Hạch toán chiết khấu thương mại có hóa đươn năm 2024

Đối với các doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động là thương mại sẽ thường xuyên gặp những phương thức chiết khấu thương mại và các nghiệp vụ liên quan cần kế toán hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại.

Đối với các doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động là thương mại sẽ thường xuyên gặp những phương thức chiết khấu thương mại và các nghiệp vụ liên quan cần kế toán hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại, tuy nhiên để xác định các tình huống thuộc chiết khấu thương mại thì không phải kế toán nào cũng phân biệt được.

Để có thể thu hút được nhiều khách hàng lớn vào các sản phẩm của doanh nghiệp, nhà quản trị thường có nhiều phương thức khác nhau trong đó chiết khấu thương mại là hình thức thông dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể hiểu cặn kẽ về chiết khấu thương mại cũng như cách tính chiết khấu hóa đơn, cách hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại thì cần tìm hiểu chuyên sâu hơn và bài viết này, SAPP sẽ chia sẻ thông tin đến độc giả.

1. Khái niệm chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá niêm yết cho khách hàng mà người bán thực hiện được thể hiện trên hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận mua bán hàng hóa với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng cùng những đơn đặt hàng số lượng lớn hơn. Khoản chiết khấu thương mại thường không cố định, thay đổi tỷ lệ thuận với lượng sản phẩm bán ra cho một khách hàng bởi vậy thông thường, khách hàng lẻ sẽ khó tiếp cận với chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp. Khoản chiết khấu thương mại sẽ được trừ vào giá trước thuế của người bán.

2. Cách xuất hóa đơn chiết khấu thương mại

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại khoản 2.5, phụ lục 4, có 3 trường hợp xảy ra khi xuất hóa đơn chiết khấu thương mại, cụ thể như sau:

2.1. Xuất hóa đơn chiết khấu theo từng lần mua

Nhiều câu hỏi được đặt ra như chiết khấu thương mại có tính thuế không? thì câu trả lời là không, chiết khấu sẽ được trừ vào giá bán chưa thuế. Với trường hợp xuất hóa đơn chiết khấu theo từng lần mua thì giá bán trên hóa đơn là giá đã chiết khấu thương mại, cần ghi rõ giá đã chiết khấu, thuế GTGT và tổng tiền hàng đã có thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty A có chương trình chiết khấu thương mại 10% khi mua bộ laptop LG có giá 12.000.000 đồng.

  • Khi đó giá bán chưa thuế [sau chiết khấu thương mại] là: 12.000.000 - 1.200.000 = 10.800.000 đồng
  • Cách viết hóa đơn trong trường hợp này:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4×5

01

Laptop LG

bộ

1

10.800.000

10.800.000

Cộng tiền hàng:

10.800.000

Thuế suất GTGT: 10 %

Tiền thuế GTGT

1.080.000

Tổng cộng tiền thanh toán

11.880.000

Lưu ý không được ghi dấu âm [-] trên hóa đơn.

2.2. Xuất hóa đơn chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số

Vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ kế tiếp thì số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng. Thông thường có 2 trường hợp xảy ra:

  • TH1: Nếu số tiền khách hàng được chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn lần mua cuối cùng thì sẽ được cấn trừ trực tiếp vào hóa đơn đó.

Ví dụ 2: Theo hợp đồng 09/2022/HĐMB: công ty B mua của công ty A 10 Laptop LG có giá trị 12.000.000 đồng/bộ, nếu mua đủ 10 bộ sẽ chiết khấu thương mại 10% trên sản phẩm.

Lần 1 công ty B mua 3 bộ và lần 2 công ty mua 3 bộ chưa đủ điều kiện hưởng chiết khấu thương mại và hóa đơn theo giá chưa chiết khấu, lần 3 công ty mua 4 bộ là đủ 10 bộ nên sẽ được chiết khấu 10%. Cách tính chiết khấu hóa đơn như sau:

  • Tổng số tiền chiết khấu thương mại là 1.200.000 x 10 = 12.000.000 đồng [nhỏ hơn hóa đơn cuối cùng là 4 bộ x 12.000.000 = 48.000.000 đồng] nên sẽ được trừ trực tiếp vào hóa đơn này.
  • Cách viết hóa đơn trong trường hợp này:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4×5

01

Laptop LG

bộ

4

12.000.000

48.000.000

[Chiết khấu thương mại 10% theo hợp đồng số 09/2022/HĐMB ngày 01/09/2022]

bộ

10

1.200.000

12.000.000

Cộng tiền hàng:

36.000.000

Thuế suất GTGT: 10 %

Tiền thuế GTGT

3.600.000

Tổng cộng tiền thanh toán

39.600.000

  • TH2: Nếu số tiền khách hàng được chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn lần mua cuối cùng thì sẽ lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các hóa đơn trước đó.

Ví dụ 3: Theo hợp đồng 0922/HĐMB, Công ty B mua của công ty A 10 bộ laptop LG với giá 12.000.000 đồng/bộ sẽ được chiết khấu 11%.

Lần 1 công ty B mua 5 bộ và lần 2 công ty B mua 4 bộ chưa được hưởng chiết khấu thương mại. Lần 3 công ty mua tiếp 1 bộ là đủ 10 bộ nên được chiết khấu 11%.

  • Tổng số tiền chiết khấu thương mại là 1.320.000 x 10 = 13.200.000 đồng [lớn hơn hóa đơn cuối cùng là 1 bộ x 12.000.000 = 12.000.000 đồng] nên không thể trừ trực tiếp vào hóa đơn cuối cùng. Khi đó kế toán cần lập một hóa đơn điều chỉnh giảm đính kèm bảng kê hóa đơn lần 1,2,3.
  • Cách viết hóa đơn trong trường hợp này:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4×5

01

Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế do chiết khấu thương mại 11% theo theo hợp đồng số 0922/HĐMB ngày 01/09/2022] kèm theo bảng kê các hoá đơn số 1,2,3

bộ

10

1.320.000

13.200.000

Cộng tiền hàng:

13.200.000

Thuế suất GTGT: 10 %

Tiền thuế GTGT

1.320.000

Tổng cộng tiền thanh toán

14.520.000

2.3. Xuất hóa đơn chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số sau khi kết thúc kỳ

Tương tự như TH2 ở mục trên, hóa đơn chiết khấu thương mại sẽ được lập sau khi kết thúc kỳ chiết khấu và bên bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh số tiền và tiền thuế. Khi đó cách viết hóa đơn sẽ tương tự trường hợp bên trên.

3. Hướng dẫn hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại

Mỗi trường hợp tính chiết khấu khác nhau đòi hỏi kế toán hạch toán không giống nhau, một số trường hợp thường xảy ra như sau:

3.1. Hạch toán khi chiết khấu thương mại ngay khi mua hàng [chiết khấu theo từng lần]

Trường hợp giá bán ghi trên hóa đơn GTGT đã chiết khấu cho khách, có tiền thuế và tiền hàng đã bao gồm thuế thì tùy cương vị bên bán hay bên mua mà hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại có sự khác nhau, cụ thể:

Bên bán hàng

Bên mua hàng

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng tiền trên hóa đơn

Có TK 511: Tiền chưa thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT

Nợ TK 156: Tiền chưa thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền trên hóa đơn

Trường hợp này khi hạch toán sẽ không thể hiện khoản chiết khấu thương mại do đã trừ trực tiếp trên hóa đơn.

3.2. Hưởng chiết khấu khi đạt số lượng hay doanh số

Có 2 trường hợp xảy ra như chúng tôi đã phân tích:

  • TH1: Số tiền chiết khấu nhỏ hơn giá trị hóa đơn cuối cùng tại ví dụ 2
  • Hóa đơn lần 1, lần 2 hạch toán như bình thường
  • Hóa đơn lần 3 hạch toán như sau:

Bên bán hàng

Bên mua hàng

Nợ TK 111, 131, 112: 39.600.000

Có TK 511: 36.000.0000

Có TK 3331: 3.600.000

Nợ TK 156: 36.000.000

Nợ TK 1331: 3.600.000

Có TK 111, 112, 331: 39.600.000

  • TH2: Số tiền chiết khấu lớn hơn giá trị hóa đơn cuối ở ví dụ 3
  • Hóa đơn lần 1,2 và 3 hạch toán bình thường
  • Hóa đơn điều chỉnh giảm hạch toán như sau:

Bên bán hàng

Bên mua hàng

*- Phản ánh tiền chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521: 13.200.000

Nợ TK 3331: 1.320.000

Có TK 131, 111, 112: 14.520.000

Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 511/ Có TK 521

  • Nếu hàng chiết khấu thương mại còn tồn kho, ghi:

Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền CKTM

Có TK 156 [giảm hàng tồn kho]

Có TK 1331

  • Nếu hàng đã bán, ghi

Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền CKTM

Có TK 632 [giảm giá vốn]

Có TK 1331

  • Nếu đã đưa vào SXKD, xây dựng cơ bản..

Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền CKTM

Có TK 154, 642,... [giảm chi phí tương ứng]

Có TK 1331

Như vậy thông qua bài viết, có lẽ các bạn kế toán đã nắm được cách hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại cũng như nắm được các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin hữu ích được SAPP Academy chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường theo đuổi nghề nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Chủ Đề