Giáo án an toàn giao thông lớp 2 - Bài 5 chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách

Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 là bộ đề gồm 2 phần Tự luận và trắc nghiệm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông. Để hoàn thành tốt các cuộc thi An toàn giao thông 2022. Mời các em cùng tham khảo chi tiết Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 năm 2021 - 2022. Thời hạn cuối cùng nộp bài dự thi là ngày 10/01/2022.

Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3

  • 1. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2021-2022
  • 2. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2020-2021
  • 3. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2019-2020
  • 4. Đề ôn thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3
    • 4.1. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 1
    • 4.2. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 2
    • 4.3. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 3

1. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2021-2022

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2021 – 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại [nếu có]: ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

[Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời]

Câu 1. Những hành vi nào gây mất an toàn giao thông ở cổng trường?

A. Xếp hàng đi ra khỏi cổng trường vào giờ tan học.

B. Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định khi đưa, đón học sinh.

C. Đi bộ trên vỉa hè.

Câu 2. Tên của biển báo hiệu giao thông đường bộ dưới đây là gì?

A. Cấm rẽ trái.

B. Cấm rẽ phải.

C. Được phép rẽ trái

Câu 3. Đặc điểm chung của nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

B. Có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Nội dung biểu thị có màu đen.

Câu 4. Em có được phép đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Được phép.

B. Không được phép.

C. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

Câu 5. Khi qua đường tại những nơi giao nhau có cầu vượt dành cho người đi bộ, em phải làm gì?

A. Chạy ngay qua đường.

B. Đợi khi nào đường vắng thì đi ngang qua đường.

C. Đi lên cầu vượt dành cho người đi bộ để qua đường.

Câu 6. Các em được nhà trường cho đi dã ngoại bằng phương tiện ô tô, khi lên, xuống ô tô, các em cần phải làm gì?

A. Chỉ lên, xuống khi xe đã dừng hẳn.

B. Lên, xuống theo thứ tự và theo sự hướng dẫn của người lớn.

C. Cả hai ý trên

Câu 7. Khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng, em không nên làm gì?

A. Ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn.

B. Nhường chỗ cho người già và những em nhỏ.

C. Nói chuyện, đùa nghịch với các bạn trên xe.

Câu 8. Những bộ phận nào không phải của xe đạp?

A. Chân ga, cần số.

B. Bàn đạp, yên xe.

C. Xích chắn, tay phanh, tay lái.

Câu 9. Ở những nơi có nhiều làn đường, người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe như thế nào?

A. Đi trên vỉa hè.

B. Đi trên làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.

C. Đi trên làn đường dành cho xe cơ giới.

Câu 10. Khi tham gia giao thông, người điều khiển loại phương tiện nào sau đây không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

A. Mô tô và xe gắn máy.

B. Xe buýt trường học.

C. Cả hai ý trên

PHẦN B: TỰ LUẬN

Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

Đáp án:

Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe bus

Hiện nay xe bus là một loại hình phương tiện giao thông công cộng được rất nhiều người ưa chuộng và em cũng là một trong số đó. Việc trải nghiệm trên phương tiện công cộng là xe bus đã giúp em rút ra rất nhiều bài học khi sử dụng phương tiện này. Sau đây là một số ý kiến của em về những việc nên làm khi đi xe bus như sau:

Những điều nên làm khi đi xe bus:

  • Đứng đúng điểm chờ xe bus
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên [chỗ cửa xe mở ra đóng vào]
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Không vứt vé bừa bãi trên xe.
  • Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.
  • Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.
  • Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.
  • Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.

Những việc làm nên tránh khi đi xe bus:

  • Cười đùa, nói chuyện to trên xe.
  • Không ngồi gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Những việc nên làm và không nên làm khi đi tàu hỏa

  • Nên đọc kĩ các thông tin về chuyến đi được in trên vé [số toa, số ghế, giờ xuất phát..]
  • Chuẩn bị sẵn hành lí gọn gàng để tiện di chuyển khi đi qua các cửa của ga tàu
  • Đến sớm hơn giờ xuất phát của tàu để sẵn sàng cho các tình huống ngoài ý muốn [tàu xuất phát sớm hơn dự kiến, tắc đường…]
  • Khi lên tàu, qua cửa soát vé… cần chú ý thực hiện đúng các quy định, yêu cầu của nhà ga và nhân viên, không nô đùa, có các hành vi gây ảnh hưởng đến người khác
  • Tránh sử dụng các chất kích thích [rượu, bia…] trước khi lên tàu, vì với nồng độ cồn nhất định sẽ không được di chuyển bằng đường sắt
  • Nếu không tìm thấy ghế của mình, hãy hỏi các hành khách khác hoặc tiếp viên
  • Nên cất hành lí gọn gàng ở dưới ghế hoặc thanh ngang trên ghế ngồi của mình, chú ý sắp xếp sao cho hợp lí, tránh lấn chiếm sang chỗ ngồi của người khác
  • Trong quá trình tàu hỏa di chuyển, chú ý bảo vệ tài sản cá nhân của mình, những tài sản nhỏ có giá trị [ví tiền, đồ trang sức, điện thoại…] nên mang theo mình
  • Hãy đưa ra các thắc mắc, nhu cầu của bản thân với nhân viên trên tàu một cách lịch sự
  • Trong quá trình tàu di chuyển, không nên cười đùa, xem phim tạo tiếng ồn lớn ảnh hưởng người khác; không xả rác bừa bãi hay làm hư hại các trang thiết bị trên tàu
  • Chú ý thời gian, ga tàu cần xuống [dựa trên thông báu của tàu, của nhân viên] để chuẩn bị hành lí và di chuyển tới cửa ra
  • Khi ra khỏi tàu, cần di chuyển đến đúng nơi cửa ra [theo hướng dẫn] để ra khỏi ga tàu, tránh di chuyển lung tung gây mất thời gian và gặp nguy hiểm

>> Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

2. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2020-2021

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

[Các em hãy chọn 1 phương án đúng nhất trong các phương án trả lời]

1. Theo em đi bộ qua đường ở đâu là an toàn nhất?

A. Dải phân cách.

B. Ở nơi gần và thuận tiện nhất.

C. Cầu vượt, hầm hoặc nơi có vạch kể đường dành cho người đi bộ.

2. Hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?

A. Dừng lại quan sát an toàn sau đó mới qua đường.

B. Đi bộ qua đường ở nơi có vạch kể đường giành cho người đi bộ.

C. Chạy thật nhanh qua đường một mình.

3. Theo em đi bộ ở đâu là an toàn nhất?

A. Lề đường bên trái.

B. Vỉa hè.

C. Sát dải phân cách đường.

4. Khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh, em qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Đi qua đường trên vạch kẻ dành cho người đi bộ , giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.

B. Quan sát bên trái, bên phải , bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có phương tiện nào đang đến gần.

C. Cả 2 phương án trên.

5. Em có thể đi bộ qua đường khi đền tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Không được phép.

B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

C. Được phép.

6. Theo em, khi chơi đùa trước cổng trường có an toàn không?

A. An toàn vì các bạn học sinh vẫn thường hay chơi đùa ở đây.

B. Không an toàn vì cổng trường là nơi có nhiều xe qua lại, dể gây nguy hiểm cho các em.

C. An toàn vì các phương tiện khác sẽ biết rằng cổng trường là nơi có nhiều học sinh, và sẽ đi cách xa cổng trường .

7. Theo em, chơi đùa trên hè phố có an toàn không?

A. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.

B. An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.

C. Chỉ những nơi có hè phố rộng mới an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?

A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.

B. Công viên.

C. Bất cứ nơi nào có bóng mát.

9. Theo em lên đội mũ bảo hiểm khi nào?

A. Khi điều khiển xe đạp.

B. Khi ngồi sau xe máy, và xe đạp.

C. Cả 2 phương án trên .

10. Em lên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?

A. Mũ bảo hiểm chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình .

B. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.

C. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.

11. Theo em, khi ngồi trước xe máy, em ngồi phía trước người lái xe có an toàn không?

A. Không an toàn.

B. Có an toàn.

C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

12. Em hãy cho biết hành vi an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp?

A. Ngồi phía sau xe, thường xuyên kể chuyện cười và trêu đùa người lái xe, và thi thoảng đứng lên thanh để chân để quan sát thật kỹ đường phía trước.

B. Ngồi thẳng lưng ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, hai bàn chân đặt lên chân để chân phía sau.

C. Ngồi ổn định ở phía trước người lái xe để quan sát tốt tình trạng giao thông.

PHẦN B: VIẾT [Từ 10 đến 15 dòng]

1. Sau khi học xong cuốn sách "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã làm gì để giúp các thành viên trong gia đình tham gia giao thông an toàn.

2. Sau khi học xong giáo trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày như thế nào?

3. Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2019-2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

Năm học 2019 – 2020

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại [nếu có]: ......................................................................

Phần A. Trắc nghiệm

[Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời]

Câu 1: Khi đi bộ trên đường không có hè phố, lề đường em đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Phải đi sát mép đường

B. Phải đi dưới lòng đường

C. Phải đi vào chỗ đường vắng người

Câu 2: Khi đi trên đường em thấy một số bạn đang chơi đùa dưới lòng đường, em sẽ làm gì?

A. Nhắc các bạn không chơi đùa dưới lòng đường vì không an toàn

B. Vui chơi cùng các bạn

C. Vẫn đi bình thường như không có chuyện gì xảy ra

Câu 3: Khi tham gia giao thông, các em nên đi bộ qua đường ở đoạn đường nào sau đây?

A. Nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

B. Nơi có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ

C. Cả 2 ý trên

Câu 4: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn?

A. Đi qua đường cùng người lớn

B. Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ

C. Đi xe đạp chở 01 bạn đi cùng

Câu 5: Em có thể đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh không?

A. Không được phép

B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông

C. Được phép

Câu 6: Em hãy điền từ vào chỗ trống […] để hoàn thiện quy định hành vi không được phép khi đi bộ.

Người đi bộ không được ... dải phân cách, không ... vào phương tiện giao thông đang chạy.

A. Vượt qua, đu bám

B. Đu bám, vượt qua

Câu 7: Các em được nhà trường cho đi dã ngoại bằng phương tiện ô tô, khi lên xuống xe ô tô các em cần phải làm gì?

A. Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn

B. Khi lên, xuống phải đi theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau

C. Cả 2 ý trên

Câu 8: Em được bố mẹ cho đi học bằng xe đạp đến trường, đường đến trường em có vỉa hè rộng và ít người qua lại. Em đi xe trong trường hợp nào sau đây là đúng quy tắc giao thông?

A. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải

B. Qua nơi đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới được đi

C. Khi muốn chuyển hướng rẽ phải hoặc rẽ trái phải đi chậm lại, giơ tay xin đường và chú ý quan sát

D. Tất cả trường hợp trên

Câu 9: Theo em, hành vi nào sau đây gây mất an toàn giao thông?

A. Đá bóng trên vỉa hè

B. Đá bóng tại sân bóng của nhà trường

C. Chơi đùa ở sân trường

Câu 10: Em đang đi bộ đến trường, bị muộn giờ học, gặp người quen gần nhà mời em lên xe đi cho kịp giờ học. Lúc đó trên xe của người quen có một mũ bảo hiểm của người lớn. Em sẽ làm gì là đúng quy tắc giao thông?

A. Lên xe ngay vì đang sợ muộn học

B. Không lên xe vì mũ bảo hiểm không vừa với kích cỡ vùng đầu

C. Lên xe và đội mũ bảo hiểm của họ

Phần B. Tự luận [Từ 10 đến 15 dòng]:

Hiện nay vẫn còn nhiều bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, em sẽ làm gì để các bạn nâng cao ý thức và chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2019 - 2020

Phần A. Trắc nghiệm

Câu 1. a

Câu 2. a

Câu 3. c

Câu 4. b

Câu 5. c

Câu 6. a

Câu 7. c

Câu 8. d

Câu 9. a

Câu 10. b

Phần B. Tự luận

Bài viết 1:

1. Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy hay ngồi sau xe.

3. Nhắc nhở các bạn bè hay những người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

4. Tham gia tích cực diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông, nhấn mạnh sự nguy hiểm khi không đội mũ bảo hiểm.

5. Tuyên truyền, trao đổi các kiến thức về an toàn giao thông cho các bạn.

6. Khích lệ mọi người xem các ấn phẩm báo chí hay video hướng dẫn cách tham gia giao thông an toàn.

7. In các khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông để dán ở lớp học. [phải rán đúng quy định của trường, của lớp].

Bài viết 2:

Việc giáo dục các bạn học sinh về vấn đề đội mũ bảo hiểm từ sớm là điều rất cần thiết để đề phòng tai nạn.

Muốn thuyết phục cho các bạn có lẽ là điều không hề dễ. Đầu tiên ta phải tổ chức tại các trường học những chương trình về tuyên truyền, giáo dục, nêu cao ý nghĩa của việc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, những lợi ích và tác hại khi ta đội hoặc không đội chúng. Có thể đưa cho họ xem những hình ảnh đẹp về những con người đội nón bảo hiểm hoặc những trường hợp thoát chết do có mũ bảo hiểm bảo vệ đầu. Tiếp theo nếu họ chọn theo hướng "đội" thì việc còn lại thì ta chỉ cần giữ chắc cái tinh thần đó của họ bằng cách treo các khẩu hiệu nhắc nhở các bạn phải luôn đội nón bảo hiểm ở nhiều nơi, đồng thời cũng giúp cho những người khác không bao giờ quên đội mũ bảo hiểm. Khuyến khích các bạn hay trao đổi với nhau về chủ đề này hơn. Những bạn đã biết rồi thì có thể nhắc những bạn chưa biết. Muốn có một môi trường giao thông không có tai nạn ta cần có sự hợp tác, đoàn kết của tất cả mọi người mà cần có sự hợp tác của mọi người ta cần phải càng đẩy mạnh về tuyên truyền giáo dục cho họ. Từ đó, giao thông mới được yên ổn một phần nào.

Bài viết 2:

Chúng ta thường bắt gặp trên đường rất nhiều những bạn học sinh đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện nhưng hề đội mũ bảo hiểm. Để nâng cao việc chấp hành quy đinh đội mũ cho các bạn học sinh trước tiên nhà trường vào gia đình cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục về việc đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra, cần cho các bạn học sinh thấy được tác hại như thế nào khi không đội mũ bảo hiểm. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông của các bạn học sinh. Khen thưởng những tấm gương có hoạt động tích cực trong việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm. Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt theo chủ đề chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh tự bàn luận đưa ý kiến của bản thân về vấn đề này. Nhưng quan trọng hơn hết đó chính là ý thức của học sinh với khẩu hiểu "đã ngồi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện là phải đội mũ bảo hiểm".

4. Đề ôn thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3

4.1. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 1

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Em hãy khoanh vào đáp án đúng nhất

Câu 1: Theo em đi bộ ở đâu là an toàn nhất?

A. Lòng đường, phía bên phải.

B. Vỉa hè

C. Sát giải phân cách đường

Câu 2: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?

A. Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.

B. Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.

C. Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.

Câu 3: Để đảm bảo ant oàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?

A. Bất cứ nơi nào có bóng mát.

B. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.

C. Công viên.

Câu 4: Em có thể qua đường khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Được phép

B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông

C. Không được phép.

Câu 5: Theo em chơi đùa trên hè phố có an toàn không?

A. An toàn ,vì trên hè phố không có phương tiện giao thông qua lại.

B. Không an toàn,vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất có thể xảy ra tai nạn.

C. Chỉ có nơi có hè phố rộng mới an toàn.

Câu 6: Khi qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường quan sát bên trái bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần chạy thật nhanh qua đường.

B. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường quan sát bên trái bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần đi qua đường phải tập trung quan sát an toàn và giơ tay cao để các xe nhận biết.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 7: Theo em khi đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

A. Không cần đội.

B. Rất cần phải đội để đảm bảo an toàn cho vùng đầu nếu không may bị ngã.

C. Cần đội mũ bảo hiểm cho mát khi trời nắng.

Câu 8: Em nên đội mũ bảo hiểm như thế nào để bảo vệ an toàn phần đầu của mình?

A. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, mũ của người lớn cũng được.

B. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, vừa với cỡ đầu của các em, đội mũ ngay ngắn, cài quai mũ chắc chắn, đội không qua lỏng hoặc không quá chặt.

C. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, vừa với cỡ đầu của các em, đội mũ ngay ngắn, cài quai mũ thật chặt.

Câu 9: Em hãy cho biết hành vi nào không an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp?

A. Trêu đùa người lái xe,

B. Ngồi im

C. Ngồi thẳng lưng, ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, Hai bàn chân đặt lên thanh để chân ở phía sau.

Câu 10: Ngồi phía trước người lái xe là không an toàn, vì sao?

A. Vì che khuất tầm nhìn của người lái xe.

B. Vì dễ va đập về phía trước khi có va chạm nhẹ hay phanh gấp.

C. Cả hai phương án trên.

Câu 11: Theo em đi bộ ở đâu là an toàn nhất?

A. Dải phân cách

B. Ở nơi gần, thuận tiện

C. Cầu vượt, hầm hoặc nơi có vạch kể đường dành cho người đi bộ.

Câu 12: Chơi đùa ở đâu là không an toàn?

A. Nơi ô tô dừng đỗ, vì bị che khuất tầm nhìn, ô tô bất ngờ chuyển bánh sẽ không kịp tránh.

B. Ở sân trường.

C. Ở công viên.

PHẦN B: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Sau khi học xong giáo trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã làm gì để bản thân vận dụng tốt các bài học khi tham gia giao thông an toàn? Nếu người thân của em vi phạm an toàn giao thông em sẽ làm gì?

Câu 2: Em có thích được học chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” không? vì sao? Em sẽ làm gì để giúp người thân tham gia giao thông an toàn?

Câu 3: Học xong chương trình an toàn giao thông em có mơ ước gì để mọi người tham gia giao thông an toàn? Vì sao em mơ ước như vậy?

4.2. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 2

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

[Các em hãy chọn 1 phương án đúng nhất trong số các phương án trả lời]

1. Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?

A. Mũ bảo hiểm trẻ em, đảm bảo chất lượng.

B. Mũ bảo hiểm người lớn, đảm bảo chất lượng.

C. Mũ bảo hiểm nào cũng được.

2. Khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em nên làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Ngồi trên yên xe, không đùa nghịch.

B. Ngồi thẳng lưng, tay ôm em người lái xe, hai đùi khép nhẹ vào hông người lái xe, hai bàn chân đặt lên thanh để chân.

C. Cả hai phương án trên.

3. Em hãy cho biết các tình huống dưới đây, tình huống nào em có thể gặp nguy hiểm?

A. Em đang đi xe đạp trên đường thì một quả bóng bất ngờ lăn ra.

B. Em đang đi xe đạp gần một chiếc xe tải thì chiếc xe bất ngờ chuyển hướng sang phía em đang đi.

C. Cả hai phương án trên.

4. Theo em, qua đường ở đâu là an toàn nhất?

A. Cầu vượt, hầm hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

B. Dải phân cách.

C. Ở nơi gần và thuận tiện nhất.

5. Theo em, chơi đùa trước cổng trường có an toàn không?

A. Không an toàn vì cồng trường là nơi có nhiều xe qua lại, dễ gây nguy hiểm cho các em.

B. An toàn vì có các phương tiện khác sẽ biết rằng cổng trường là nơi có nhiều học sinh, sẽ đi cách xa cổng trường.

C. An toàn vì các bạn học sinh vẫn thường chơi đùa ở đây.

6. Theo em, chơi đùa ở đâu là an toàn?

A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.

B. Trong công viên.

C. Bất cứ nơi nào có bóng mát.

7. Theo em, các em nên đội mũ bảo hiểm khi nào?

A. Khi ngồi sau xe máy, xe đạp.

B. Khi điều khiển xe đạp.

C. Cả hai đáp án trên.

8. Theo em, đi bộ ở đâu là an toàn nhất?

A. Lề đường bên trái.

B. Vỉa hè.

C. Sát dải phân cách đường.

9. Theo em, khi ngồi sau xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

A. Khi ngồi sau xe đạp cũng cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.

B. Không cần, vì xe đạp đi với tốc độc chậm.

C. Chỉ đội khi trời nắng.

10. Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?

A. Có an toàn.

B. Không an toàn.

C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

11. Để phòng tránh nguy hiểm khi đi qua những nơi tầm nhìn bị che khuất, các em nên làm gì?

A. Dừng lại, qua sát kĩ xung quanh, nếu không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp để đảm bảo an toàn.

B. Đi thật nhanh qua nơi tầm nhìn bị che khuất.

C. Không phải làm gì cả vì các phương tiện khác sẽ phải tránh mình.

12. Trước khi đi xe đạp, em cần làm gì?

A. Không cần làm gì cả.

B. Chọn xe đạp có kích thước vừa với tầm vóc, kiểm tra xe kĩ trước khi đi.

C. Chọn xe đạp có kích thước vừa với tầm vóc, kiểm tra các bộ phận đảm bảo an toàn của xe kĩ trước khi đi, đội mũ bảo hiểm để giảm nguy cơ chấn thương sọ não nếu không may xảy ra tai nạn.

PHẦN B: TỰ LUẬN [Viết từ 10 đến 15 dòng]

Em đã làm gì để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm?

4.3. Đề thi tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 - Đề 3

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

[Các em hãy chọn 1 phương án đúng nhất trong các phương án trả lời]

1. Theo em đi bộ qua đường ở đâu là an toàn nhất?

A. Dải phân cách.

B. Ở nơi gần và thuận tiện nhất.

C. Cầu vượt, hầm hoặc nơi có vạch kể đường dành cho người đi bộ.

2. Hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?

A. Dừng lại quan sát an toàn sau đó mới qua đường.

B. Đi bộ qua đường ở nơi có vạch kể đường giành cho người đi bộ.

C. Chạy thật nhanh qua đường một mình.

3. Theo em đi bộ ở đâu là an toàn nhất?

A. Lề đường bên trái.

B. Vỉa hè.

C. Sát dải phân cách đường.

4. Khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh, em qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Đi qua đường trên vạch kẻ dành cho người đi bộ , giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.

B. Quan sát bên trái, bên phải , bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có phương tiện nào đang đến gần.

C. Cả 2 phương án trên.

5. Em có thể đi bộ qua đường khi đền tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?

A. Không được phép.

B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.

C. Được phép.

6. Theo em, khi chơi đùa trước cổng trường có an toàn không?

A. An toàn vì các bạn học sinh vẫn thường hay chơi đùa ở đây.

B. Không an toàn vì cổng trường là nơi có nhiều xe qua lại, dể gây nguy hiểm cho các em.

C. An toàn vì các phương tiện khác sẽ biết rằng cổng trường là nơi có nhiều học sinh, và sẽ đi cách xa cổng trường .

7. Theo em, chơi đùa trên hè phố có an toàn không?

A. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.

B.An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.

C. Chỉ những nơi có hè phố rộng mới an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?

A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.

B. Công viên.

C. Bất cứ nơi nào có bóng mát.

9. Theo em lên đội mũ bảo hiểm khi nào?

A. Khi điều khiển xe đạp.

B. Khi ngồi sau xe máy, và xe đạp.

C. Cả 2 phương án trên .

10. Em lên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?

A. Mũ bảo hiểm chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình .

B. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.

C. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.

11. Theo em, khi ngồi trước xe máy, em ngồi phía trước người lái xe có an toàn không?

A. Không an toàn.

B. Có an toàn.

C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

12. Em hãy cho biết hành vi an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp?

A. Ngồi phía sau xe, thường xuyên kể chuyện cười và trêu đùa người lái xe, và thi thoảng đứng lên thanh để chân để quan sát thật kỹ đường phía trước.

B. Ngồi thẳng lưng ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, hai bàn chân đặt lên chân để chân phía sau.

C. Ngồi ổn định ở phía trước người lái xe để quan sát tốt tình trạng giao thông.

PHẦN B: VIẾT [Từ 10 đến 15 dòng]

1. Sau khi học xong cuốn sách "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã làm gì để giúp các thành viên trong gia đình tham gia giao thông an toàn.

2. Sau khi học xong giáo trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Em đã luôn thực hiện theo những lời hướng dẫn từ sách cũng như những quy định về quá trình tham gia giao thông một cách nghiêm ngặt như:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
  • Đi đúng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng [rẽ trái, phải] đều giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường nhỏ ra đường chính đều đi chậm và quan sát thật kĩ, nhường đường cho xe ưu tiên.
  • Không lạng lách đánh võng cũng như chở nhiều người trên cùng một chiếc xe.
  • Thường xuyên nói chuyện và thảo luận với bạn bè và người thân về các tình huống tham gia giao thông để hiểu rõ hơn và chấp hành tốt hơn.
  • Chia sẻ với các em nhỏ tuổi hơn để các em ấy cũng hiểu biết được những quy định tham gia giao thông để các em ấy có thể tránh và không gián tiếp gây ra tai nạn đáng tiếc.
  • Đăng ký tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông ở trường, lớp để thực hành và tích lũy thêm kiến thức về an toàn giao thông.
  • Thực hiện đội mũ bảo hiểm mỗi khi đi xe máy cùng người lớn.
  • Tại các nơi có đèn giao thông, em luôn chấp hành đúng tín hiệu giao thông.
  • Chỉ qua đường khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ với phần sang đường của mình.
  • Không tụ tập tại cổng trường mỗi khi tan học để tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường.

>> Đáp án tự luận cuộc thi giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3

Bên cạnh đó em cũng luôn nhắc nhở bản thân phải nắm rõ các quy định và thực hiện thật tốt để trở thành một tấm gương tốt, để tác động được đến những người xung quanh cùng thực hiện như mình, góp phần nâng cao kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, tham gia giao thông an toàn.

Xem thêm:

  • Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó
  • Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông
  • Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”
  • Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

Chúng tôi đã cập nhật đầy đủ Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022. Mời các bạn cùng tham gia phần Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022 để thử sức xem mình trả lời chính xác được bao nhiêu đáp án nhé.

................................................

Mời các bạn cùng tham gia phần Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022 để thử sức xem mình trả lời đúng được bao nhiêu đáp án nhé.

Ngoài Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Các em học sinh có thể tham khảo môn học tốt Tiếng Việt 3 và bài tập môn Tiếng Việt 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Tiếng Việt hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó thì các em có thể tham khảo thêm Lý thuyết Tiếng Việt 3, Văn miêu tả lớp 3, Soạn bài Tiếng Việt lớp 3 cùng các phần Lý thuyết Toán 3, Toán lớp 3, Giải bài tập Toán 3 trên trang chủ.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán Tải nhiều

  • Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 3
  • Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án Tải nhiều
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22
  • Tổng hợp Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3 có đáp án
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Anh lớp 3 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề