Giải bài tập hóa 8 axit bazo muối năm 2024

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 37.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối

Bài giảng Hóa 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối

  1. Axit

1. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hóa học

- Gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H2S,…

3. Phân loại

- Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm hai loại:

+ Axit không có oxi: HCl, H2S,….

+ Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

4. Tên gọi

  1. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric

Ví dụ:

HCl: axit clohiđric. Gốc axit tương ứng là – Cl: clorua

H2S: axit sunfuhiđric. Gốc axit tương ứng là = S: sunfua

  1. Axit có oxi

- Axit có nhiều nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

H2SO4: axit sunfuric. Gốc axit là = SO4: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit là – NO3: nitrat

- Axit có ít oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

H2SO3: axit sunfurơ. Gốc axit là = SO3: sunfit

II. Bazơ

1. Khái niệm

Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit [– OH].

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của bazơ có dạng: M[OH]n, với n là số hóa trị của kim loại.

3. Tên gọi

Tên bazơ = tên kim loại [kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị] + hiđroxit

Ví dụ:

Fe[OH]2: sắt[II] hiđroxit

KOH: kali hiđroxit

4. Phân loại

- Dựa vào tính tan của bazơ mà bazơ được chia làm hai loại:

+ Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

Ví dụ: NaOH, KOH, Ca[OH]2, Ba[OH]2…

+ Bazơ không tan trong nước.

Ví dụ: Cu[OH]2, Fe[OH]2, Fe[OH]3,…

III. Muối

1. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

2. Công thức hóa học

- Gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…

3. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại [kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị] + tên gốc axit

Ví dụ:

Na2SO4: natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt[II] sunfat

4. Phân loại

- Dựa vào thành phần, muối chia làm hai loại:

+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…

+ Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

- Lưu ý: Trong muối axit, hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Chúng ta có những chất như thế nào ? Có công thức hóa học tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 37: Axit - Bazơ - Muối . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

1. Axit

Khái niệm:

  • Phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng kim loại.

Công thức hóa học: gồm một hay nhiều nguyên tử H với gốc axit.

Phân loại:

  • Axit có oxi : H2SO4,…
  • Axit không có oxi: HCl,…

Tên gọi:

  • Axit có oxi: axit + tên phi kim + hidric.
  • Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ic

2. Bazơ

Khái niệm:

  • Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit [-OH]

Công thức hóa học: gồm một nguyên tử kim loại [M] liên kết với một hay nhiều nhóm [-OH].

Tên gọi: Tên kim loại [kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị] + hidroxit.

Phân loại:

  • Bazo tan trong nước
  • Bazo không tan trong nước.

Ví dụ: NaOH – Natri hidroxit

3. Muối

Khái niệm:

  • Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.

Công thức hóa học: kim loại và gốc axit.

Tên gọi: Tên kim loại [kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị] + tên gốc axit.

Phân loại:

  • Muối trung hòa.
  • Muối axit

Ví dụ: NaCl – Natriclorua

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 : Trang 130 sgk hóa 8

Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều …………liên kết với ………….. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng…………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một…………liên kết với một hay nhiều nhóm……………

Axit tác dụng với muối tạo ra gì?

Muối tác dụng với dung dịch axit: Muối khi tác dụng với axit sẽ cho ra muối mới và axit mới. Điều kiện: Cả axit và muối tham gia phải tan. Axit mới phải yếu hơn axit đã cho, nếu không thì muối mới phải kết tủa. VD: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 [kết tủa] + 2HCl.

Bazơ tác dụng với muối tạo ra gì?

Bazơ + Muối → bazơ [mới] + Muối [mới]

Muối axit bazơ ra gì?

Tác dụng với bazơ: Muối axit có thể phản ứng với bazơ để tạo thành muối mới và nước. Phản ứng thuỷ phân: Trong dung dịch nước, muối axit thường dễ dàng bị thuỷ phân, tạo ra axit tương ứng và ion hydroxide [OH-].

Khi tan trong nước axit tạo ra ion gì?

Axit khi tan trong nước phân li ra ion H+.

Chủ Đề