Giải sinh học lớp 7 bài 26

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 26: Châu chấu môn Sinh học lớp 7, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 86 – 88

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 86

Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau:

- Mô tả mỗi phần của cơ thể châu chấu.

- So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối, bọ hung… khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn hay không? Tại sao?

Lời giải:

- Cơ thể gồm 3 phần:

+ Đầu: mắt kép, râu, miệng

+ Ngực: 3 đôi chân 2 đôi cánh

+ Bụng: có các lỗ thở

- So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn. Vì châu chấu có 3 hình thức di chuyển

+ Bò bằng 3 đôi chân

+ Nhảy bằng 2 càng

+ Bay bằng 2 đôi cánh

Bài 2 (trang 88 SGK Sinh học 7)

Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

Lời giải:

- Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

- Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 88

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Châu chấu có phàm ăn hay không và ăn loại thức ăn gì?

- Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành?

Lời giải:

- Có ăn phàm: gặm chồi và ăn lá cây.

- Châu chấu phải lột xác nhiều lần vì nó có lớp vỏ kitin cứng, kém đài hòi → không thể lớn lên theo cơ thể được → lột xác nhiều lần.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 26

Bài 1 (trang 88 SGK Sinh học 7)

Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?

Lời giải:

3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

- Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

- Đầu có 1 đôi râu.

- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Bài 2 (trang 88 SGK Sinh học 7)

Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

Lời giải:

- Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

- Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Bài 3 (trang 88 SGK Sinh học 7)

Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào ?

Lời giải:

Mối quan hệ dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu là : Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều (đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lần). Nhờ đó, chúng sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 26

LỚP SÂU BỌ

Lớp Sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành Chân khớp.

Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

I. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

2. Châu chấu di chuyển rất linh hoạt

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

II. CẤU TẠO TRONG

Giải sinh học lớp 7 bài 26

Châu chấu có đặc điểm khác tôm như sau:

- Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hệ mạch hở.

- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh châu chấu dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

III. DINH DƯỠNG

- Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

- Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

IV. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

- Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục ống.

- Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

- Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

- Châu chấu ăn thực vật, chúng phàm ăn nên rất có hại.

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Châu chấu file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Giải sinh học lớp 7 bài 26

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 26. Châu chấu trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thờichúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêmcác câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển. Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng sinh sản và phát triển của châu chấu

Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 26 ngắn gọn

LỚP SÂU BỌ

Lớp Sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành Chân khớp.

Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

I. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Giải sinh học lớp 7 bài 26

2. Châu chấu di chuyển rất linh hoạt

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

II. CẤU TẠO TRONG

Giải sinh học lớp 7 bài 26

Châu chấu có đặc điểm khác tôm như sau:

- Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hệ mạch hở.

- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh châu chấu dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

III. DINH DƯỠNG

- Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

- Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

IV. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

- Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục ống.

- Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

- Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

- Châu chấu ăn thực vật, chúng phàm ăn nên rất có hại.

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 26 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 86:Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau:

- Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu.

- So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối, bọ hung...khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không, tại sao?

Trả lời:

- Mỗi phần cơ thể của châu chấu:

+ Phần đầu có râu, mắt kép, cơ quan miệng với 1 đôi râu

+ Phần ngực có chân, cánh với 3 đôi chân, 2 đôi cánh

+ Phần bụng có các lỗ thở luôn phập phồng.

- Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt với 3 cách: bò, bay và nhảy.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 87:Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: - Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? - Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận thức ăn rồi đồng hóa tạo ra năng lượng còn hệ bài tiết giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải các chất độc hại do hệ tiêu hóa tạo ra.

- Do hệ tuần hoàn cung cấp dinh dưỡng và ôxi cho các tế bào, tuy nhiên ở châu chấu, ôxi do hệ hô hấp vận chuyển nên hệ tuần hoàn đơn giản đi.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 88:Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Châu chấu có phàm ăn không và ăn loại thức ăn gì?

- Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

Trả lời:

- Châu chấu khá phàm ăn, chúng có cơ quan miệng khỏe nên thức ăn là từ chồi non đến lá già.

- Do vỏ cơ thể kém đàn hồi nên châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành

Câu 1 trang 88 Sinh học 7:Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Trả lời:

- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

- Hô hấp bằng hệ thống ống khí với lỗ khí ở bụng nên bụng luôn phập phồng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Câu 2 trang 88 Sinh học 7:Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Trả lời:

- Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ khí ở bụng, phân nhánh chằng chịt đến các tế bào.

- Tôm hô hấp bằng các lá mang.

Câu 3 trang 88 Sinh học 7:Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

Trả lời:

Châu chấu có khả năng ăn rất tốt (phàm ăn) cung cấp năng lượng cho quá trình sinh sản, châu chấu sinh sản rất nhanh (đẻ nhiều, số lứa mỗi năm lớn).

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 26 hay nhất

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của lớp sâu bọ: Đại diện:châu chấu

Trả lời:

- Cấu tạo ngoài:3 phần :đầu, ngực, bụng

+ Đầu:có râu hình sợi, có đôi mắt kép,3 đôi mắt đơn, cơ quan miệng kiểu nghiền

+ Ngực:3 đốt, 3đôi chân, 2 đôi cánh

+ Bụng:10 đốt:đốt thứ 10 con cái kéo dài thành máng đẻ, trên mỗi đốt có 1 đôi lổ thở

- Cấu tạo trong:

+ Hệ tiêu hoá:Giống tôm có thêm phần ruột tịt và nhiều ống bài tiết, ruột tịt tiết dịch đổ vào dạ dày

+ Hệ hô hấp:Có hệ thống ống khí mang ô xi từ các lổ thở đến các TB

+ Hệ tuần hoàn:hở, có tim đơn giản:hình ống chia nhiều ngăn nằm ở mặt lưng của cơ thể

+ Hệ thần kinh:Dạng chuỗi hạch:gồm nhiều hạch TK trong đó có hạch não phát triển

- Di chuyển bò.

Câu 2: Châu chấu cũng là đại diện thuộc ngành chân khớp, vậy về hệ thần kinh và giác quan của châu chấu như thế nào so vơi giáp xác và hình nhện?

Trả lời:

- Tuy cùng ngành chân khớp nhưng châu chấu có hệ thần kinh và giác quan rất phát triển so vơi giáp xác và hình nhện vì: ở châu chấu thị giác có 2 mắt kép, 3 mắt đơn, mắt kép có nhiều ô (điện mắt) ghép thành giúp châu chấu có khả năng phân biệt sáng tối cũng như nhận biết nhanh, rõ kẻ thù.

Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 26 tuyển chọn

Câu 1:Châu chấu là đại diện thuộc lớp

a. Giáp xác

b. Thân mềm

c. Sâu bọ

d. Hình nhện

Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

→ Đáp ánc

Câu 2:Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần

a. Có hai phần gồm đầu và bụng

b. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng

c. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng

d. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất

Cơ thể châu chấu phân hóa, có 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực và bụng

→ Đáp ánc

Câu 3:Châu chấu di chuyển bằng cách

a. Bò bằng cả 3 đôi chân

b. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)

c. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh

d. Tất cả các đáp án trên là đúng

Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

→ Đáp ánd

Câu 4:Châu chấu có hệ thần kinh

a. Các tế bào rải rác

b. Dạng lưới

c. Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển

d. Chưa có hệ thần kinh

Hệ thần kinh châu chấu dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

→ Đáp ánc

Câu 5:Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì

a. Hấp thu chất dinh dưỡng

b. Nghiền nát thức ăn

c. Nhào trộn thức ăn

d. Tiết dịch vị vào dạ dày

Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

→ Đáp ánd

Câu 6:Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do

a. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực

b. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng

c. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực

d. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

→ Đáp ánb

Câu 7:Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng

a. Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, có nhiều ngăn ở mặt lưng

b. Tim có 1 ngăn duy nhất

c. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

d. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

Hệ tuần hoàn: Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hệ mạch hở.

→ Đáp ána

Câu 8:Thức ăn của châu chấu là

a. Thực vật

b. Động vật

c. Máu người

d. Mùn hữu cơ

Châu chấu ăn thực vật. Chúng rất phàm ăn.

→ Đáp ána

Câu 9:Để trưởng thành, châu chấu non phải

a. Đứt đuôi

b. Lột xác

c. Kết kén

d. Hút máu

Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

→ Đáp ánb

Câu 10:Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng

a. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng

b. Vì chúng hút nhựa cây

c. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây

d. Vì chúng gặm chồi non và lá cây

Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây làm hại đến cây trồng.

→ Đáp ánd

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 26. Châu chấu trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 26. Châu chấu