Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Sau hơn một năm thì TP.HCM lại áp dụng Chỉ thị 16 trên diện rộng. Và vẫn xuất hiện những câu hỏi như “Có phong tỏa TP.HCM hay không?” “Chỉ thị 16 áp dụng như thế nào?”… Để giải đáp những thắc mắc đó thì THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin giải thích lại một lần nữa để quý độc giả hiểu rõ.

1. Áp dụng Chỉ thị 16, người dân TP.HCM cần phải lưu ý gì?

Những thắc mắc kể trên không phải lần đầu xuất hiện. Mà nó đã tồn tại từ đợt bùng dịch đầu tiên tại Việt Nam năm 2020. Có nhiều ý kiến thắc mắc liệu áp dụng Chỉ thị 16 có phải là “phong tỏa” hay không.

Tại thời điểm đó, để giải đáp thắc mắc thì tại thời điểm đó Văn phòng Chính phủ có ban hành Công văn 2601/VPCP-KGVX để hướng dẫn thực hiện. Cụ thể, khi áp dụng Chỉ thị 16 thì người dân cần lưu ý một số vấn đề như sau:

1/ Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.

Trường hợp cần thiết ở đây được Văn phòng Chính phủ giải thích rõ:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở khác như sản xuất kinh doanh dịch vụ thiết yếu, bổ trợ doanh nghiệp...(Xem chi tiết tại Mục 3 dưới đây).

2/ Khi ra đường phải đảm bảo một số nguyên tắc:

- Ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;

- Không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

3/ Các doanh nghiệp được duy trì hoạt động:

- Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...);

- Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...),

- Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...

-  Người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực kể trên khi hoạt động phải đảm bảo  an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

+ Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

+ Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

+ Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

+ Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động.

2. Không có chuyện phong tỏa TPHCM

Việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg là biện pháp mạnh để giải quyết dứt điểm các mầm mống dịch bệnh đang ở trong cộng đồng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là “ngăn sông, cấm chợ”, không có nghĩa là sẽ phong tỏa TP.HCM như nhiều ý kiến thắc mắc đang đưa ra.

Tại phiên họp Chính phủ trong cao điểm chống dịch năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã nêu rõ cách ly xã hội là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, không phải "ngăn sông cấm chợ", chưa phải phong tỏa xã hội. Người dân vẫn được ra ngoài trong trường hợp cần thiết, NLĐ vẫn đến cơ quan làm việc trong các trường hợp đã nêu ở mục 1.

Cho nên việc TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg lần này về nguyên tắc áp dụng cũng không có gì khác với đợt cao điểm năm 2020. Sẽ không có chuyện ngăn sông cấm chợ, không có chuyện phong tỏa TP.HCM.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin thông tin một lần nữa tới quý độc giả.

Qúy Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày
TPHCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, kể từ 0.00’ ngày 2/8.

Tại văn bản này, UBND TPHCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM tiếp tục tập trung thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 và các Công văn khác từ ngày 9/7/2021 đến nay.

Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TPHCM an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TPHCM phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

TPHCM tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể tại Công văn số 2490/UBND-VX ngày 26/7/2021, Công văn số 2522/UBND-VX ngày 28/7/2021 và Công văn số 2523/UBND-VX ngày 28/7/2021 của UBND TPHCM.

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Sáng 1/8, UBND TP Thủ Đức, TPHCM ra mắt đội tiêm lưu động và đội phản ứng nhanh xử lý các trường hợp có triệu chứng mắc COVID-19.

Trong công tác tổ chức tiêm vaccine, UBND TPHCM đề nghị các quận, huyện, TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; phấn đấu mỗi ngày một đội tiêm phải tiêm ít nhất 200 người/ngày; tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18 giờ đối với những điểm tiêm có khả năng đáp ứng để đẩy nhanh tiến độ; tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù; đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tổ chức đảm bảo cung cấp, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn nguồn dự trữ, nhất là người dân tại các khu phong toả; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân trong các khu phong tỏa.

Bên cạnh đó, tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất cho lực lượng y tế tuyến đầu và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Riêng về phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước, tiếp tục thực hiện theo Công văn số 2510/UBND-VX ngày 27/7/2021 của UBND TPHCM.

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Thêm gần 3500 bệnh nhân được xuất viện

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, trưa 1/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết: Tính hết ngày 31/7, có 93.037 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố (đã tính số ca nhiễm đã công bố sáng ngày 01/8); trong đó: 92.733 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 304 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 31/7, có thêm 3.493 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 34.639. Hiện đang điều trị 35.218 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính) trong đó có 933 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay có 1.338 bệnh nhân tử vong.

Theo HCDC, sau hơn 3 tuần thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường một số biện pháp, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã có những chuyển biến tích cực. Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, tập trung điều trị và hạn chế số ca tử vong, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một thời gian.

TPHCM kêu gọi sự ủng hộ và chung sức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đảm bảo nguyên tắc “nhà cách ly với nhà, người cách ly với người”, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết và luôn tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế, quy định tại khu cách ly, khu phong tỏa. Chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo./.


Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ

Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.

Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.

Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông báo áp dụng chỉ thị 16 toàn TP - Video cắt từ chương trình thời sự VTV

Ông cũng chỉ đạo các sở ngành chỉ đạo tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo, vì vậy thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống.

Người dân thành phố hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội.

Ông Phong chia sẻ với những biện pháp được đưa ra trong chỉ thị 10, tiếp đây áp dụng biện pháp theo chỉ thị 16, nếu được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc thì ông tin rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Một con đường bị phong tỏa để chống dịch ở phường 4, quận 3, TP.HCM (ảnh chụp sáng 2-7) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

UBND thành phố giao Sở Y tế chuẩn bị kế hoạch tổ chức để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. Trong đó, tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của thành phố (xác định các mốc dịch tễ; bộ phận điều phối truy vết; triển khai truy vết F1; rà soát và hoàn tất danh sách F1; tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm).

Thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội từ 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo đội truy vết này cho các địa phương.

Tăng cường năng lực xét nghiệm, hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu toàn thành phố. Phát huy hiệu quả Trung tâm Điều phối xét nghiệm của thành phố và Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch.

Đồng thời, thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly, vừa sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu triển khai kế hoạch điều trị 10.000-20.000 ca nhiễm, theo đó phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế (cấp không triệu chứng, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình và cấp điều trị bệnh nhân nặng).

Triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR hỗ trợ công tác truy vết, điều tra dịch tễ nhanh chóng, chính xác khi phát hiện trường hợp nhiễm.

Về hàng hóa, hiện nay thành phố đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn được duy trì ổn định.

Thành phố giao Sở Công thương đẩy mạnh tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại (các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh…), gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng...

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, từ ngày 27-4 đến 18h ngày 6-7, thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.

Từ 6h ngày 6-7 đến 6h ngày 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.

Hiện đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.

Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 đến 0h ngày 29-6.

Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... cho đến nay.

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày

Giãn cách chỉ thị 16 bao nhiêu ngày
Kiểm soát chặt chẽ người ra vào TP.HCM, đảm bảo hàng hóa không ách tắc

TIẾN LONG - THẢO LÊ