Giấy đề nghị tất toán tài khoản kho bạc năm 2024

Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về mẫu công văn này? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về mẫu công văn này để bạn có thể hiểu sâu hơn nhé.

1. Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản là gì?

Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản là văn bản do tổ chức gửi tới kho bạc nhà nước nhằm đề nghị kho bạc hoàn tất các hoạt động, nghĩa vụ để tổ chức kết thúc và ngừng sử dụng tài khoản.

Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức thể hiện ý chí, nguyện vọng của tổ chức đến kho bạc nhà nước, làm phát sinh nghĩa vụ của kho bạc trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, thuộc thẩm quyền để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

2. Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẤT TOÁN TÀI KHOẢN

Kính gửi: KHO BẠC NHÀ NƯỚC….

Tên đầy đủ của tổ chức:…………….

Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …….. Ngày cấp: ………/…../…………

Giấy phép hoạt động kinh doanh số: …….. Ngày cấp: ………/…../…………

Địa chỉ trụ sở chính: ………

Điện thoại: …………Fax: ……….Mã số thuế:………….

Người đại diện của tổ chức: ……….Chức vụ:………….

Giấy ủy quyền [trong trường hợp người đại diện ký hợp đồng không phải là đại diện theo pháp luật của tổ chức] số ……..ngày………/…../……………

Là chủ tài khoản tại kho bạc nhà nước:…..

-Tài khoản tiền gửi số:…………. Tại:

Số dư tiền mặt trên tài khoản: ……….

Nay đề nghị Kho bạc nhà nước…. thực hiện tất toán tài khoản và chuyển số tiền nêu trên đến:

Người nhận:………Số tài khoản:…………

Tại Ngân hàng ………..

Nội dung:………………

…….., ngày…tháng…năm…

Chủ tài khoản

[Chữ ký, họ tên, con dấu]

PHẦN XÁC NHẬN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

…………………………

TUQ.Tổng Giám đốc

Giám đốc Chi nhánh

Trưởng phòng giao dịch

3. Câu hỏi thường gặp

1. Mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản chứng khoán cá nhân là gì?

Mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản chứng khoán cá nhân là mẫu giấy đề nghị được lập ra để đề nghị về việc tất toán tài khoản chứng khoán cá nhân.

2. Nội dung của mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản phải đảm bảo những nội dung gì?

Nội dung của mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản phải đảm bảo được 3 nôi dung lớn:

[i] Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm tên đơn vị, tài khoản đề nghị tất toán, thông tin về quyết định thành lập như số, tên cơ quan ban hành, ngày cấp; tên cơ quan cấp trên; họ và tên chủ tài khoản, kế toán trưởng, số và ngày của quyết định bổ nhiệm các chức danh này và có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền.

[ii] Thông tin về tài khoản: số tiền có trong tài khoản.

[iii] Thông tin về người nhận số tiền còn lại trong tài khoản.

\>> Xem thêm: Mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến nhất

\>> Xem thêm: Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về “Mẫu công văn đề nghị tất toán tài khoản” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

Giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức là gì? Mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức? Hướng dẫn giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức chi tiết nhất? Các quy định về tất toán tài khoản của tổ chức tại kho bạc nhà nước?

Kho bạc nhà nước có vai trò quan trọng, được pháp luật trao quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Các đơn vị, tổ chức khi sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước bên cạnh thực hiện quy định của pháp luật còn phải thực hiện theo quy chế của kho bạc. Thực tế, việc sử dụng tài khoản tại kho bạc khá linh hoạt, đơn vị, tổ chức hoàn toàn có quyền thực hiện các quyền nhất định, trong đó có quyền tất toán tài khoản. Theo đó, họ phải thực hiện giấy đề nghị tất toán tài khoản và gửi đến kho bạc nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

Giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức là văn bản do tổ chức [có tại khoản] gửi tới kho bạc nhà nước [nơi tổ chức mở và sử dụng tài khoản] nhằm đề nghị kho bạc hoàn tất các hoạt động, nghĩa vụ để tổ chức kết thúc và ngừng sử dụng tài khoản.

Giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức thể hiện ý chí, nguyện vọng của tổ chức đến kho bạc nhà nước, làm phát sinh nghĩa vụ của kho bạc trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, thuộc thẩm quyền để giải quyết vấn đề cho khách hàng. Đây cùng là giấy tờ, thủ tục bắt buộc để tổ chức được tất toán tài khoản.

2. Mẫu giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẤT TOÁN TÀI KHOẢN

Kính gửi: KHO BẠC NHÀ NƯỚC….

Tên đầy đủ của tổ chức:…………….

Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …….. Ngày cấp: ………/…../…………

Giấy phép hoạt động kinh doanh số: …….. Ngày cấp: ………/…../…………

Địa chỉ trụ sở chính: ………

Điện thoại: …………Fax: ……….Mã số thuế:………….

Người đại diện của tổ chức: ……….Chức vụ:………….

Giấy ủy quyền [trong trường hợp người đại diện ký hợp đồng không phải là đại diện theo pháp luật của tổ chức] số ……..ngày………/…../……………

Là chủ tài khoản tại kho bạc nhà nước:…..

-Tài khoản tiền gửi số:…………. Tại:

Số dư tiền mặt trên tài khoản: ……….

Nay đề nghị Kho bạc nhà nước…. thực hiện tất toán tài khoản và chuyển số tiền nêu trên đến:

Người nhận:………Số tài khoản:…………

Tại Ngân hàng ………..

Nội dung:………………

…….., ngày…tháng…năm…

Chủ tài khoản

[Chữ ký, họ tên, con dấu]

PHẦN XÁC NHẬN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

…………………………

TUQ.Tổng Giám đốc

Giám đốc Chi nhánh

Trưởng phòng giao dịch

3. Hướng dẫn giấy đề nghị tất toán tài khoản của tổ chức chi tiết nhất:

Về cơ bản, nội dung của giấy đề nghị tất toán tài khoản phải đảm bảo được 3 nôi dung lớn: [i] Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm tên đơn vị, tài khoản đề nghị tất toán, thông tin về quyết định thành lập như số, tên cơ quan ban hành, ngày cấp; tên cơ quan cấp trên; họ và tên chủ tài khoản, kế toán trưởng, số và ngày của quyết định bổ nhiệm các chức danh này và có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền. [ii] Thông tin về tài khoản: số tiền có trong tài khoản [iii] thông tin về người nhận số tiền còn lại trong tài khoản.

Ở phần kính gửi: người làm giấy đề nghị gửi tới Kho bạc nhà nước nơi mình mở và sử dụng tài khoản.

Cuối giấy đề nghị, phải được xác nhận của kho bạc, chữ ký của diện tổ chức.

5.Các quy định về tất toán tài khoản của tổ chức tại kho bạc nhà nước?

Có thể thấy rằng, tổ chức, đơn vị đăng ký, sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước rất đa dạng, theo Điều 2, Thông tư 18/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước, bao gồm:

– Các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các đơn vị, tổ chức được ngân sách hỗ trợ;

– Các tổ chức ngân sách [để theo dõi dự toán phân bổ cấp 0; thu, chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách];

– Các chủ đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ bản [ĐTXDCB] thuộc ngân sách các cấp [ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã];

– Các Ban quản lý dự án được giao quản lý dự án ĐTXDCB; có tư cách pháp nhân, được phép đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN ghi trong Quyết định thành lập hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Các quỹ tài chính Nhà nước;

– Các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu các khoản phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định;

– Các cơ quan thu;

– Các đơn vị, tổ chức thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng NSNN.

– Các đơn vị, tổ chức khác đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Được xem là một “khách hàng” đối với kho bạc nhà nước, chủ tài khoản hoàn toàn được trao các quyền và buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, cụ thể tại Điều 5, Thông tư 18/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước đã nêu rõ:

Nhiệm vụ

Chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số tiền trên tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN [tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi], có nhiệm vụ:

– Lập và gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản đến KBNN; chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến Hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản của đơn vị;

– Chấp hành chế độ đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN;

– Sử dụng mã ĐVQHNS của mình trong hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách;

– Chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN;

– Kịp thời thông báo cho KBNN nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;

– Hoàn trả hoặc phối hợp với KBNN hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản của mình;

– Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho KBNN nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;

– Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng tài khoản do lỗi của mình;

– Không được cho thuê, cho mượn tài khoản;

– Đăng ký số điện thoại di động của chủ tài khoản [hoặc người được ủy quyền], kế toán trưởng đơn vị với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, kiểm soát kịp thời sự biến động số dư tài khoản của đơn vị với KBNN.

Quyền hạn

– Chủ tài khoản có quyền yêu cầu KBNN nơi đăng ký và sử dụng tài khoản thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hợp pháp, hợp lệ; được ủy quyền cho người khác làm Chủ tài khoản, hoặc ký chứng từ giao dịch với KBNN theo đúng pháp luật và thủ tục về ủy quyền;

– Được yêu cầu KBNN nơi mở tài khoản tất toán tài khoản khi cần thiết.

– Được đề nghị KBNN nơi mở tài khoản đối chiếu số dư tài khoản.

– Lựa chọn hình thức gửi hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản qua dịch vụ công của KBNN hoặc gửi trực tiếp đến KBNN.

– Được ủy quyền cho KBNN tự trích tài khoản thanh toán các khoản chi theo chế độ quy định.

– Được quyền yêu cầu KBNN sao chụp tài liệu kế toán có liên quan theo quy định của pháp luật kế toán.

Đây là các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp trong quá trình các đơn vị, tổ chức sử dụng tài khoản. Được quy định trong mối tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, và mối quan hệ giữa các đơn vị, tổ chức này với kho bạc nhà nước.

Tất toán tài khoản kho bạc nhà nước được diễn ra trong một số trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước:

– Đơn vị, tổ chức bị sáp nhập, giải thể.

– Đơn vị, tổ chức có yêu cầu thay đổi nơi đăng ký và sử dụng tài khoản.

– Các dự án đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành, đã hoàn thành thủ tục thanh toán công nợ phải thu, phải trả theo quyết định phê duyệt dự toán và đã được thu hồi hết số dư tạm ứng theo chế độ quy định.

– Đơn vị, tổ chức có yêu cầu tất toán tài khoản.

– Tài khoản của đơn vị, tổ chức không hoạt động liên tục sau thời gian 24 tháng [trừ tài khoản thanh toán vốn đầu tư].

Như vậy, các có thể chia các trường hợp này thành 2 nhóm: nhóm phát sinh do yếu tố khách quan và nhóm phát sinh do ý chí chủ quan của chủ tài khoản.

Phương thức tất toán được thực hiện: Đơn vị tổ chức gửi đề nghị tất toán tài khoản [trong đó ghi tên KBNN nơi mở tài khoản, thông tin của đơn vị như: tên đơn vị, tài khoản đề nghị tất toán, thông tin về quyết định thành lập như số, tên cơ quan ban hành, ngày cấp; tên cơ quan cấp trên; họ và tên chủ tài khoản, kế toán trưởng, số và ngày của quyết định bổ nhiệm các chức danh này và có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền] và Bảng đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản trực tiếp đến KBNN hoặc qua Dịch vụ công “Tất toán tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại Kho bạc Nhà nước” theo quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp Bộ Tài chính đã vận hành dịch vụ công này.

Lưu ý: KBNN thông báo bằng văn bản cho Chủ tài khoản [hoặc cơ quan cấp trên trong trường hợp đã giải thể] biết số dư của tài khoản được tất toán; trường hợp tài khoản còn số dư có nguồn gốc từ NSNN, sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu Chủ tài khoản không có ý kiến thì số dư trên được KBNN làm thủ tục trích nộp vào NSNN.

– Trường hợp tài khoản được đề nghị tất toán còn số dư, chủ tài khoản cần gửi chứng từ hoặc hồ sơ liên quan để KBNN xử lý số dư đó.

– KBNN chỉ được tất toán tài khoản khi số dư của tài khoản bằng 0. Đây là yêu cầu bắt buộc nhất, nếu không đáp ứng được yêu cầu này, chủ tài khoản không được tiến hành tất toán tài khoản.

Chủ Đề