Hai linh vuc cua dhqg lot top 100 chau a

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm giám đốc ĐHQG TPHCM cho PGS.TS Vũ Hải Quân.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, khi thành lập, hai ĐHQG mang sứ mệnh vinh quang nhưng cũng rất nặng nề: “Chúng ta phải biến hai ĐHQG thật sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học đầu đàn của cả nước, một mình nó không tự làm được. Nó phải gắn với các viện nghiên cứu, viện nghiên cứu ở đây là có của các trường đại học khác, của viện hàn lâm, của các bộ, đặc biệt là viện nghiên cứu của các doanh nghiệp. Chúng ta làm sao tới đây thúc đẩy các doanh nghiệp cũng có nhiều viện nghiên cứu; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo chất lượng cao”.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Vũ Hải Quân làm giám đốc ĐHQG TPHCM

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ĐHQG TPHCM đang dần vươn tới mục tiêu, đã được xếp hạng trong khu vực và từng bước vững chắc vươn lên. Ông tin tưởng với sự đồng lòng, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, tập thể cán bộ, viên chức và sinh viên, ĐHQG với hạt nhân mới là PGS.TS Vũ Hải Quân, sẽ tiến nhanh hơn đến mục tiêu đã đặt ra.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng đây là một vinh dự lớn nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề, đặt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động cũng như khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Giám đốc ĐHQG TPHCM phân tích năm yếu tố làm thay đổi thế giới với tốc độ, phạm vi nhanh chưa từng có trong lịch sử phát triển của loài người, và những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ông nhấn mạnh: “Từ bối cảnh quốc tế đến mục tiêu phát triển đất nước và các đột phá chiến lược đã đặt ra kỳ vọng và trách nhiệm rất lớn cho ĐHQG: trách nhiệm với tương lai của quê hương, với đất nước; trách nhiệm đào tạo nhân tài và bồi dưỡng các thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước; trách nhiệm nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; ĐHQG phải là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của Việt Nam, của Việt Nam với bạn bè quốc tế”.

PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của ĐHQG giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030 là: tiên phong thực hiện tự chủ đại học, từng bước hoàn thiện mô hình tự chủ, mô hình quản trị, phấn đấu 100% đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM sẽ thực hiện tự chủ đại học trước 2025.

Đến năm 2025 bắt kịp các trường đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực Đông Nam Á ở một số lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học - y sinh, công nghệ vật liệu tiên tiến… Đến năm 2030 nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của châu Á.

Đến năm 2025, xây dựng khu đô thị ĐHQG-HCM xanh, thân thiện hướng đến phát triển bền vững.

Đến năm 2030 trở thành khu đô thị xanh, thông minh và thân thiện, là một hạt nhân của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TPHCM.

Giám đốc ĐHQG-HCM tin tưởng rằng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, của các bộ, ngành, sự hỗ trợ, hợp tác của các địa phương, doanh nghiệp, các đơn vị bạn bè quốc tế - nhất là ĐHQG Hà Nội sẽ giúp ông và ĐHQG-HCM hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

5 kiến nghị với Chính phủ - Kiến nghị Chính phủ ủng hộ và sớm ban hành nghị định về ĐHQG, quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

- Kiến nghị Chính phủ ủng hộ ĐHQG xây dựng cơ chế thử nghiệm để thực thi tự chủ ĐH trong bối cảnh còn nhiều các quy định pháp lý khác cản trở tiến trình tự chủ đại học, trình Thủ tướng ra quyết định.

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt giao bổ sung thêm kinh phí cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, giao nhiệm vụ, đặt hàng ĐHQG-HCM thực hiện các chương trình, đề án, dự án chiến lược quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Kiến nghị Chính phủ ủng hộ và phê duyệt chủ trương thành lập Trường ĐH Khoa học sức khỏe và Trường ĐH Công nghệ môi trường.

- Ủng hộ chủ trương có phiên họp thường niên giữa Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục - Đào tạo và hai ĐHQG do Chính phủ chủ trì để bàn về các kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.

Tổ chức Times Higher Education [THE] vừa công bố bảng xếp hạng đại học khu vực châu Á năm 2023, trong đó Việt Nam có 1 trường vào top 100 cơ sở giáo dục tốt nhất.

Theo danh sách xếp hạng của Times Higher Education [THE], năm nay Việt Nam có 6 trường đại học được đánh giá xếp hạng. Trong đó, Đại học Tôn Đức Thắng đứng đầu Việt Nam, xếp thứ 86 ở châu Á.

5 trường đại học vào top 600 gồm: Đại học Duy Tân hạng 106, Đại học Quốc gia Hà Nội [hạng 351 - 400], Đại học Bách khoa Hà Nội [hạng 501 - 600], Đại học Quốc gia TP.HCM [hạng 501 - 600] và Đại học Huế [hạng 601+].

Danh sách các trường đại học Việt Nam lọt top năm nay.

Năm ngoái, 2 trường của nước ta lọt top 100 gồm: Đại học Tôn Đức Thắng - thứ hạng 73 và Đại học Duy Tân - 91.

Năm nay, THE xếp hạng 669 cơ sở giáo dục đại học thuộc 31 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Nhật Bản là nước có nhiều đại diện được xếp hạng nhiều nhất trong năm nay, với 117 trường.

Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc năm thứ 4 liên tiếp giữ vị trí đầu bảng.

THE là tổ chức xếp hạng đại học uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của QS và Đại học Giao thông Thượng Hải [Trung Quốc].

Bảng xếp hạng đại học châu Á của THE đánh giá dựa trên 13 chỉ số, 5 nhóm lĩnh vực gồm: Giảng dạy [môi trường học tập], chiếm 25%; Nghiên cứu [khối lượng, thu nhập và danh tiếng], chiếm 30%; Các trích dẫn khoa học [tầm ảnh hưởng của nghiên cứu], chiếm 30%; Triển vọng quốc tế [thu hút giảng viên, sinh viên và nghiên cứu quốc tế], chiếm 7,5%; Thu nhập ngành [hiệu quả chuyển giao tri thức], chiếm 7,5%.

Chủ Đề