Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 56 tập 2

Câu 1: a. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

M. la hét/nết na

b. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

M: lan man / mang vác

Trả lời:

a. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

Lacon la, sao la, la bàn, la măng, la lối, la cà, dò la,...Lẻlẻ tẻ, lẻ bóng, lẻ loi, chơi quả lẻ, tiền lẻ.....
Naquả na, na ná, nu na nu nống, .....NẻNứt nẻ, nẻ đất, nẻ mặt, nẻ môi....
LoLo lắng, chăm lo, lo âu, lo nghĩ, lo sợ, .....lởLở đất, sạt lở, lở loét, lở mồm, lở mồm long móng....
NoNo nê, no căng, ăn no, no bụng, ngủ no mắt,....nởhoa nở, nở nang, bột nở, nở mày nở mặt, nở nụ cười....

b. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :

ManMan mác, lan man, miên man, khai man....VầnVần thơ, đánh vần, vần đá.....
MangMang vác, mang cá, mang ơn, mênh mang....VầngVầng trăng, vầng trán,.....
BuônBuôn bán, buôn buốt, lái buôn, buôn làng, mối buôn...VươnVươn vai, vươn lên, vươn người....
BuôngBuông xuôi, buông tay, buông thả, buông màn, ....VươngVương vấn, ngôi vương, vương tơ....

Câu 2: Tìm và viết lại các từ láy:

a. từ láy âm đầu l          M. long lanh

b. từ láy có vần âm cuối ng     M. lóng ngóng

Trả lời:

Từ láy âm đầu llấp lánh, lập lòe, lung linh, lả lướt, lạnh lẽo, lạ lùng, lạc lõng, lúng liếng, lai láng, lam lũ...
Từ láu có vần âm cuối ngvội vàng, vang vọng, lông bông, loáng thoáng, loạng choạng, lúng lúng, leng keng, lúng túng...

Từ khóa tìm kiếm: giải VBT tiếng việt 5 tập 1, giải bài chính tả trang 56, giải chi tiết bài chính tả tuần 9 vbt tiếng việt 5 tập 1, hướng dẫn giải chính tả tuần 9 trang 56.

Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê – đê – Soạn bài Luật tục xưa của người Ê – đê trang 56 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. 1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? 2. Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

Quảng cáo - Advertisements

Câu hỏi:

Câu 1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?

Câu 2. Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

Câu 3. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.

Câu 4. Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.

Câu 1. Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

Quảng cáo - Advertisements

Câu 2. Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

Câu 3. Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

–  Tội nhỏ thì xử nhẹ [phạt tiền một song], chuyện lớn thì xử nặng [phạt tiền một co]. Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

–  Tang chứng phải chắc chắn [phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao… của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc] mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

Câu 4. Một số luật của nước ta mà em biết là: Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ…

Nội dung: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

Bài đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

              Về cách xử phạt

    Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.

    Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.

                  Về tang chứng và nhân chứng:

     Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.

    Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.

                   Về các tội:

- Tội không hỏi cha mẹ:

     Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.

- Tội ăn cắp:

     Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.

- Tội giúp kẻ có tội:

    Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.

- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:

    Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.

Theo NGÔ ĐỨC THỊNH - CHU THÁI SƠN

- Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…

- Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên

- Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co

- Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội

- Nhân chứng: người làm chứng

- Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị

Câu 3

Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.

Phương pháp giải:

Con đọc các phần "Về cách xử phạt" và "Về tang chứng và nhân chứng" rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

-  Tội nhỏ thì xử nhẹ [phạt tiền một song], chuyện lớn thì xử nặng [phạt tiền một co]. Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

-  Tang chứng phải chắc chắn [phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc] mới được kết tội.

- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 56, 57 - Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Bài 1: Đọc bài văn Qua những mùa hoa [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 98]. Gạch dưới các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.

Trả lời:

* Đoạn 1, 2, 3 :

[1]Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. [2] Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. [3]Nhưng[1] khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

[4]Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. [5]Rồi[1] bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

[6]Nhưng[2] khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. [7]Rồi[2] thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Giải thích thêm:

“Nhưng” [1] nối câu [3] với câu [2].

“Vì thế” nối câu [4] với câu [3], nối đoạn [2] với đoạn 1.

“Rồi” [1]nối câu [5] với câu [4]

“Nhưng” [2] nối câu [6] với câu [5], nối đoạn 3 với đoạn 2.

“Rồi”[2] nối câu [7] với câu [6]

* Đoạn 4, 5, 6, 7 :

[8]Đến[1] tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

[9]Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. [10]Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. [11]Đến[2] cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. [12]Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

[13]Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. [14]Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

[15]Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng…. đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. [16]Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy !

Giải thích thêm:

- “Đến”[1] nối câu[8] với câu[7], nối đoạn 4 với đoạn 3.

- “Đến” nối câu[11] với các câu[9], [10].

- “Sang đến” nối câu[12] với các câu[9], [10], [11].

- “Nhưng” nối câu[13] với câu[12], nối đoạn 6 với đoạn 5.

- “Mãi đến” nối câu[14] với câu[13].

- “Đến khi” nối câu[15] với câu[14], nối đoạn 7 với đoạn 6.

“Rồi” nối câu[16] với câu[15].

Bài 2: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy phát hiện chỗ sai đó và chữa lại cho đúng [bằng cách gạch từ nối dùng sai, thay bằng từ đúng] :

Trả lời:

Thay từ "nhưng" bằng “vậy, vậy thì; thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì”.

Chữa lại câu văn: “Vậy thì bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.”

Video liên quan

Chủ Đề