Hà Nam cách Hà Đồng bao nhiêu km

Phủ Lý, Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km? Với khoảng cách 60km xuất phát từ trung tâm Hà Nội, Hà Nam đang trở thành...

Posted by Tin Tức Vĩnh Phúc on Wednesday, November 14, 2018

Hà Nam vốn là mảnh đất có truyền thống anh hùng từ bao đời nay. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà bạn bè quốc tế cũng đã nghe danh. Bài viết dưới đây, Tỉnh thành Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn một cách chi tiết nhất về Hà Nam ở miền nào? Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km?

Hà Nam cách Hà Đồng bao nhiêu km

Mục lục

Hà Nam ở miền nào?

Hà Nam ở miền bắc Việt Nam nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 20°35′09″B 105°55′26″Đ, với diện tích là 86.193ha. Hà Nam là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, nơi có những danh lam thắng cảnh đẹp, tình hình kinh tế và chính trị xã hội ổn định. 

Theo một số tài liệu địa lý của Việt Nam cho thấy, tỉnh Hà Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Như vậy, Hà Nam thuộc miền Bắc với tổng diện tích thực tế là 861,9 km². Ngoài ra, tỉnh này còn tiếp giáp với sông Hồng và sông Đáy mà không hề tiếp giáp biển.

Tỉnh Hà Nam có khí hậu mang nhiệt đới gió mùa của miền Bắc, mùa đông lạnh nhiều còn mùa hè thì nắng nóng.

Đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dự đoán trong tương lai gần thì Hà Nam sẽ trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội.

Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi với trục đường sắt Bắc – Nam, đường quốc lộ 1A. Điều này giúp cho tỉnh dễ dàng giao lưu kinh tế với các tỉnh thành khác.

Đây chính là một trong những điểm đến vui chơi du lịch hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, Hà Nam còn tiếp giáp với các tỉnh nổi bật của Việt Nam.

Hà Nam giáp tỉnh nào?

– Phía bắc giáp với thủ đô Hà Nội.

– Phía nam giáp với tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

– Phía đông tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

– Phía tây Hà Nam tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình. 

Hà Nam cách Hà Đồng bao nhiêu km

Hà Nam có bao nhiêu huyện?

Hà Nam có 4 huyện là Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm; 1 thành phố Phủ Lý; 1 thị xã Duy Tiên được chia thành 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã. Hà Nam là tỉnh có số lượng hành chính cấp huyện ít nhất nước Việt Nam.

Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km?

Theo dữ liệu từ Google Maps, từ trung tâm Hà Nội đến ranh giới tỉnh Hà Nam là 43km, còn đến thành Phủ Lý (Hà Nam) là 60 km. Đường đi từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý – Hà Nam như sau:

– Đi theo P. Xã Đàn và Giải Phóng đến Đ. cao tốc Bắc – Nam phía Đông/ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt (8,2 km).

– Đi dọc theo Đ. cao tốc Bắc – Nam phía Đông/ĐCT Hà Nội – Ninh Bình đến Liêm Tuyền. Đi theo lối ra Liêm Tuyền từ Đ. cao tốc Bắc – Nam phía Đông/ĐCT Hà Nội – Ninh Bình (49,7 km).

– Lái xe đến Đinh Tiên Hoàng/QL21A/ĐT494 tại Thanh Châu, Thành phố Phủ Lý (3,2 km).

Xem chi tiết: Đường đi Hà Nội đến Hà Nam Google Maps.

Hà Nam cách Hà Đồng bao nhiêu km

Hà Nam có gì chơi?

  • Chùa Bà Đanh – Ngôi chùa nổi tiếng trong thành ngữ Việt

Chùa Bà Đanh còn được gọi là chùa Bảo Sơn tự, ngôi chùa này nằm cạnh ngon núi Ngọc thơ mộng. Ngôi chùa Bà Đanh từ lâu đã nổi tiếng từ những câu chuyện liêu trai, sự tích kỳ lạ trong thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”. Có nhiều lý giải cho điều này nhưng nhiều nguyên nhân nhất là do sự linh thiêng, ai trái ý sẽ bị trừng phạt nên người ta ít dám đến.

  • Nhà Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

Làng Vũ Đại trong Chí Phèo là câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam. Làng này có nguyên mẫu là làng Đại Hoàng của tỉnh Hà Nam – quê hương của tác giả Nam Cao. Nhắc đến làng Vũ Đại thì người ta nghĩ ngay tới tác phẩm Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. 

  • Kẽm Trống – Danh thắng quốc gia Việt Nam

Kẽm Trống là danh thắng của đất nước, được công nhận vào năm 1962. Kẽm Trống là nơi dòng sông Đáy đi qua 2 ngọn núi, cạnh bên là núi Rùa và núi Cổ Động cùng với Bài Thơ.

Đến với Kẽm Trống, bạn sẽ được tham quan nhiều ngọn núi như là núi Bồng, núi Vọng, núi Trinh Tiết,…

  • Chùa Tam Chúc của Hà Nam, chùa lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa này nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong của Hà Nam. Chùa Tam Chúc cách TP Hà Nam khoảng 60km, đây là điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách. Tam Trúc nối giữa chùa Hương, Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.



Chùa Tam Chúc Hà Nam

  • Làng kho cá Vũ Đại nức tiếng gần xa

Làng kho khá này đã nổi tiếng bao đời nay bởi những công thức cá kho đặc biệt. Điểm đặc biệt ở đây là vị cá đậm đà được tẩm ướp cẩn thận. Những hương vị của 16 loại gia vị như gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng, ớt, hành khô,… Tất cả được nung trong nồi đất tạo thành một món ăn ngon quên lối về. Món cá kho này phù hợp ăn trong dịp Tết khi nhiều hộ dân đỏ lửa kho cá, đeo mặt nạ phòng độc rất độc đáo.

  • Bát Cảnh Sơn với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ

Đây là khu di tích nổi tiếng của xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Gọi là Bát Cảnh Sơn vì có dãy núi 8 cánh. Thời xưa, nơi đây là địa điểm của các vị vua chúa, quần thần đến thưởng ngoạn. Trước đây, tại đây có một ngôi chùa nhưng hiện tại đã không còn nữa. Thế nhưng Bát Cảnh Sơn vẫn được đông đảo du khách đến tham quan và là điểm du lịch nổi tiếng.

Các ngôi chùa đều có kiến trúc cổ xưa đem đến sự cổ kính, uy nghiêm. Trong đó có: Đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, Chùa Vân Mộng,…Hà Nam thực sự là một nơi tuyệt đẹp với những cảnh sắc tuyệt mỹ cùng với những di tích lịch sử đáng nhớ. 

Kết lại Hà Nam là đâu?

Hà Nam là tỉnh ở phía Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Hà Nam có vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội ở phía bắc; giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình ở phía đông; giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình phía nam; giáp tỉnh Hòa Bình phía tay. Tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 43 km (theo đường đi) và có 4 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã được chia thành 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã.