế lạm phát và tổ chức này cũng đã đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế sẽ phải chịu một số tổn thất trong ngắn hạn, nhưng sẽ đổi lại sự ổn định trong dài hạn. 

Vấn đề là mỗi người lại có sự đánh giá khác nhau về “ngắn hạn và dài hạn”, nhưng những lo ngại sẽ chỉ thực sự lớn lên vào cuối năm nay, nếu các biện pháp của Fed gây hại cho nền kinh tế nhưng lại không đổi lại kết quả khả quan. Khi đó, “sự mất kiên nhẫn” mới diễn ra và mới có thể tác động lớn đến thị trường. Còn ở thời điểm hiện tại, còn quá sớm để đánh giá mức độ hiệu quả của công cụ lãi suất lên nền kinh tế.

Đối với cung cầu, tồn kho dầu tại Mỹ tuy giảm so với tuần trước nữa, nhưng vẫn đang ở mức cao, nên sẽ không phải thông tin quá “bullish (thúc đẩy)” hay “bearish (đe dọa)”. Trong khi đó, nếu giá xăng RBOB của Mỹ tiếp tục tăng lên, sẽ là động lực hỗ trợ giá dầu WTI. Không loại trừ khả năng, hợp đồng dầu WTI tháng 7 sẽ mạnh hơn và dần lấp đầy khoảng cách so với dầu Brent tháng 7, giống như những gì đã diễn ra trong vài ngày trước với hợp đồng WTI tháng 6. Các thông tin khác liên quan tới Venezuela hay Iran sẽ không phải thông tin có tác động đến thị trường trong ngày hôm nay hoặc đầu tuần tới.

Giá xăng trong nước sắp tiến sát mốc 31.000 đồng/lít? 

Trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/5. Tuy nhiên, vì rơi vào ngày nghỉ nên liên Bộ sẽ lùi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu sang ngày 23/5. 

Theo đó, ở kỳ điều chính tiếp theo này, giá xăng có thể tăng lần thứ 4 liên tiếp. Theo doanh nghiệp đầu mối, giá xăng ngày 23/5 có thể tăng 500-700 đồng/lít, đưa giá xăng tiến sát mốc 31.000 đồng/lít, nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn.

Giá xăng dầu ngày 21 tháng 5 năm 2022

Giá xăng dầu hôm nay 21/5: Xăng trong nước sắp tiến sát mốc 31.000 đồng/lít?

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng bán lẻ trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng mạnh so với kỳ tính giá trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 có giá bình quân tới 146,3 USD/thùng. Còn xăng RON 95 là 150,3 USD/thùng.

Theo các doanh nghiệp xăng dầu, bình quân giá xăng nhập khẩu ở chu kỳ này tăng khoảng 5-6% so với chu kỳ trước. Do giá nhập khẩu tăng cao, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 1.000-1.100 đồng với xăng.

Vì thế, ở kỳ điều hành này, nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng 600-700 đồng/lít, vượt qua mốc 30.000 đồng/lít mức cao kỷ lục từ trước đến nay; còn giá dầu có khả năng giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

Trong trường hợp cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể tăng ít hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi Quỹ bình ổn tại doanh nghiệp đang âm nên kỳ điều hành này, cơ quan quản lý có khả năng sẽ không trích Quỹ với xăng.

Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước ngày 23/5 sẽ có lần tăng thứ 4 liên tiếp. 

Chỉ trong vòng 2 tháng, giá bán lẻ xăng trong nước đã hai lần lập đỉnh. Gần nhất, hôm 11/5, mỗi lít xăng RON95 tăng lên mức 29.980 đồng, cao nhất lịch sử. Giá xăng lên sát 30.000 đồng/lít và còn có thể tăng thêm nếu giá thế giới vẫn xu hướng đi lên, sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, phục hồi kinh tế và lạm phát. Nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng giảm 0,5 điểm phần trăm.

Với đà tăng hiện nay, các chuyên gia nhận xét, giá xăng dầu bình quân sẽ tăng khá cao, ảnh hưởng trực diện tới vận tải, khai thác thuỷ sản và tiêu dùng. Nhà điều hành cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng dầu và các loại thuế, phí để kìm đà tăng của loại nhiên liệu này.

Giá xăng dầu hôm nay 21/5: Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 21/5 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 28.959 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.988 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.650 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.168 đồng/lít và dầu mazut không quá 21.560 đồng/kg.

Mức giá nói trên đã được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương ngày 11/5 với giá xăng tăng hơn 1.400 đồng/lít, giá dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít, và giá dầu mazut giữ nguyên.

Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong nước.