Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 Trong các cách viết sau cách viết nào đúng

Đáp án A

Gọi x là phần tử đặc trưng cho tập hợp Q.

Theo đầu bài ta có: x là số tự nhiên nên và 10 < x < 50.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, tập hợp A được viết: Q = {x ∈ Ν | 10 < x < 50}.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Haylamdo xin giới thiệu bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên Cánh diều có đáp án chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn trắc nghiệm môn Toán 6 đạt kết quả cao.

Bài tập Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

I. Nhận biết

Câu 1: Đọc số sau: 21 515

A. Hai một năm một năm

B. Hai mươi một nghìn năm trăm mười năm

C. Hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm

D. Hai mốt nghìn năm trăm mười lăm

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số 21 515 được đọc là “hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm”.

Chọn đáp án C.

Câu 2: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là:

A. N

B. N

C. N+

D. N*

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N* [lý thuyết sgk].

Chọn đáp án D.

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất là?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0.

Chọn đáp án A.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây chỉ tập hợp số tự nhiên?

A. {1; 2; 3; 4; …}

B. {0; 1; 2; 3; 4; …}

C. {0; 1; 2; 3; 4; …}

D. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Các số 0, 1, 2, 3, 4 … là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N, tức là N = {0; 1; 2; 3; 4; …}.

Chọn đáp án B.

Câu 5: Viết số sau: Hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy.

A. 2 222 395 567

B. 2 202 395 567

C. 2 000 395 567

D. 2 222 296 567

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số “hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy” được viết là 2 222 395 567.

Chọn đáp án A.

Câu 6: Các số La Mã XV, XXI được đọc lần lượt là:

A. mười lăm, hai mốt

B. mười năm, hai mốt

C. mười lăm, hai mươi mốt

D. mười bốn, mười chín

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các số La Mã XV, XXI biểu diễn các số tự nhiên 15, 21 và được đọc lần lượt là: mười lăm, hai mươi mốt.

Chọn đáp án C.

Câu 7: So sánh hai số 998 và 1 000 ta được:

A. 998 > 1 000

B. 998 < 1 000

C. 998 = 1 000

D. 998 ≥ 1 000

Hiển thị đáp án

Lời giải

Vì số 998 là số có 3 chữ số và số 1 000 là số có 4 chữ số nên 998 < 1 000.

Chọn đáp án B.

Câu 8: Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

338; …; …

A. 337 và 336

B. 339 và 338

C. 339 và 340

D. 340 và 342

Hiển thị đáp án

Lời giải

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần nên:

Số thứ hai là: 338 + 1 = 339

Số thứ ba là: 339 + 1 = 340

Vậy hai số cần điền là 339 và 340.

Chọn đáp án C.

Câu 9: Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:

1 256 ; …; …

A. 1 257 và 1 258

B. 1 258 và 1 260

C. 1 255 và 1 253

D. 1 255 và 1 254

Hiển thị đáp án

Lời giải

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp giảm dần nên:

Số thứ hai là: 1 256 – 1 = 1 255

Số thứ ba là: 1 255 – 1 = 1 254

Vậy hai số cần điền là 1 255 và 1 254.

Chọn đáp án D.

Câu 10: Số tự nhiên lớn nhất là:

A. 1 000 000 000

B. 100 000 000 000

C. 999 999 999 999

D. Không có số tự nhiên lớn nhất

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta đã biết, trong dãy số tự nhiên, số nhỏ nhất là 0, và cứ thêm một đơn vị, ta sẽ được một số liền sau số trước đó, cứ tiếp tục như vậy, ta lập được dãy số tự nhiên kéo dài ra vô hạn và không có điểm dừng. Vậy không có số tự nhiên lớn nhất.

Chọn đáp án D.

II. Thông hiểu

Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất

B. Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử

C. Không có số tự nhiên lớn nhất

D. Phần tử thuộc N nhưng không thuộc N* là 0.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Vậy đáp án A sai.

Chọn đáp án A

Câu 2: Viết tập hợp M các số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện x ≤ 10 bằng cách liệt kê các phần tử.

A. M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

B. M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

C. M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

D. M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có: x ≤ 10, nghĩa là x nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Các số tự nhiên x thỏa mãn x nhỏ hơn hoặc bằng 10 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Vậy ta viết tập hợp M:

M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 34 087, 34 078, 43 089, 43 098.

A. 34 087, 34 078, 43 089, 43098

B. 34 078, 34 087, 43 089, 43 098

C. 34 078, 34 087, 43 098, 43 089

D. 34 087, 34 078, 43 098, 43 089

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta so sánh các số đã cho lần lượt theo từng cặp, ta thấy:

34 078 < 34 087 < 43 089 < 43 098

Vậy ta sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 34 078, 34 087, 43 089, 43 098.

Chọn đáp án B.

Câu 4: Cho hai số tự nhiên 99; 100. Hãy tìm số tự nhiên a để ba số đó lập thành ba số tự nhiên liên tiếp?

A. 98

B. 97

C. 101

D. Cả A và C

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số liền trước số 99 là số 98 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 98; 99; 100.

Số liền sau số 100 là số 101 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 99; 100; 101.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Trong các chữ số của số 19 254:

A. Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4

B. Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4

C. Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4

D. Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4

Hiển thị đáp án

Lời giải

Trong số 19 254:

Chữ số 2 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 200

Chữ số 4 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 4

Ta thấy: 200 : 4 = 50

Vậy trong số 19 254, giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4.

Chọn đáp án C.

III. Vận dụng

Câu 1: Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là:

A. 999 999

B. 900 000

C. 909 999

D. 987 654

Hiển thị đáp án

Lời giải

Để viết được số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số lớn nhất, là 9

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số lớn nhất khác 9, là 8

Chữ số thứ ba là chữ số lớn nhất khác 9 và 8, là 7

Chữ số thứ tư là chữ số lớn nhất khác 9, 8 và 7, là 6

Chữ số thứ năm là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7 và 6, là 5

Chữ số thứ sáu là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7, 6, và 5, là 4

Vậy số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là 987 654.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: 2 021 ≤

< 2 041.

A. 2

B. 3

C. 4

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án

Lời giải

Vì * là chữ số hàng chục của số

nên * nhận là các số tự nhiên từ 0 đến 9.

Lại có: 2 021 ≤

< 2 041

Mà số 2 021,

, 2 041 đều có các chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị là giống nhau. Do đó * thỏa mãn: 2 ≤ * < 4

Hay * là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn 4, đó là 2 và 3.

Vậy đáp án A và B đều đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là:

A. 10 000

B. 10 001

C. 12 345

D. 10 234

Hiển thị đáp án

Lời giải

Để viết được số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số nhỏ nhất khác 0, là 1

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số nhỏ nhất khác 1, là 0

Chữ số thứ ba là chữ số nhỏ nhất khác 0 và 1, là 2

Chữ số thứ tư là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1 và 2, là 3

Chữ số thứ năm là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1, 2 và 3, là 4

Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là 10 234.

Chọn đáp án D.

Câu 4: Viết tập hợp N các số tự nhiên chẵn x thỏa mãn điều kiện sau: 317 ≤ x ≤ 322.

A. N = {318; 320; 322}

B. N = {317; 318; 319; 320; 321; 322}

C. N = {318; 320}

D. N = {317; 318; 320}

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số tự nhiên x thỏa mãn 317 ≤ x ≤ 322 nghĩa là x là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 317 và nhỏ hơn hoặc bằng 322, là các số: 317, 318, 319, 320, 321, 322.

Mà x lại là các số tự nhiên chẵn, nên các số x thỏa mãn yêu cầu là: 318, 320, 322.

Vậy ta viết tập hợp N như sau: N = {318; 320; 322}.

Chọn đáp án A.

Câu 5: Cho m ∈ N*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:

A. m – 2, m – 1, m

B. m – 1, m , m + 1

C. m + 1, m, m – 1

D. m, m – 1, m – 2

Hiển thị đáp án

Lời giải

Dãy gồm ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần, nghĩa là số liền sau phải hơn số liền trước 1 đơn vị.

Vì m ∈ N* nên m là số tự nhiên khác 0, do đó m ≥ 1

+ Nếu lấy m = 1, ta có 1 < 2, vậy 1 trừ cho 2 không có kết quả là số tự nhiên. Vậy m – 2 không phải là số tự nhiên, do đó đáp án A và đáp án D sai.

+ Ta lại có m + 1 > m, nên đáp án C sai.

Vậy còn lại đáp án B là đúng và thỏa mãn yêu cầu.

Chọn đáp án B.

Tóm tắt Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

A. Lý thuyết

I. Tập hợp các số tự nhiên

1. Tập hợp

và tập hợp

Các số 0, 1, 2, 3, 4 … là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là

, tức là
= {0; 1; 2; 3; 4; …} .

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là

, tức là
={1; 2; 3; 4; …} .

2. Cách đọc và cách viết số tự nhiên

Ví dụ:

+ Số 12 134 355 đọc là mười hai triệu một trăm ba mươi tư nghìn ba trăm năm mươi lăm.

+ Số ba mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi chín, viết là 33 459.

Chú ý: Khi viết các số tự nhiên có từ bốn chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc.

II. Biểu diễn số tự nhiên

1. Biểu diễn một số tự nhiên trên tia số

Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.

2. Cấu tạo thập phân của số tự nhiên

Số tự nhiên được viết trong hệ thập phân bởi một, hai hay nhiều chữ số. Các chữ số được dùng là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi một số gồm hai chữ số trở lên thì chữ số đầu tiên [tính từ trái sang phải] khác 0.

Trong cách viết một số tự nhiên có nhiều chữ số, mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau có giá trị khác nhau.

Ví dụ:

+ Số 987 có:

- Chữ số hàng trăm là 9 và có giá trị là 9 x 100

- Chữ số hàng chục là 8 và có giá trị là 8 x 10

- Chữ số hàng đơn vị là 7 và có giá trị là 7

Ta viết: 987 = 9 x 100 + 8 x 10 + 7

+ Kí hiệu

[a # 0] là chỉ số tự nhiên có hai chữ số có:

- Chữ số hàng chục là a và có giá trị là a x 10

- Chữ số hàng đơn vị là b và có giá trị là b

Ta viết:

= a x 10 + b

3. Số La Mã

Cách ghi số La Mã:

+ Các số tự nhiên từ 0 đến 10 được ghi bằng số La Mã tương ứng như sau:

+ Nếu thêm vào bên trái mỗi số ở dòng [1] một chữ số X, ta được số La Mã từ 11 đến 20:

+ Nếu thêm vào bên trái mỗi số ở dòng [1] hai chữ số X, ta được các số La Mã từ 21 đến 30:

Ví dụ:

+ Số La Mã XIV đọc là mười bốn

+ Số La Mã XXI đọc là hai mươi mốt

+ Số 15 được viết bằng số La Mã là: XV

+ Số 29 được viết bằng số La Mã là: XIX

III. So sánh các số tự nhiên

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì ta viết a < b hay b > a.

Ví dụ: Số 15 nhỏ hơn số 20, ta viết 15 < 20 hay 20 > 15.

+ Với số tự nhiên a cho trước:

Ta viết x ≤ a để chỉ x < a hoặc x = a.

Ta viết x ≥ a để chỉ x > a hoặc x = a.

+ Nếu a < b và b < c thì a < c [tính chất bắc cầu]

Ví dụ: 2 < 3 và 3 < 4 thì 2 < 4

+ Cách so sánh hai số tự nhiên

- Trong hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.

- Để so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng [tính từ trái sang phải] cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.

Ví dụ: So sánh: 1 000 999 và 998 999; 1 035 946 và 1 039 457

Lời giải:

+ Số 1 000 999 có bảy chữ số; số 998 999 có sáu chữ số.

Vậy 1 00 999 > 998 999.

+ Do hai số 1 035 946 và 1 039 457 có cùng số chữ số nên ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 5 < 9. Vậy 1 035 946 < 1 039 457.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1.

a] Viết số sau: Mười tỉ bốn trăm bảy mươi ba triệu hai trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm tám mươi lăm.

b] Đọc số sau: 1 009 675

Lời giải:

a] Số mười tỉ bốn trăm bảy mươi ba triệu hai trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm tám mươi lăm được viết là: 10 473 272 585.

b] Số 1 009 657 được đọc là một triệu không trăm linh chín nghìn sáu trăm năm mươi bảy.

Bài 2. Viết tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện sau:

Lời giải:

Gọi B là tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn .

Khi đó ta có B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 35 và nhỏ hơn hoặc bằng 39, gồm các số: 35; 36; 37; 38; 39. Nên ta viết tập hợp B là:

B = {35; 36; 37; 38; 39}.

Bài 3.

a] Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 12 059 369, 9 909 820, 12 058 967, 12 059 305.

b] Tìm các số tự nhiên a, b, c thỏa mãn 228 ≤ a < b < c ≤ 230?

Lời giải:

a] Vì số 9 909 820 là số có bảy chữ số còn ba số còn lại là các số có tám chữ số nên ta so sánh các số còn lại ta được:

12 058 967 < 12 059 305 < 12 059 369

Khi đó ta có: 9 909 820 < 12 058 967 < 12 059 305 < 12 059 369

Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 9 909 820; 12 058 967; 12 059 305; 12 059 369.

b] Theo đề bài, ta có các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 228 và nhỏ hơn hoặc bằng 230 là 228; 229; 230.

Mà mặt khác a < b < c nên a = 228; b = 229; c = 230.

Video liên quan

Chủ Đề