Giới hạn sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại to chức tài chính vi mô

Quy định mua cổ phần tại tổ chức tín dụng với nhà đầu tư nước ngoài:

  • 1. Tổ chức tín dụng cổ phần là gì ?
  • 2. Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 3. Nhà đầu tư nước ngoài có bịgiới hạn sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam?
  • 4. Điều kiện sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 4.1.Tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên
  • 4.2.Tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
  • 5. Tổ chức tín dụng Việt Nam nào được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ?
  • 6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, xin cho tôi hỏi, Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam hay không? Có cần phải đáp ứng điều kiện nhất định nào hay không? Và có bị giới hạn về số cổ phần được sở hữu hay không?

Rất mong nhận được phản hồi từ công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Ngọc Thanh - Hưng Yên

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017

- Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam

Pháp luật ngân hàng Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài [tổ chức, cá nhân] mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện quy định và giới hạn mức sở hữu.

>> Xem thêm: Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài ?

1. Tổ chức tín dụng cổ phần là gì ?

Tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công tycổ phần, bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần.

Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng đang thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý từ tổchức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thành tổchức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

2. Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, có những hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài đó là:

[i] Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.

[ii] Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổphần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.

[iii] Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.

>> Xem thêm: Phân tích những vai trò, ý nghĩa của hoạt động đầu tư nước ngoài

3. Nhà đầu tư nước ngoài có bịgiới hạn sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP:

- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Tỷ lệ sởhữu cổphần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp là nhà đầu tư chiến lược.

-Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

-Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

-Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổphần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.

Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổphần của một tổchức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định trên với từng trường hợp cụ thể.

Tỷ lệ sở hữu quy định nàybao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện sở hữu cổ phần theo quy định tại Nghị định này.

>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn và chuyển nhượng phần vốn góp như thế nào?

4. Điều kiện sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

4.1.Tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên

Tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, cụ thể:

[i]Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên.

[ii] Có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và nguồn vốn mua cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật.

[iii] Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.

[iv] Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ mua cổ phần.

[v] Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.

>> Xem thêm: Mọi trường hợp tước đoạt quyền sở hữu trong đầu tư quốc tế đều làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường?

4.2.Tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

Tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 01/2014/NĐ-CP. Cụ thể đó là các điều kiện tại mục [i], [ii], [iii], [iv] như đối vớiTổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên và các điều kiện sau đây:

[i]Là ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sởchính. Công ty tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty tài chính Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty cho thuê tài chính Việt Nam.

[ii] Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5 năm trởlên.

[iii] Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.

[iv] Có văn bản cam kết và kế hoạch rõ ràng về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam, hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.

[v] Không sở hữu từ 10% vốn điềulệ trở lên tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác tại Việt Nam;

[vi] Cam kết hoặc đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng Việt Nam mà tổ chức nước ngoài đề nghị mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

5. Tổ chức tín dụng Việt Nam nào được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ?

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì ? Cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Điều 11 Nghị định 01/2014/NĐ-CP tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

-Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

-Tổ chức tín dụng cổphần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với tổ chức tín dụng cổphần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổphiếu quỹ thực hiện theo quy định của phápluậtvề quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nướctrước khitrình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết được xác định thông qua đấu giá hoặc hình thức thỏa thuận.

Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Việc đặt cọc để thực hiện giao dịch mua cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tín dụng Việt Nam thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam

Nhà đầu tư nướcngoài sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như sau:

>> Xem thêm: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ?

Quyền của nhà đầu tư nước ngoài

-Có đầy đủ quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.

-Được chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập từ đầu tư, mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhượng cổ phần sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

-Được tham gia hoặc cử người đại diện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của tổ chức tín dụngcổ phầntheo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và quy định của pháp luật Việt Nam.

-Được Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài

-Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổchức tíndụng Việt Nam.

-Bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, tính hợp lệ của hồ sơ mua cổ phần và tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

-Báo cáo đầy đủ thông tin và chịutrách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về người có liên quan đang sở hữu cổ phần, thông tin về sở hữu cổ phần thông qua người có liên quan và thông qua ủy thácđầu tư tại tổchức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần.

-Chuyển đủ số vốn đã đăng ký mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam và phù hợp với quy định của phápluật.

>> Xem thêm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài [FPI] là gì ? Cách phân biệt đầu tư trực tiếp [FDI] và đầu tư gián tiếp

-Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam ghitrong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổchức, cá nhân khác trong thời hạntối thiểu3 năm kểtừ thời điểm sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó.

- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này phải xây dựng Phương án mua cổ phần và cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đầu tư- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề