Giấy tạm trú tạm vắng xin ở đâu

Khi một cá nhân đi khỏi nơi đăng ký thường trú để sinh sống, làm việc; lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác với địa phương đăng ký thường trú; thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương đó. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy tạm trú tạm vắng cho chủ thể muốn xin. Vậy Xin giấy tạm trú tạm vắng ở đâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Luật cư trú 2020

Thông tư 56/2021/TT-BCA

Xin giấy tạm trú tạm vắng ở đâu?

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú.

Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân; góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Đồng thời, việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân; để thực hiện một số thủ tục thuận tiện hơn. Điển hình như việc mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh,…

Do đó, đăng ký tạm trú không chỉ có ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân.

Đăng ký tạm trú tạm vắng ở đâu?

Người làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng; nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú.

Giấy tạm trú tạm vắng xin ở đâu
Giấy tạm trú tạm vắng xin ở đâu

Thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào?

Thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

* Đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, hồ sơ gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);

– Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).

* Đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm (chẳng hạn đăng ký tạm trú ở ký túc xã sinh viên):

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (của từng người) (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);

– Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú.

Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ý tạm trú

Công dân nộp hồ sơ tại Công an phường, xã, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với quy định pháp luật về cư trú và thực hiện như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu; giấy tờ kê khai chưa đúng; chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Nhận kết quả và nộp giấy biên nhận

+ Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu; đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú; giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xin giấy tạm trú tạm vắng ở đâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty trọn gói, giải thể công ty, bảo hộ logo công ty, tại mẫu đơn xác nhận độc thân… của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Vì sao phải đăng ký tạm trú?

Về phía cơ quan Nhà nước, việc đăng ký tạm trú giúp Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.Với người ngoại tỉnh, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng một số quyền lợi nhất định như: Cho con đi học tại các trường công lập; Làm thủ tục mua hàng trả góp… tại địa bàn tạm trú. 

Ngoài ra, nếu như không đăng ký tạm trú, người dân ngoại tỉnh còn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Chủ trọ có phải đăng ký tạm trú cho người thuê không?

Theo Luật Cư trú thì việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân đi thuê nhà chứ không nhất thiết phải là chủ nhà. Vì vậy, chủ trọ có thể yêu cầu người thuê nhà chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Đối với những ai đang có nhu cầu di chuyển sang khu vực khác để phục vụ cho việc sinh sống làm việc và học tập chắc chắn đã không còn quá xa lạ đến các thủ tục liên quan đến tạm trú tạm vắng nữa. Tuy nhiên đối với những ai đang có nhu cầu thực hiện thủ tục vẫn còn bỡ ngỡ hay băn khoăn rằng hiện nay có điều gì thay đổi hay trong việc đăng ký hay không? Vậy đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì? Hãy cùng khám phá điều đó với hochieuvisa thông qua bài viết dưới đây nhé!!!

Đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì: Thủ tục tạm trú tạm vắng là gì?

Thông thường, khi người dân có nhu cầu di chuyển sang khu vực khác thì bắt buộc phải đăng kí tạm trú ở đó. Có thể hiểu nơi đó chính là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú (khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006).

Việc đăng ký tạm trú tạm trú tạm vắng sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Đồng thời, việc đăng ký tạm trú vừa là nghĩa vụ lại vừa đảm bảo quyền lợi của công dân để thực hiện một số thủ tục một cách đơn giản và nhanh chóng. Điển hình như việc mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn, huy động vốn từ ngân hàng…

Đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì?

Các loại sổ tạm trú bạn nên biết

Sổ KT3: sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú, chỉ có thời hạn 24 tháng như thông thường.

Sổ KT2: sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú. Việc đăng ký tạm trú dài hạn KT2 cũng chỉ tối đa là 24 tháng.

Hướng dẫn đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì: Hồ sơ đăng ký tạm trú

– Chứng minh thư nhân dân của người đăng ký tạm trú;

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu ( HK01, HK02);

– Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

Đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì: Quá trình thực hiện

Giấy tạm trú tạm vắng xin ở đâu
Giấy tạm trú tạm vắng xin ở đâu

Bước 1: Chuẩn bi hồ sơ

Bước 2: Nộp, chờ xét duyệt
Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở Công an phường, xã, thị trấn. Cán bộ có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú. Tại đây, có 3 trường hợp:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ viết giấy biên nhận trao cho người nộp để hẹn ngày trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ không tiếp nhận và phải tõ lý do từ chối.rả lời bằng văn bản cho công dân, trong đó nêu r
  • Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu còn thiếu hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng thì bạn sẽ được cán bộ tiếp nhận hướng dẫn.

Bước 3:
Đến cơ quan theo ngày ghi trên phiếu hẹn để nộp biên lai và nhận kết quả.

  • Nếu hồ sơ được giải quyết, bạn sẽ nộp lệ phí và nhận sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú. Khi nhận sổ nên kiểm tra, đối chiếu thông tin và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
  • Nếu hồ sơ không được giải quyết thì bạn sẽ nhận lại hồ sơ đã nộp. Lưu ý nên kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu. Đồng thời nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký xác nhận.

Đăng ký tạm trú cần những giấy tờ gì: Những điều cần lưu ý

Theo quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt như sau:

Từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;

Từ 1 – 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa , có hành vi khác gây sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

Từ 2 – 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…

Theo đó, cá nhân, chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến đăng ký tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì mà hochieuvisa muốn cung cấp cho bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để chúng mình giải đáp thắc mắc nhé