Hà tây sáp nhập vào hà nội năm nào

1. Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11 ha và dân số hiện tại là 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.

2. Chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tĩnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 14.164,53 ha và dân số hiện tại là 187.255 người.

3. Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội, bao gồm: 1.720,36 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 4.495 người của xã Đông Xuân, 3.457,74 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 6.606 người của xã Tiến Xuân, 2.073,06 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 5.875 người của xã Yên Bình, 1.532,76 ha diện tích tự nhiên và dân số hiện tại là 3.278 người của xã Yên Trung.

4. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:

  1. Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người, bao gồm diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh, các thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Thành phố Hà Nội phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;

  1. Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 123.176,43 ha và dân số hiện tại là 1.059.063 người, bao gồm diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc;
  1. Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 459.635,15 ha và dân số hiện tại là 832.543 người. Huyện Lương Sơn có diện tích tự nhiên là 28.684,68 ha và dân số hiện tại là 67.288 người.

Điều 2. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2008, Chính phủ xem xét, quyết định tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng thu ngân sách địa phương, tổng chi ngân sách địa phương, số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với các địa phương quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này, bảo đảm khớp đúng tổng mức dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 3. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm.

2. Chỉ đạo, tổ chức việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính của các địa phương quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này phù hợp với Điều 118 của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sắp xếp tinh gọn, hợp lý bộ máy hành chính, tổ chức các cơ quan điều tra và đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm dân chủ, đoàn kết.

3. Chỉ đạo xây dựng đề án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các ngành, các cấp, của nhân dân và báo cáo Quốc hội.

4. Hàng năm báo cáo Quốc hội về quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này; hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của các địa phương quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này.

Điều 5.

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân ở các địa phương quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 6. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 5 năm 2008./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/05/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành

Giấy phép số: 259/GP - BTTTT ngày 12-5-2021 Tổng biên tập: Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ Phó tổng biên tập: Đại tá Ngô Anh Thu, Đại tá Trần Anh Tuấn, Đại tá Lê Ngọc Long, Đại tá Nguyễn Hồng Hải Trưởng phòng Biên tập Báo Điện tử: Đại tá TRỊNH VĂN DŨNG © 2012 - 2013. Bản quyền thuộc về Báo Quân đội nhân dân. Bảo lưu mọi quyền.

Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội từ năm bao nhiêu?

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội và như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa.

Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu quận?

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, với diện tích toàn thành phố khoảng 130 km², dân số khoảng 380.000 người.

Hà Nam sáp nhập vào đâu?

Tháng 12 năm 1971, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1991, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập. Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.

Hà Đông Hà Tây là gì?

Hà Đông là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội.

Chủ Đề