Giải pháp để nâng cao giá trị lâm sản khai thác ở nước ta là

Tập trung nâng cao giá trị sản xuất của lâm sản ngoài gỗ

[ĐCSVN] – Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, hoạt động sản xuất, khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ [LSNG] gắn liền với đời sống của hàng triệu hộ gia đình miền núi.Đâylà nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu, là một trong những nguồn thu nhập quan trọng đã góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho một bộ phận cư dân sống dựa vào rừng.

Đồng thời, LSNG cũngcung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản, góp phần phát triển kinh tế địa phương, khôi phục, nâng cao độ che phủ và giá trị của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

LSNG mang ý nghĩa quan trọng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái [Ảnh: PV]


Ở Việt Nam, với 2.000 loài LSNG là cây thân gỗ; 3.000 loài cho dược liệu; 400 loài cho lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; 500 loài cho tinh dầu, LSNG được coi là lĩnh vực có vị trí quan trọng trong ngành lâm nghiệp [chiếm 20-25% giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm].

Hoạt động sản xuất LSNG trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn, không chỉ mang lại thu nhập cho kinh tế hộ gia định của người dân miền núi mà còn đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng 15-30%, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Để đạt được những thành tựu trên có sự đóng góp không nhỏ của khoa học công nghệ về LSNG. Tuy nhiên, những đóng góp của khoa học công nghệ về LSNG chưa tương xứng với tiềm năng của nó nhất là trong giai đoạn vừa qua khi ngành lâm nghiệp vẫn còn tăng trưởng chậm, chưa bền vững; hiệu quả sản xuất kinh và năng lực cạnh tranh thấp, đặc biệt là đời sống của người dân ở miền núi còn thấp, nhiều nơi người dân chưa thể sống được bằng nghề rừng.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, triển khai thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, định hướng nghiên cứu về LSNG trong giai đoạn tới là vừa tập trung vào việc vừa nâng cao giá trị sản xuất của ngành thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã và giá trị gia tăng của sản phẩm LSNG, vừa phát triển bền vững tài nguyên LSNG.

Trong những qua, việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ ngày càng được tăng cường, góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu và phục vụ có hiệu quả cho sản xuất. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về LSNG được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả to lớn, đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói riêng, sự phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, góp phần đóng góp sự tăng trưởng chung của ngành.

Mặc dù có những thành tựu nhất định, nhưng trong nghiên cứu về LSNG còn một số tồn tại, thiếu sót. Một trong những tồn tại lớn trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN về LSNG là số tiến bộ công nghệ còn ít, số lượng kết quả nghiên cứu, tiến bộ công nghệ được đưa vào sản xuất còn hạn chế và nhiều kết nghiên cứu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, nhiều kết quả nghiên cứu khi đưa ra đã lạc hậu.

Hơn nữa, việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu LSNG chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, còn mang nặng tính chủ quan, chưa chuẩn xác, thiếu thực tế, chưa có sự tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu, thiếu tính liên tục, kế thừa nên hiệu quả nghiên cứu chưa cao, chưa gắn chặt với thực tiễn sản xuất và thị trường, chưa chú ý đến đối tượng là LSNG. Cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu chưa tạo động lực khuyến khích cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất LSNG. Nguồn kinh phí cho nghiên cứu hạn chế và dàn trải, không đồng bộ.

Nguồn nhân lực cho nghiên cứu LSNG vừa thiếu, yếu, không chuyên sâu và chưa đồng bộ. Đội ngũ nghiên cứu chưa được trang bị kiến thức và phương pháp tiếp cận phù hợp với lĩnh vực LSNG. Thiếu cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về LSNG nhất là lĩnh vực khai thác và công nghệ chế biến sau thu hoạch thiếu.

Hệ thống dịch vụ phục vụ cho nghiên cứu LSNG còn chậm phát triển như công tác thông tin, dự báo phát triển, hoạt động mua bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu về LSNG còn yếu.

Xuất phát từ mục tiêu, định hướng của đề án tái cơ cấu ngành cùng với chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020 cho thấy trong giai đoạn tới định hướng nghiên cứu LSNG phải tập trung: xác định rõ vai trò, giá trị và tác động của LSNG đối với sinh kế và bảo tồn rừng; Bảo tồn có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn tài nguyên LSNG hiện có góp phần nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2011-2020; Nghiên cứu, rà soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG làm cơ sở đề xuất quy hoạch, cơ cấu vùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến trong toàn quốc; Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu LSNG gắn với mạng lưới các cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng kinh tế - sinh thái; Chọn lọc và nâng cao chất lượng giống cây trồng LSNG theo hướng năng suất, chất lượng, ổn định và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay để cung cấp giống tốt cho sản xuất; Xác định cơ cấu cây trồng lâm sản ngoài gỗ chủ lực, có thế mạnh, phù hợp với điều kiện của từng vùng kinh tế - sinh thái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và tính bền vững của rừng trồng; Nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm LSNG theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và thiết bị khai thác, sơ chế, chế biến và bảo quản các sản phẩm LSNG theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu; Nghiên cứu xây dựng các cơ sở để đề xuất các chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng, đầu tư và phát triển bền vững tài nguyên LSNG.

Có thể thấy, LSNG như mọi sản phẩm lâm nghiệp khác, nó là một bộ phận quan trọng, đóng góp quan trọng cho giá trị sản xuất của ngành. LSNG sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp khi có định hướng nghiên cứu đúng, phù hợp và được đầu tư thích đáng.

Thứ năm, 15/09/2022 03:09

TMO - Với hơn 100 nghìn ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, tiềm năng công nghiệp chế biến gỗ của Bắc Kạn là rất lớn. Với lợi thế trên, tỉnh Bắc Kạn xác định  phát triển kinh tế rừng bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sinh kế và giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn sống phụ thuộc vào rừng.

Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 417.538 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên có 272.789 ha, diện tích rừng trồng 100.291 ha. Trong những năm qua công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. Tỉnh quan tâm chỉ đạo trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng; khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh đã trồng mới được 33.925 ha; năm 2021, toàn tỉnh trồng được 5.156 ha, nghiệm thu 5.134 ha, đạt 144% kế hoạch. Chất lượng rừng ngày càng được nâng lên, đến nay, toàn tỉnh đã có 921 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC.

Bắc Kạn tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững 

Từ năm 2020 đến nay, tổng sản lượng khai thác gỗ trung bình hàng năm của tỉnh Bắc Kạn đạt khoảng 260.000m3, giá bán bình quân 800.000 đồng/m3 trở lên. Năm 2022, toàn tỉnh đề ra chỉ tiêu khai thác lâm sản là 304.000m3 [cao hơn năm 2021] gỗ nguyên liệu.

Ngoài sản phẩm gỗ, với hơn 273.329 ha rừng tự nhiên, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ đã gắn liền với đời sống của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Lâm sản ngoài gỗ trở thành nguyên liệu cung cấp cho sản xuất hàng hóa nội địa cũng như xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, tinh dầu, hàng thủ công mỹ nghệ…

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, UBND tỉnh quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2035 [Đề án].

Trong đó, Đề án xác định phát triển trồng rừng và chế biến gỗ từ rừng trồng là sản phẩm chủ lực của địa phương tham gia vào ngành hàng chủ lực của quốc gia theo hướng bền vững và có giá trị gia tăng cao; trồng lại rừng tập trung sau khai thác, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thâm canh rừng được xác định là mục tiêu chính trong giai đoạn 2020 - 2025 để tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng, cung cấp nguyên liệu chế biến làm hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là đột phá.  

Với nguồn nguyên liệu dồi dào, hoạt động chế biến gỗ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang không ngừng phát triển 

Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khai thác hiệu quả lợi thế rừng trồng trong cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến lâm sản. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 329 cơ sở chế biến gỗ, với 38 doanh nghiệp, hợp tác xã và 291 cơ sở hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh. Sản phẩm chủ lực là ván bóc, dăm, đũa gỗ, ván cốt phá, thanh chi tiết, sản xuất đồ mộc…

Nhờ nguồn gỗ nguyên liệu rất dồi dào nên hiện nay các nhà máy đang hoạt động ổn định, sản phẩm cung cấp cho các thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Trung Quốc... Chế biến gỗ nhờ đó hiện đã chiếm tới gần 40% tỷ trọng sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn.

Việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến gỗ, tre nứa bền vững nhằm tạo ra đột phá trong công tác phát triển rừng sản xuất; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với từng giai đoạn để nâng cao giá trị gia tăng bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sản xuất kinh doanh rừng. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho công tác chế biến tại địa phương. 

Tỉnh Bắc Kạn xác định đến năm 2025, toàn tỉnh có 11.000 ha trở lên cây Keo được trồng bằng các giống tiến bộ [Keo hạt Úc, Keo mô] và kinh doanh theo phương thức trồng cây gỗ lớn [khai thác trên 10 năm tuổi]; 5.000 ha cây Mỡ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chặt tỉa thưa để nâng tỷ lệ gỗ xẻ lên 80% sản lượng khai thác; 7.000 ha cây Mỡ được trồng lại sau khai thác bằng giống đảm bảo chất lượng tốt; 20.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC; 15.000 ha rừng trồng được sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Địa phương này tập trung mở rộng, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ 

Bắc Kạn đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên từ từng để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển điện sinh khối nhằm tận dụng hết toàn bộ thân, cành, lá sau khai thác gỗ rừng trồng. Theo ước tính, lượng phụ phẩm bao gồm vỏ cây, cành, lá, mùn cưa, dăm gỗ… từ trồng, khai thác, chế biến của Bắc Kạn chiếm tỷ trọng khoảng 30-35% tổng sản lượng gỗ khai thác từ rừng. Đây là nguồn sinh khối rất lớn có thể tận dụng làm nguyên liệu phục vụ cho phát triển điện sinh khối tại địa phương.

Với những lợi thế ở trên, Bắc Kạn đang nỗ lực để hướng tới mục tiêu trở thành “trung tâm công nghiệp chế biến gỗ” ở vùng Đông Bắc. Tỉnh đang phấn đấu đến năm 2025 đưa diện tích rừng trồng toàn tỉnh đạt 100 nghìn ha, diện tích khai thác trung bình từ 5.500-6.500ha/năm với trữ lượng khoảng 700-900 nghìn m3/năm, sản xuất ra 300 nghìn m3 sản phẩm.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang khuyến khích người dân đẩy mạnh trồng rừng sản xuất đặc biệt là rừng gỗ lớn. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp để hoạt động khai thác, chế biến lâm sản phát triển một cách bền vững. Cùng với đó, phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng...để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. 

Hoàng Hà

Video liên quan

Chủ Đề