Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên

Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định của Luật thuế hiện hành thì Giám đốc công ty TNHH một thành viên không được trả lương hay chi phí mang tính chất tiền lương, tiền công sẽ của Giám đốc công ty TNHH MTV sẽ không được công nhận chi phí tính thuế.


Một số ý kiến cho rằng, Giám đốc công ty TNHH MTV trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp nên chi phí liên quan đến Giám đốc phải là chi phí thực tế và hợp lý ... Ý kiến khác cho rằng chi phí liên quan Giám đốc công ty TNHH MTV không được đưa vào chi phí tính thuế, căn cứ trên một số văn bản trả lời của cơ quan thuế như Công văn 1820/CT-TTHT ngày 23/09/2015 (và Công văn 727/TCT-CS ngày 03/03/2015) của Tổng cục thuế:

Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên


Vậy, Luật thuế hiện nay quy định vấn đề này như thế nào? Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) quy định như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế



1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.". Như vậy, Luật thuế chỉ không chấp nhận đối với chi phí mang tính chất tiền lương, tiền công của Giám đốc công ty TNHH MTV kể cả khi có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh; Còn đối với chi phí của doanh nghiệp thông qua Giám đốc, chúng ta cứ theo Luật để thực hiện: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (ghi tên, mã số thuế ... công ty, có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn giá trị trên 20 triệu đồng) vẫn được ghi nhận chi phí hợp lý khi tính thuế. Ở 2 Công văn trên, người hỏi và Cơ quan thuế trả lời chỉ đề cập đến chi phí của Giám đốc công ty TNHH MTV. Qua đó, Cơ quan thuế chỉ trả lời chi phí "tiền lương, tiền công của Giám đốc công ty TNHH MTV thuộc khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập tính thuế". Điều đó không có nghĩa, chi phí của doanh nghiệp thông qua Giám đốc bị bác bỏ. Do vậy, chúng ta cần đọc kỹ Công văn để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

Tóm lại, chúng ta cần phân biệt và phân loại các chi phí liên quan đến Giám đốc công ty TNHH MTV tham gia hoạt động kinh doanh: Chi phí của Giám đốc và chi phí của công ty.

- Chi phí của Giám đốc công ty TNHH MTV (liên quan đến cá nhân Giám đốc) là những khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, tiền công (như tiền lương, phụ cấp đi lại, nhà ở ...) sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế.

- Chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà Giám đốc công ty TNHH MTV chi trả (như chi phí giao tế, tiếp khách, ...) vẫn được khấu trừ thuế, đưa vào chi phí thuế hợp lý nếu các chứng từ hợp pháp.

Ketoan.biz

Công ty TNHH một thành viên là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Đây là thông tin khiến nhiều người tò mò. Đặc biệt là những người mới bắt đầu tìm hiểu về kế toán và doanh nghiệp. Nếu bạn cũng vậy, đọc ngay bài viết này của Kế toán Diamond Rise. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết đấy!

Công ty TNHH một thành viên là gì? Đặc điểm của nó là gì?

Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên

 Đây là một loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Để hiểu rõ hơn về nó, hãy cùng tìm hiểu khái niệm và những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH 1 thành viên nhé!

Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên là gì?

 Đây là loại hình doanh nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu. Khi đó, họ sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ đăng ký của doanh nghiệp.

 Trong thực tế, công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Những công ty này cũng không được quyền phát hành cổ phần.

Những đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem những đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhé!

Thành viên của công ty

 Công ty này chỉ do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của doanh nghiệp cần đáp ứng được những quy định đã nêu ra trong điều 18 của luật doanh nghiệp ban hành vào năm 2014. Khi đó, người sở hữu sẽ nắm quyền điều hành, quản lý. Đồng thời, chi phối trực tiếp với hướng đi, những quyết định, hoạt động của công ty.

Vốn điều lệ

 Công ty TNHH khi đăng ký sẽ có vốn điều lệ là tổng tài sản mà chủ sở hữu cam kết đóng góp và ghi trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu có trách nhiệm góp đủ, đúng loại tài sản đã ghi trong cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không, chủ sở hữu cần nhanh chóng tiền hành làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty để phù hợp với pháp luật.

Tư cách pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân sẽ có từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

 Chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về những khoản nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn điều lệ. Ngoài khoản đó, chủ sở hữu công ty sẽ không còn bất kỳ trách nhiệm nào nữa. Đây là ưu điểm, giúp người đứng đầu doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

 Loại hình doanh nghiệp này không có quyền phát hành cổ phần. Tuy nhiên, các hoạt động huy động vốn đối với nó cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hay vốn vay từ những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để có thêm vốn. Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu cũng được quyền góp thêm vốn.

Quyền góp vốn, mua cổ phần của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

 Chủ sở hữu có quyền tham gia mua cổ phần, góp vốn cho những công ty khác. Công ty cũng có quyền góp vốn thành lập, mua phần vốn góp, mua cổ phần của những doanh nghiệp khác.

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Chủ sở hữu phải là cá nhân hoặc một tổ chức bỏ vốn, thành lập công ty. Cá nhân cần là công dân Việt Nam, nhà đầu tư đến từ nước ngoài. Còn với tổ chức, cần là tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài đầu tư vào nước ta.
  • Tên Công ty cần được ghi rõ là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”. Còn tên riêng của nó được viết bằng những chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt.
  • Công ty cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh hợp pháp, không thuộc diện cấm đầu tư của nhà nước.
  • Trụ sở kinh doanh, địa điểm liên lạc của doanh nghiệp cần nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp cần do cổ đông, thành viên góp vốn hoặc cam kết thực hiện góp vốn. Số vốn cụ thể phải được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần quyết định hình thức, số lượng con dấu mà công ty sở hữu. Trong con dấu cần thể hiện được mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

 Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thủ tục thực hiện để thành lập loại hình doanh nghiệp này nhé.

1. Chuẩn bị hồ sơ

 Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ của công ty.
  • Bản sao hợp lệ có công chứng của giấy tờ nhân thân chủ sở hữu công ty. Trong trường hợp cần thiết, có thể thay thế bằng người đại diện.
  • Bản sao giấy đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập bởi nhà đầu tư là người nước ngoài.
  • Các văn bản ủy quyền cần thiết.
  • Danh sách người đứng tên, đại diện theo ủy quyền của chủ công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ.

2. Nộp hồ sơ

 Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, cần nhanh chóng nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Quy trình thực hiện việc này được quy định rõ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Trong thời hạn 03 ngày kết quả sẽ được trả về. Nếu giấy tờ ổn thỏa, công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không, bạn cần hoàn thiện những thủ tục cần thiết theo thông báo của phòng đăng ký kinh doanh.

Ưu nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

Hạch toán kế toán công ty TNHH 1 thành viên

Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta hãy cùng xem nó có những ưu nhược điểm gì nhé.

Ưu điểm

  • Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty.
  • Một cá nhân có thể dễ dàng thành lập được doanh nghiệp. Không cần thiết đi tìm người hợp tác, làm ăn cùng mình.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về số vốn điều lệ đã góp. Từ đó, hạn chế tối đa những rủi ro.
  • Cơ cấu của công ty rất gọn nhẹ, linh động.
  • Thủ tục thành lập công ty đơn giản, dễ dàng thực hiện.
  • Quy định liên quan tới việc chuyển nhượng vốn được thiết lập rất chặt chẽ. Chủ sở hữu công ty có thể dễ dàng tự mình kiểm soát.

Nhược điểm

  • Do không được phát hành cổ phiếu, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. Công ty khó lòng có được vốn lớn để kinh doanh rộng hơn.
  • Công ty chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật.
  • Khi muốn huy động góp vốn, công ty sẽ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Vốn của công ty TNHH một thành viên không được rút ra trực tiếp. Nó chỉ được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng một phần hay toàn phần.
  • Tiền lương thanh toán cho chủ sở hữu công ty không phải là chi phí hợp lý khi tính toán thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên

 Loại hình doanh nghiệp này sẽ do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Nó được tổ chức, hoạt động theo 1 trong hai trường hợp dưới đây.

  • Chủ tịch công ty, tổng giám đốc công ty, giám đốc và kiểm soát viên.
  • Hội đồng thành viên công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc với kiểm soát viên.

Lời kết

 Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công ty TNHH 1 thành viên. Trong trường hợp bạn muốn thành lập loại hình doanh nghiệp này hay có khó khăn trong việc điều hành, hãy liên hệ với Kế toán Diamond Rise. Dịch vụ tư vấn kế toán, thành lập doanh nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất những thủ tục cần thiết đấy!

Liên Hệ:

  • Address: 88 Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • Phone: +84 938-529-527
  • Email: .vn

Các nội dung liên quan khác