Giáo DỤC sức khỏe bệnh nhi sốt xuất huyết

Skip to content

– Đo nhiệt độ: Nếu ở giai đoạn hạ nhiệt phải đề phòng shock [mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt kẹt, thường từ ngày 3- 5] – Theo dõi xuất huyết: Ngoài da, nơi tiêm, não, màng não

– Xem bệnh án để biết: Chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, dinh dưỡng

* Tình trạng hô hấp

– Quan sát da, móng tay, móng chân – Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở – Tình trạng tăng tiết

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần làm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp, thông khí, cho thở oxy

* Tình trạng tuần hoàn

– Cần theo dõi mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần tùy tình trạng bệnh nhân
– Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt dễ dẫn đến tình trạng shock, trụy mạch

2. Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết – Lập kế hoạch chăm sóc

– Bảo đảm thông khí – Theo dõi tuần hoàn – Theo dõi xuất huyết – Thực hiện y lệnh + Theo dõi dấu hiệu sinh tồn + Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời – Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng

– Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe

3. Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết – Thực hiện kế hoạch

* Bảo đảm thông khí: Nếu bệnh nhân có shock phải theo dõi hô hấp, bảo đảm thông khí – Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên – Đặt Canuyl Mayo – Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở – Cho thở oxy – Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím môi, da và đầu ngón

– Hút đờm dãi

* Theo dõi tuần hoàn

– Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo ngay cho bác sĩ – Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ để thực hiện y lệnh, kiểm tra tốc độ truyền – Theo dõi mạch, huyết áp 15’/lần, 30’/lần, 1h/lần, 3h/lần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tiền shock từ ngày 3, 4, 5 * Theo dõi xuất huyết – Bầm tím nơi tiêm, xuất huyết trên da

– Xuất huyết nội tạng: ví dụ như xuất huyết tiêu hóa [nôn ra máu, phân đen, cần theo dõi số lượng]

* Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời

– Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt – Xét nghiệm: Lấy máu để theo dõi hematocrit, tiểu cầu – Theo dõi các chất bài tiết: số lượng nước tiểu, chất nôn, xuất huyết

– Theo dõi tình trạng tri giác trong shock: Đánh giá diễn tiến của bệnh khi shock nặng, thiếu oxy não → hôn mê

* Chăm sóc hệ thống cơ quan, dinh dưỡng

– Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng thoáng – Chườm lạnh nếu sốt cao – Co giật, bứt rứt → thuốc an thần – Hạn chế các thủ thuật gây chảy máu – Chọc dịch nếu có tràn dịch màng phổi màng bụng nhiều để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp – Vệ sinh thân thể, da, răng miệng, mắt tai – Tẩy uế các chất bài tiết

– Dinh dưỡng: Ăn súp, uống sữa, nước trái cây, cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít một để nâng cao thể trạng, nếu nặng đặt sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch

* Giáo dục sức khỏe

– Hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và gia đình – Theo dõi những biểu hiện nặng

– Hướng dẫn nằm màn tránh muỗi đốt

4. Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết – Đánh giá:

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu – Nhiệt độ giảm, bớt nhức đầu, ăn uống được, tiểu nhiều, không còn xuất huyết tiêu hóa

– Phát hiện sớm tiền shock, tránh để BN rơi vào shock

Nguồn: bluecare.vn

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa.

Xem thêm: Sốt xuất huyết và những điều cần biết

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết Dengue

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao 39 – 410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.

– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.

– Đau bụng [do gan bị sưng to ra].

– Trụy mạch [sốc]: Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch xét nghiệm sốt xuất huyết theo yêu cầu

Nguyên nhân mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

– Mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là do bị muỗi vằn đốt, muỗi vằn đốt thường vào ban ngày.

– Muỗi vằn sống trong nhà, thường ở xó tối và chỗ treo quần áo, muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch, trong, nước mưa.

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW tư vấn về việc chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

– Hạ sốt: Uống paracetamol, lau mát bằng nước ấm…

– Khuyến khích trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; tránh thức ăn, nước uống có màu đen, đỏ, nâu.

– Đến khám lại theo lời dặn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng.

– Chú ý: Không nên uống aspirin vì dễ gây xuất huyết. Không kiêng cữ ăn uống; không quấn trẻ bằng nhiều quần áo khi đang sốt cao.

– Phải đến bệnh viện cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu bệnh tiến triển nặng [dấu hiệu nguy hiểm] như sau: Trẻ hết sốt nhưng bứt rứt, lừ đừ, tay chân lạnh, vã mồ hôi; Người bệnh nôn nhiều, đau bụng; Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm [xuất huyết tiêu hoá], không ăn bằng miệng được [biến chứng não].

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

Chế độ ăn:

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi [nước đường, nước trái cây] và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày [trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày]

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue không biến chứng

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây, tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của NB.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não [Hôn mê]: Nuôi ăn qua ống thông và phối hợp với đường tĩnh mạch. Chú ý cần thận trọng khi chỉ định đặt ống thông dạ dày và nếu thời gian hôn mê lâu [>7 ngày] thì phải nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi, khi bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ [chè, cháo, sữa chua, trái cây]. Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

Xem thêm: Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

– Bảo vệ tránh không bị muỗi đốt: ngủ màn ban ngày, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, đuổi muỗi [đốt nhang muỗi, xịt muỗi], mặc quần áo dài tay, dùng kem thoa chống muỗi.

– Diệt muỗi và loăng quăng:

– Phun thuốc diệt muỗi, dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.

– Diệt loăng quăng: Đậy nắp thùng chứa nước, súc rửa chum vại thường xuyên, dọn chỗ đọng nước trong và quanh nhà, thả cá bảy màu ăn loăng quăng.

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW [phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội]:

Thời gian:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 [khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu]
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 [khám theo yêu cầu]

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

  • Tổng đài: 1900 96 96 70
  • Website: vienhuyethoc.vn/

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:

Thời gian: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 17h00.

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30.

//www.youtube.com/watch?v=lIEOswTM25c

Video liên quan

Chủ Đề