Giấy căn cước công dân là gì

Thẻ CCCD gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Theo Quyết định 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD được ban hành ngày 03/9/2020 với mục tiêu của dự án là: “Xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềCCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Vậy có bắt buộc tất cả người dân đều phải chuyển sang sử dụng CCCD có gắn chip hay không? Trước tiên áp dụng cho các đối tượng: - Cần cấp mới - Giấy hết hạn - Mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin… Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nhà nước khuyến khích người dân nên đổi sang mẫu thẻ mới này. Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip. Lợi ích của việc đổi sang CCCD gắn chip là gì? Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế…, những thay đổi của họ sẽ được tích hợp, đồng bộ Ví dụ: cá nhân có sở hữu thêm một bất động sản, hay mới kết hôn hoặc thay đổi chỗ ở… Tất cả những thông tin trên sẽ được tự động tích hợp vào thẻ CCCD bằng cách bổ sung dữ liệu trên Internet. Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi làm các giấy tờ thủ tục tại các cơ quan hành chính thì nay cũng được thay thế bằng mã số định danh cá nhân tích hợp trong CCCD gắn chip. Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính … Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây. Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác? Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ. Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào. Lỡ bị đánh rơi, làm mất, bị đánh cắp thẻ CCCD có gắn chip thì có bị rò rỉ thông tin cá nhân không? Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì. Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chip điện tử hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet. Tóm lại: Hiện nay, Bộ Công an đã tăng cường huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ. Cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ hoàn thiện dữ liệu quản lý hướng đến việc đơn giản hóa nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan trong thời gian tới.

BAN TRUYỀN THÔNG ĐOÀN KHOA LUẬT

Căn cước công dân [CCCD] là một trong những giấy tờ quan trọng của mỗi cá nhân. Và thay vì bản gốc, nhiều thủ tục hành chính yêu cầu CCCD công chứng. Vậy công chứng CCCD như thế nào?

1. Công chứng CCCD là gì?

CCCD công chứng hay chính là bản Căn cước công dân được chứng thực sao y bản chính. Đây là thủ tục mà cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Căn cước công dân bản chính để thực hiện việc chứng thực bảo sao là đúng với bản chính.

Trong đó, bản sao là bản chụp hoặc đánh máy đầy đủ nội dung, chính xác về nội dung, hình thức với bản chính. Bản chính là giấy tờ, văn bản được cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại hoặc do cá nhân tự lập nhưng có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải sử dụng bản chính.

Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014, CCCD có giá trị sử dụng nhằm chứng minh thông tin nhân thân có trên CCCD trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, bản công chứng Căn cước công dân được sử dụng trong các giao dịch, hợp đồng và được xuất trình, nộp để xác định thông tin của cá nhân.

CCCD công chứng theo trình tự, thủ tục thế nào? [Ảnh minh hoạ]

2. Thủ tục công chứng CCCD mới nhất

Để có CCCD công chứng hay chính là chứng thực bản sao từ bản chính CCCD, người có yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục nêu tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

2.1 Công chứng CCCD cần những gì?

Để chứng thực CCCD, người yêu cầu chỉ cần mang theo bản chính Căn cước công dân. Dựa vào bản chính này, người có thẩm quyền sẽ đối chiếu, dựa vào bản chính này để thực hiện chứng thực bản sao CCCD từ bản chính này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không có phương tiện để chụp, in, photo... thì người yêu cầu chứng thực có thể phải chuẩn bị thêm bản sao Căn cước công dân từ bản chính.

2.2 Công chứng Căn cước công dân ở đâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 23 năm 2015, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chứng thực CCCD là:

- Phòng Tư pháp cấp huyện với người có thẩm quyền thực hiện là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã với người có thẩm quyền thực hiện là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan đại diện [Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài] với người có thẩm quyền thực hiện là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.

- Tổ chức hành nghề công chứng [Văn phòng công chứng, Phòng công chứng] với người có thẩm quyền thực hiện là công chứng viên.

2.3 Công chứng CCCD mất thời gian bao lâu?

Thời hạn thực hiện công chứng CCCD là ngay trong ngày mà cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận CCCD bản chính hoặc sẽ là ngày làm việc tiếp theo nếu người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ sau 15 giờ.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian chứng thực CCCD thường là ngay sau khi nhận đủ hồ sơ bởi công việc chứng thực chỉ gồm các bước:

- Photo, in, sao, chụp bản sao từ bản chính [nếu có].

- Kiểm tra, đối chiếu bản chính với bản sao và ký tên, đóng dấu vào bản sao.

- Người yêu cầu nộp phí chứng thực và nhận bản sao từ bản chính đã được chứng thực và bản chính Căn cước công dân.

2.4 Chi phí phải nộp khi công chứng CCCD

Phí chứng thực Căn cước công dân là 2.000 đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì thu 1.000 đồng/trang theo quy định tại mức thu phí chứng thực trong Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC.

Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an. Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân [CCCD] gắn chip điện tử trên toàn quốc.

Sau bao lâu thì có căn cước công dân?

+ Tại khu vực thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; + Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Làm sao để biết căn cước công dân đã làm xong chưa?

  1. Gọi đến tổng đài về Căn cước công dân của Bộ Công an [1900.0368] và nhấn phím số 4, sau đó làm theo hướng dẫn của tổng đài viên. 2] Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách nhập mã hồ sơ và mã xác thực. Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân.

Căn cước công dân là tài sản gì?

Mà Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Do đó, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là tài sản quốc gia.

Chủ Đề