Giải bài tập toán lớp 6 trang 96

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 96 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 9.29, 9.30, 9.31, 9.32. Bài 9.31: Trong túi có một số viên bi màu đen và một số viên bi màu đỏ.

Bài 9.29 trang 96 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi:

Minh gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

  1. Số chấm xuất hiện là số chẵn;
  1. Số chấm xuất hiện lớn hơn 2.

Lời giải:

  1. Các số chẵn là 2;4;6

Số lần được 2 là 20, số lần được 4 là 22, số lần được 6 là 15.

Số lần được số chẵn là: 20+22+15=57

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện là số chẵn” là:\[\frac{{57}}{{100}} = 57\% \]

  1. Các số lớn hơn 2 là 3;4;5;6

Số lần được 3 là 18, số lần được 4 là 22, số lần được 5 là 10, số lần được 6 là 15.

Số lần được số lớn hơn 2 là: 18+22+10+15=65

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện lớn hơn 2” là:\[\frac{{65}}{{100}} = 65\% \]

Bài 9.30 trang 96 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi:

An quay tấm bìa như hình bên một số lần và ghi kết quả dưới dạng bảng như sau [Mỗi gạch tương ứng 1 lần ]:

  1. An đã quay tấm bìa bao nhiêu lần?
  1. Có bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh, bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng?
  1. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô màu xanh”.

Lời giải:

  1. An đã quay tấm bìa: 24 lần.
  1. Có 7 lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng, 17 lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh.
  1. Xác suất thực nghiệm của sự kiện Mũi tên chỉ vào ô màu xanh là: \[\frac{{17}}{{24}}\]

Bài 9.31 trang 96 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi:

Trong túi có một số viên bi màu đen và một số viên bi màu đỏ. Thực hiện lấy ngẫu nhiên một viên bi từ túi, xem viên bi màu gì rồi trả lại viên bi vào túi. Khoa thực hiện thí nghiệm 30 lần. Số lần lấy được viên bi màu đỏ là 13. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoa lấy được viên bi màu đỏ.

Lời giải:

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoa lấy được viên bi màu đỏ là:\[\dfrac{13}{30}\]

Bài 9.32 trang 96 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi:

Một chiếc thùng kín có một số quả bóng xanh, đỏ tím vàng. Trong một trò chơi, người chơi lấy ngẫu nhiên một quả bóng, ghi lại màu rồi trả lại bóng vào thùng. Bình thực hiện trò chơi 100 lần và được kết quả như bảng sau:

Giải Toán lớp 6 trang 96, 97 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 3 bài tập trong SGK bài 1 Tam giác đều - Hình vuông - Lục giác đều.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 96, 97 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 96, 97 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Toán 6 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

I. Giải Luyện tập vận dụng Toán 6 Bài 1

1. Nhận biết tam giác đều

Bài 1: [Trang 93 SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1]

Hãy xếp ba chiếc que có độ dài bằng nhau để tạo thành Hình 1. Tam giác đó gọi là tam giác đều

Gợi ý đáp án

- Đặt 2 chiếc que ở đỉnh sao cho mỗi đầu của 2 chiếc chạm vào nha.

- Cố định vị trí chạm nhau của 2 chiếc que và đặt chiếc thứ 3 vào đầu còn lại của 2 chiếc que như trên hình.

Bài 2: [Trang 93 SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1]

Với tam giác đều ABC như ở Hình 2, thực hiện hoạt động sau:

  1. Gấp tam giác ABC sao cho cạnh AB trùng với cạnh AC, đỉnh B trùng với đỉnh C [ Hình 3a]. So sánh cạnh AB và cạnh AC, góc ABC và góc ACB

Gợi ý đáp án

Cạnh AB bằng cạnh AC

Góc ABC bằng góc ACB

  1. Gấp tam giác ABC sao cho cạnh BC trùng với cạnh BA, đỉnh C trùng với đỉnh A [ Hình 3b]. So sánh cạnh BC và cạnh BA; góc BCA và góc BAC

Gợi ý đáp án

Cạnh BC bằng cạnh BA

Góc BCA bằng góc BAC

2. Vẽ tam giác đều

Bài 3: [Trang 94 SGK Cánh Diều Toán 6 tập 1]

Vẽ tam giác đều bằng thước và compa khi biết độ dài các cạnh

Gợi ý đáp án

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Bước 3. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Chủ Đề