Giờ hóa vàng cúng ông công ông táo năm 2024
Khi cúng ông Công ông Táo, chúng ta cần nắm rõ những nghi thức và những điều kiêng kỵ cần tránh để tỏ lòng thành kính và điều kiêng kỵ cần tránh Show
Khi cúng ông Công ông Táo, chúng ta cần nắm rõ những nghi thức và những điều kiêng kỵ cần tránh để tỏ lòng thành kính và không mạo phạm đến các vị thần tiên. Cứ mỗi độ 23 tháng Chạp Âm lịch, người người, nhà nhà đều thực hiện nghi lễ cúng ông Công, ông Táo với mong muốn hai vị thần tiên sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế những việc làm tốt đẹp của gia chủ. Song, trải qua nhiều ngày 23 tháng Chạp, liệu bạn có thật sự biết về hai vị thần này chưa? Ông Táo còn được biết đến là Táo quân Những điều cần biết về ông Công ông TáoThần Táo Quân trong dân gian Việt Nam là vị thần có nguồn gốc từ ba vị Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tại Việt Nam, người ta đã hóa thành sự tích “hai ông một bà”, tượng trưng cho vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Lâu dần, người ta vẫn quen gọi chung ba vị thần này là Táo quân hoặc ông Táo. Sự tích về ông Công ông TáoTheo truyền thuyết dân gian truyền lại, sự tích Táo quân có nhiều dị bản. Trong đó, nổi tiếng nhất là tích “hai ông một bà”. Câu chuyện kể về hai vợ chồng nghèo khổ vào thời xa xưa, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa và không có tin tức trong nhiều năm. Người vợ tưởng chồng đã chết nên để tang, sau đó nối duyên với một người đàn ông khác đã cưu mang nàng trong thời gian đó. Vào một ngày nọ, người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi mang cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng “lăng nhăng”, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Khi người chồng mới về, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có bèn ra sau đốt đống rơm, vô tình đốt luôn cả người chồng cũ. Thấy chồng cũ chết oan uổng, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thương vợ, thấy vậy cũng nhảy vào lửa chết theo dù không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Khi thấy ba người sống đầy tình nghĩa, trời đã phong cho họ làm vua Bếp (Táo quân) để được bên nhau mãi mãi và luôn đốt cháy tình yêu bên trong. Trong bộ ba đó, người chồng mới chính là Thổ công với vai trò trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ địa coi việc trong nhà và người vợ chính là Thổ kỳ - tức vị thần trông coi việc chợ búa. Ông Công ông Táo bắt nguồn từ một sự tích dân gian phổ biến của Việt Nam Không chỉ là các vị thần định đoạt may, rủi, phúc, họa của các gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn sự xâm phạm của ma quỷ vào đất thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, ba vị vua Bếp sẽ lên chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm để Thiên đình định đoạt công, tội, thưởng, phạt một cách phân minh. Chính vì thế, các gia đình Việt thường làm nghi thức đưa Táo quân về chầu trời một cách long trọng nhằm mong muốn thần Bếp phù hộ gia đình được nhiều may mắn hơn trong dịp cuối năm và năm mới. Ý nghĩa của nghi lễ cúng ông Công ông TáoKhông chỉ quyết định đến sự may rủi, phúc họa của gia chủ, ông Công ông Táo còn ngăn sự xâm phạm của ma quỷ, giữ lấy bình yên cho gia đình. Do đó, vào ngày này, người người, nhà nhà đều thực hiện phong tục cúng Táo quân nhằm mong sự ấm no, đầy đủ và thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc - nơi “giữ lửa” và tổ ấm của gia đình. Vào mùng 23 tháng Chạp hàng năm, sau khi cúng mâm cơm xong, gia đình sẽ cúng con cá chép rồi mang ra sông hoặc ao để thả nhằm ngụ ý “cá chép hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Ngoài ra, hình tượng này còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó và kiên trì đi tới thành công. Cách cúng ông Công ông Táo đúng nghi thức1. Chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông TáoTrước khi thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo, bạn cần chuẩn bị các lễ vật và mâm cúng như sau: Lễ vật cúng ông Táo truyền thống bao gồm:
Lưu ý: Màu sắc của mũ, áo và hia cần được thay đổi theo từng năm dựa vào thuyết Ngũ hành, chẳng hạn như:
Do năm 2023 rơi vào hành Kim nên bạn cần chọn đồ cúng màu vàng để mang lại nhiều may mắn hơn. Lễ vật cúng ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm Mâm cơm cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 3 chén rượu, thịt heo luộc, gà luộc/gà quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng (cá lóc nước ở miền Nam), trái cây tươi, trà, cau trầu, rượu,... 1 tập giấy tiền, vàng mã, 1 lọ hoa cúc và 1 lọ hoa đào nhỏ. Với những gia đình theo tập tục ăn chay vào mùng 23 tháng Chạp có thể cúng mâm cỗ chay với các món đơn giản hơn, không bắt buộc phải cầu kỳ như mâm cỗ truyền thống. Song, trong mâm cúng ông Táo cần phải có ít nhất 3 món, không được làm sơ sài mà cần phải thật chỉn chu, trang nghiêm. Khi đã chuẩn bị mâm cúng xong, gia đình cần đặt ở nơi trang trọng trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng dành cho ông Táo để bày tỏ lòng kính trọng với các bậc tiên nhân. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo 2. Chọn khung giờ lành để cúng ông Công ông TáoCác khung giờ tốt để các gia đình cúng ông Công ông Táo bao gồm:
Theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ (11 - 13h) là khoảng thời gian tốt nhất để cúng ông Táo vào mùng 23 tháng Chạp bởi đây là thời khắc các vị thần Bếp quy tụ về trời nên rất linh thiêng. Song, khung giờ này lại dễ rơi vào giờ Hắc đạo không quá tốt nên gia chủ cần chuyển sang cúng vào hai khung giờ kể trên. Sau khi đã chọn khung giờ thích hợp để cúng ông Công ông Táo, bạn hãy thắp nhang và đọc bài khấn tiễn các vị thần Bếp về trời. 3. Văn khấn đưa ông Táo về trờiNam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại: ………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Sau khi đọc bài văn khấn, bạn hãy thắp nhang lên hương và đợi nhang tàn là có thể dùng bếp nấu ăn bình thường. Sau đó, bạn hãy thắp thêm một tuần nhang nữa, làm lễ tạ rồi hóa vàng mã, sau đó mang cá chép thả ra sông, suối, ao, hồ,... Với những gia đình dùng cá chép giấy có thể đốt cùng lúc với giấy tiền, vàng mã. Những kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông TáoKhi cúng ông Công ông Táo, bạn cũng cần phải kiêng kỵ một số điều sau:
Ông Công ông Táo đều là những vị thần cai quản việc bếp núc và báo cáo những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Do đó, khi cúng ông Táo, chúng ta nên khấn thật thành tâm và chuẩn bị lễ vật, mâm cúng thật chỉn chu, không được phép qua loa để làm mất đi ý nghĩa tâm linh của phong tục ngày Tết Việt Nam. ông Công ông Táo 2024 ngày nào đẹp?Theo lịch vạn niên, ngày ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào Thứ Sáu ngày 2 tháng 2 dương lịch, thuộc tiết Đại hàn trong 24 tiết khí. Theo phong thủy, đây là ngày Thanh Long Kiếp, có ý nghĩa là ngày lành thuận lợi cho việc xuất hành các hướng, các việc làm đều đạt kết quả tốt đẹp.nullNăm 2024, cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp?moitruong.net.vn › nam-2024-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-nao-gio-nao-...null cúng ông Táo mấy giờ là đẹp?Các khung giờ đẹp gồm Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Tỵ (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h), Hợi (21h - 23h). Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Tuyệt đối không được cúng sau ngày 23.25 thg 1, 2024nullCúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp nhất?qltt.vn › Tin tức › Trong nướcnull Hóa vàng ông Công ông Táo lúc mấy giờ?Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão.nullHướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2024www.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › le-cung-ong-cong-ong-tao-c...null Năm 2024 mua ông Công ông Táo màu gì?- Ở miền Trung thường cúng 1 con ngựa giấy đầy đủ yên cương, còn miền Nam chỉ cúng áo mũ giấy là đủ. - Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Công ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành. Năm 2024 thuộc hành Hỏa, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu đỏ sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.nullNên cúng ông Công ông Táo 2024 lúc nào? Mâm cúng gồm những gì?nongnghiep.vn › nen-cung-ong-cong-ong-tao-2024-luc-nao-mam-cung-g...null |