Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 trang 104

Ôn tập lại các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã được học.

Câu 1:

Tên văn bản, tác giả [1] Thể loại [2] Phương thức biểu đạt [3] Nội dung chủ yếu [4] Đặc sắc nghệ thuật [5]
Tôi đi học – Thanh Tịnh [1911 – 1988] Trong lòng mẹ [Những ngày thơ ấu] – Nguyên Hồng [1918-1982] Tức nước vỡ bờ [Tắt đèn] –Ngô Tất Tố Lão Hạc [Lão Hạc] – Nam Cao
Hồi kí Hồi kí Truyện ngắn Truyện ngắn
Tự sự kết hợp trữ tình Tự sự kết hợp trữ tình Tự sự Tự sự
Dòng hồi tưởng và tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày đi học đầu tiên Nỗi niềm tủi cực, cay đắng của cậu bé Hồng. Tình thương yêu mẹ cháy bỏng, tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý giữa bé Hồng và mẹ. Bộ mặt bất nhân, tàn ác của xã hội phong kiến thực dân đương thời. Số phận nghèo cùng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người nông dân. Số phận nghèo khổ và đau thương của người nông dân. Phẩm chất thanh cao, tốt đẹp của họ
Ngôn ngữ đậm chất thơ, sử dụng các hình ảnh so sánh đặc sắc Ngôn ngữ có tính biểu cảm cao độ, sử dụng các hình ảnh so sánh. Cốt truyện tăng cấp, kịch tính. Khắc họa nhân vật một cách sống động, đặc sắc thông qua hành động và ngôn ngữ. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế bậc thầy.

Câu 2:

Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ Lão Hạc
Thể loại Tự sự Tự sự Tự sự
Phương thức biểu đạt Tự sự đan xen với biểu cảm, giàu màu sắc trữ tình hơn. Tự sự là yếu tố chính, kết hợp với miêu tả và biểu cảm Tự sự là chính, đan xen với yếu tố miêu tả và biểu cảm
Nội dung chủ yếu Viết về con người và đời sống đương thời Tập trung vào làm nổi bật tình mẫu tử Viết về con người và đời sống đương thời Tập trung phản ánh số phận, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Viết về con người và đời sống đương thời Tập trung khắc họa số phận, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
Đặc sắc nghệ thuật Ngôn ngữ giàu màu sắc trữ tình. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động. Lời kể đa thanh. Khắc họa một cách tinh tế tâm lí nhân vật.

Câu 3:

+ Văn bản [2]: nhân vật bé Hồng

- Cậu bé đáng thương, tội nghiệp.

- Suy nghĩ sâu sắc và lớn hơn tuổi.

- Có tình yêu thương mẹ vô bờ bến.

+ Văn bản [3]: nhân vật chị Dậu

- Giàu sự hi sinh, tình yêu thương chồng con.

- Tiềm tàng sức mạnh và sức phản kháng mãnh liệt.

+ Văn bản [4]: lão Hạc

- Giàu tình yêu thương [cho con trai và cho cậu Vàng].

- Phẩm chất cao quý, thà chết để giữ gìn sự trong sạch của đời người.

Bản 2/ Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam [siêu ngắn]

Câu 1:

Tên văn bản, tác giả [1] Thể loại [2] Phương thức biểu đạt [3] Nội dung chủ yếu [4] Đặc sắc nghệ thuật [5]
Tôi đi học [Thanh TịnhTruyện ngắnTự sự Những cảm xúc và kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.Lời văn đậm chất trữ tình, các hình ảnh so sánh, miêu tả hết sức độc đáo.
Trong lòng mẹ [Nguyên Hồng] Hồi kí [trích] Tự sự [có xen trữ tình] Nỗi đau của một đứa bé mồ côi và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ bé. Lời văn đậm chất trữ tình, khắc họa tâm lí nhân vật một cách sâu sắc và có chiều sâu
Tức nước vỡ bờ [Ngô Tất Tố] Tiểu thuyết [trích] Tự sựPhê phán chế độ bất nhân, tàn ác, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của người phụ nữ nông thôn.Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, tình huống truyện độc đáo.
Lão Hạc [Nam Cao] Truyện ngắn [trích] Tự sự [có xen yếu tố trữ tình] Số phận đau thuơng của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất đạo đức cao quý, tiềm tàng của họNhân vật được miêu tả tâm lí sâu sắc, cách kể chuyện vừa tự nhiên, vừa linh hoạt vừa giàu chất trữ tình.

Câu 2:

a, Các điểm giống nhau

Đều là các văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại

- Chan chứa tinh thần nhân đạo: Ngợi ca, trân trọng tình cảm tốt đẹp, các phẩm chất tốt đẹp của con người; tố cáo những gì tàn ác, xấu xa của tầng lớp thống trị chà đạp lên cuộc sống của những con người có thân phận thấp kém.

- Cách thể hiện sinh động, mới mẻ, chân thực.

- Phong cách nhà văn biểu đạt rõ nét, nổi trội với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

b, Các điểm khác nhau

- Thể loại: nhà văn Nguyên Hồng viết thể hồi kí, nhà văn Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, nhà văn Nam Cao viết truyện ngắn

- Nhân vật: Nguyên Hồng sáng tác về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao sáng tác chủ yếu về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố sáng tác chủ yếu về người phụ nữ nông dân.

- Mỗi một tác phẩm đều đã khai thác các phẩm chất riêng của con người:

+ Nhân vật Hồng có tình cảm yêu thương mẹ rất sâu sắc.

+ Nhân vật chị Dậu vừa giàu tình yêu thương chồng con vừa có sức phản kháng tiềm tàng

+ Nhân vật lão Hạc vừa có tâm hồn trong sáng, vừa yêu thương con lại vừa có nhân cách cao cả.

Câu 3:

Ví dụ:

Nhân vật Chị Dậu là nhân vật mà em yêu thích nhất. Vì:

Nhân vật này là một người phụ nữ hiền hậu, yêu chồng thương con vô bờ bến. Chị nhẫn nhục, khẩn thiết van xin, lạy lục tên Cai lệ để bọn chúng tha cho chồng. Nhưng cũng sẵn sàng đứng lên phản kháng, đánh lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng khi gia đình gặp nguy khốn, khi nhân phẩm bị chà đạp đến tột cùng. Đó là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì trước cách mạng tháng Tám.

Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 [trang 103 Ngữ văn 8 tập 1] Bài tiếp: Soạn bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 [trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 1]

Giải câu hỏi 2 – Ôn tập truyện kí Việt Nam [Trang 104 SGK ngữ văn 8 tập 1] – Phần soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 103 – 104 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3, và 4.

[Gợi ý: So sánh về mặt thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật,… Chẳng hạn, những điểm giống nhau: đều là tự sự [hiện đại], đều viết về con người và đời sống đương thời, đều có tinh thần nhân đạo, đều có lối sống viết chân thực, sinh động,…]

Trả lời:

– Giống:

+ Phương thức tự sự xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. Sáng tác giai đoạn 1930-1945.

+ Lấy đề tài về cuộc sống, con người đương thời.

+ Mang tinh thần nhân đạo, lên án xã hội.

– Khác:

+ Trong lòng mẹ thể loại hồi kí viết về trẻ thơ và tình mẫu tử.

+ Tức nước vỡ bờ thể loại tiểu thuyết viết về người phụ nữ nông dân.

+ Lão Hạc thể loại truyện ngắn viết về người nông dân và cái lương thiện.

[BAIVIET.COM]

Giải câu hỏi 1 – Ôn tập truyện kí Việt Nam [Trang 104 SGK ngữ văn 8 tập 1] – Phần soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 103 – 104 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.

Đề bài:

Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

Tên văn bản, tác giả

[1]

Thể loại

[2]

Phương thức biểu đạt

[3]

Nội dung chủ yếu

[4]

Đặc sắc nghệ thuật

[5]

 

Chú ý:

– Mục [1]: nếu là văn bản trích tác phẩm thì ghi cả tên tác phẩm, năm tác phẩm ra đời và đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tức nước vỡ bờ [Tắt đèn, 1939]. Sau tên tác giả, ghi năm sinh – năm mất [nếu đã mất] của tác giả đó [đặt trong ngoặc đơn]; ví dụ: Nguyên Hồng [1918 – 1982].

– Mục [2]: ghi thể loại của văn bản [truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí,…]

– Mục [3]: ghi phương thức biểu đạt của văn bản [tự sự, trữ tình hoặc tự sự xen trữ tình,…]

– Các mục [4] và [5]: dựa vào phần Ghi nhớ ở mỗi bài để ghi.

Trả lời:

Tên văn bản, tác giả

[1]

Thể loại

[2]

Phương thức biểu đạt

[3]

Nội dung chủ yếu

[4]

Đặc sắc nghệ thuật

[5]

Tôi đi học – Thanh Tịnh [1911-1988]Truyện ngắnTự sự xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm.Kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đến trường.Lời kể chân thực, giàu cảm xúc.
Trong lòng mẹ [trích Những ngày thơ ấu ] – Nguyên Hồng [1918 – 1982]Hồi kíCay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bóng với mẹ.Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, giàu chất trữ tình.
Tức nước vỡ bờ [trích Tắt đèn] – Ngô Tất Tố [1893-1954]Tiểu thuyếtBộ mặt tàn ác của xã hội phong kiến. Vẻ đẹp người phụ nữ nông dân đầy tình thương, sức sống.Miêu tả hiện thực, tâm lí nhân vật.
Lão Hạc – Nam Cao [1915 – 1951]Truyện ngắnSố phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý. Tình yêu thương của nhà văn đối với họ.Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. Tạo tình huống truyện bất ngờ.

[BAIVIET.COM]

Video liên quan

Chủ Đề