Hàm hậu nghĩa là gì

Giới thiệu về cuốn sách này

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng đơn giản hóa chữ Hán để xóa mù chữ, để nhiều người hơn nữa biết chữ. Nhưng cũng có nhiều người nói rằng sau khi đơn giản hóa chữ Hán thì nội hàm cũng mất đi khá nhiều. Vậy rốt cuộc đã mất đi những gì?

Lần trước chúng tôi đã chia sẻ về sự phục hưng của chữ Hán tại Hàn Quốc và Việt Nam, bởi vì lịch sử cổ đại của hai dân tộc này đều dùng chữ Hán để viết sách, và chữ Hán có ảnh hưởng trọng yếu trong vòng tròn văn hóa Đông Á.

Trung Quốc là nơi bắt nguồn của chữ Hán, thể chữ truyền thống được truyền qua hàng nghìn năm. Tuy nhiên, sau thời cận đại, từ năm 1956, chữ Hán ở Trung Quốc bắt đầu bị đơn giản hóa và dẫn tới rất nhiều tranh luận. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng đơn giản hóa chữ Hán để xóa mù chữ, để nhiều người hơn nữa biết chữ. Nhưng cũng có nhiều người nói rằng sau khi đơn giản hóa chữ Hán thì nội hàm cũng mất đi khá nhiều. Vậy rốt cuộc đã mất đi những gì? Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với một câu chuyện cổ về khởi nguyên của chữ Hán.

Trước đây, Trung Quốc được mệnh danh là mảnh đất Thần Châu, rất nhiều văn hóa là do Thần truyền cho con người, cho nên rất nhiều khởi nguồn văn hóa và những tích cổ thần thoại đều có mối tương quan với nhau.

Tương truyền khi Hoàng Đế muốn tìm một người ghi chép lại lịch sử, ông đã tìm đến Thương Hiệt. Thương Hiệt có diện mạo khác người bình thường, hậu thế đã vẽ lại chân dung của Thương Hiệt, bẩm sinh ông đã có 4 mắt, nhưng chỉ có 2 mắt phát ra tia sáng dị thường có thể quan sát những sự vật trên thiên thượng vô cùng rõ ràng. Thương Hiệt xõa tóc, để râu, mình mặc da thú, ngồi trên tấm da của một loài mãnh thú, tay luôn cầm bút, mỗi khi ông nói chuyện cùng với người đối diện, dường như đang suy nghĩ điều gì. Đầu của ông cũng khác với người thường, đỉnh đầu nhô cao lộ vẻ thông minh đặc biệt.

Thương Hiệt rất giỏi hội họa, tuy nhiên để ghi chép lịch sử cần phải có văn tự, mà thời bấy giờ vẫn chưa có văn tự, vậy làm sao đây?

Hàm hậu nghĩa là gì
Chân dung Thương Hiệt. (Ảnh: Wikipedia)

Thương Hiệt ngồi trên núi suy nghĩ cả ngày lẫn đêm, ngay cả miếng ăn giấc ngủ cũng chẳng màng, tấm lòng của ông ấy đã cảm động Thần linh trên thiên thượng. Vì vậy các vị Thần đã phái một con chim phượng hoàng mang đến cho ông một quyển Thiên thư. Thương Hiệt vui mừng như bắt được của quý, không quản ngày đêm miệt mài nghiên cứu học hỏi. 

Từ đó Thương Hiệt lại quan sát mặt trời, mặt trăng, các vì sao, núi sông chim thú, cỏ cây cá tôm, cuối cùng ông đạt đến mức: “Biết tận cùng sự biến hóa của trời đất, ngắm xem cái thế viên khúc của sao khuê, quan sát hoa văn rùa, chim muông, núi sông, nắm rõ như lòng bàn tay, rồi sáng tạo ra chữ viết” (Trích “Xuân Thu nguyên mệnh bao”). 

Nhiều năm sau, cuối cùng ông cũng đã hoàn thành việc biên soạn văn tự.

Thương Hiệt tạo ra chữ, trong “Hoài Nam Tử” có ghi chép: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”

Ý là: Xưa Thương Hiệt (sáng tạo ra chữ) viết sách, Trời mưa ra thóc, ban đêm quỷ kinh hãi kêu khóc.

Có thể thấy rằng Thương Hiệt hoàn thành việc sáng tác văn tự là một đại sự, bởi vì kể từ đó nhân gian có được chữ viết, nên Trời đã làm mưa ra thóc như một phần thưởng, bách tính cảm tạ công lao của Thương Hiệt nên gọi đây là tiết Cốc vũ - nghĩa là mưa thóc (là một trong 24 tiết khí trong một năm, thường bắt đầu vào khoảng ngày 19, 20 hay 21 tháng 4 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 30°).

Thế nhân tôn kính Thương Hiệt gọi ông là “Vị Thần sáng tạo văn tự”. Sau khi xem xong, Hoàng Đế rất đỗi vui mừng, lệnh Thương Hiệt đem bộ chữ này truyền rộng khắp thiên hạ, giáo hóa bách tính.

Bởi vì chữ Hán được coi như một bộ phận của văn hóa Thần truyền, nên bản nguyên của chữ ẩn chứa rất nhiều nội hàm sâu sắc. 

Hàm hậu nghĩa là gì
Chữ Hán được coi như một bộ phận của văn hóa Thần truyền. (Ảnh: Pixabay)

Hàm ý trong văn hóa truyền thống ví như ngọn nến soi đường cho con người tại thế gian, nếu mà mất đi nội hàm ấy, thì nào có khác chi mất đi phương hướng trong màn đêm tịch mịch, khác chi đứa con xa xứ, càng đi càng mê mất, quên cả lối về, vĩnh viễn không thể quay trở lại. 

Vậy, trong chữ Hán truyền thống ẩn chứa những nội hàm văn hóa nào?

Ví như: chữ Lễ (禮), kết cấu trên chữ Phong (豐) giống như hai chuỗi ngọc. Trong thời cổ đại, ngọc là một phẩm vật vô cùng quý giá, mọi người dùng phẩm vật quý giá nhất để cúng tế Thần linh, bày tỏ tấm lòng cung kính đối với các vị Thần. 

Trong “Thuyết Văn Giải Tự” viết rằng: “Lễ, lí dã. Sở dĩ sự Thần trí phúc dã”.

Nghĩa là: “Lễ là thực hành. Dùng để thờ Thần mà có Phúc”.

“Lễ” khởi nguồn từ việc tế tự, tế Trời, tế Đất, tế Thần. Là một nghi lễ tế tự của cổ nhân, vừa là kính Thần cầu phúc tiêu tai, nhưng mục đích căn bản của nó là để báo đáp. Tuân Tử từng giảng Lễ có 3 cái gốc: “Lễ thượng sự Thiên, hạ sự Địa, tôn tiên tổ nhi long quân sư, thị lễ chi tam bản dã”. Nghĩa là: “Lễ, trên phụng sự Trời, dưới phụng sự Đất, tôn kính tổ tiên, vua và thầy, đây là ba cái gốc của Lễ nghi” (Lễ Luận – Tuân Tử).

Khổng Tử nói rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là: “Không phải điều Lễ không nhìn, không phải điều lễ không nghe, không phải điều lễ không nói, không phải điều lễ không làm.”

Khổng Tử chủ trương Đức trị: “Đạo chi dĩ đức, tế chi dĩ lễ”, nghĩa là: “Dùng Đức mà dẫn dắt, dùng Lễ mà ước thúc”

Nội dung cụ thể của “Lễ”, với tư cách là đạo đức luân thường, bao gồm Hiếu, Từ (nhân từ), Cung (khiêm cung), Thuận, Kính, Hoà, Nhân, Nghĩa. Lễ còn dùng phân định thân sơ, giải quyết hiềm nghi, phân biệt giống hay khác, minh tỏ thị phi.

Sách “Lễ khí” viết: “Trung tín, lễ chi bản dã; Nghĩa lý, lễ chi văn dã. Vô bản bất lập, vô văn bất hành”. Nghĩa là: “Trung tín là cái gốc của Lễ. Nghĩa lý là văn hóa bề ngoài của Lễ. Không có gốc chẳng thể lập thân, không có văn hóa chẳng thể hành sự.”

“Luận Ngữ” nói rằng: “Bất học lễ, vô dĩ lập” (Không học lễ, chẳng thể lập thân); “Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ” (Học rộng văn hóa, dùng lễ để ước chế bản thân). 

Lễ là cái gốc căn bản trong đối nhân xử thế của một người, cũng là tiêu chuẩn xử thế mà con người thừa nhận. Đề xuất rằng người quân tử phải coi trọng nhân nghĩa, dùng lễ đãi người, tu thiện, trọng lễ tiết, dung mạo chỉnh tề, vui vẻ thuận theo Thiên đạo.

Hàm hậu nghĩa là gì
Lễ là cái gốc căn bản trong đối nhân xử thế của một người. (Ảnh: Epochtimes.com)

Ngày xưa việc cung kính Thần linh không chỉ có ở phương Đông, mà tại các nước phương Tây cũng không thua kém. Chúng ta thấy các bức tượng điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại, điều ấn tượng nhất là màu đá cẩm thạch trắng tinh khiết. Tuy nhiên các nhà lịch sử học nghiên cứu và phát hiện rằng, thời ấy nhiều tác phẩm điêu khắc đều có màu sắc, trải qua thời gian hàng nghìn năm, các màu sắc ấy phai mờ dần và mất đi.

Các nhà nghiên cứu cận đại căn cứ vào tài liệu ghi chép, cuối cùng đã khôi phục được một số tác phẩm điêu khắc kinh điển Hy Lạp và La Mã cổ đại với màu sắc gốc của nó.

Những bức tượng kinh điển Hy Lạp và La Mã cổ đại này, cùng những bức phục chế sau khi tái hiện lại màu sắc, đã được triển lãm lưu diễn tại bảo tàng ở châu Âu và Mỹ trong mấy năm gần đây. Tôi từng tham quan triển lãm “Màu sắc của Thần”, người phụ trách bảo tàng cho biết: Trong thời La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại, phẩm màu là vô cùng đắt đỏ, một số còn giá trị hơn vàng, tuy nhiên người xưa ấy vì để bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình, đã tô những phẩm màu quý giá đó lên các tượng Thần.

Cho nên trong thời cổ đại, cho dù là phương Đông hay trời Tây thì người ta đều mang tâm kính trọng Thần linh, hàm ý kính trọng này cũng được thể hiện trong chữ Hán. Tuy nhiên sau khi chữ Hán bị đơn giản hóa thì quá nhiều nội hàm cũng mất đi.

Ví như chữ Lễ (禮) chính thể, và chữ Lễ (礼) sau khi đơn giản hóa thì được thay bằng bộ thủ (乚). 

Giống như chữ Ất (乙), chữ tượng hình trong văn cổ Trung Hoa, hình dáng của chữ Ất giống như cành cây lớn lên và gập lại, nghĩa rộng là nghiền ép, kiềm chế. Quả nhiên hiện nay lễ nghi chỉ mang tính cường điệu và chú trọng hình thức. Ví như khi mỉm cười phải lộ 8 cái răng, tiêu chuẩn hóa tư thế, điệu bộ trong mọi ngành nghề dịch vụ v.v. Trong khi nguyên nghĩa của lễ nghi thật sự chính là sự cung kính đối với Thần linh, điều này quá khác xa và dường như khó mà tìm được trong xã hội hiện nay. Nhiều người nói rằng nếu thiếu đi sự chân thành và thành ý trong tâm thì tất cả lễ nghi chỉ là hình thức, khiến người ta cảm thấy sự áp chế mà thôi.

Hàm hậu nghĩa là gì
Trong khi nguyên nghĩa của lễ nghi thật sự chính là sự cung kính đối với Thần linh, điều này quá khác xa và dường như khó mà tìm được trong xã hội hiện nay. (Ảnh: Pixabay)

Đơn giản hóa chữ Hán đã làm mất đi nguyên nghĩa vốn có của nó, điều này thể hiện khá rõ ràng, chẳng hạn như chữ Nghĩa (義), chữ Ngã (我) bên dưới là binh khí, còn chữ Dương (羊) ở trên là hiến tế, biểu lộ hàm nghĩa của chữ Nghĩa là hy sinh tự ngã (bản thân), nghĩa rộng là: Để hành vi hoặc đạo lý phù hợp với đạo đức, có thể hy sinh bản thân, cho nên sẽ có xả thân vì nghĩa, việc nghĩa thì không thể từ chối. Trong khi đó chữ Nghĩa (义) sau khi đơn giản hóa chẳng có ý nghĩa gì cả.

Ví như chữ Sỉ (恥) chính thể: một bên là lỗ tai và một bên là trái tim, ý nghĩa là: Tai nghe người khác nói bản thân mình có chỗ nào không tốt, trong tâm liền cảm thấy xấu hổ đỏ mặt tía tai. Trong khi chữ Sỉ (耻) giản thể thì khác hẳn, một bên là lỗ tai còn một bên là dừng, khiến người ta không hiểu nổi ý nghĩa là gì nữa.

Còn có chữ Tiến (進) chính thể, bên trong bộ sước (辶) - chạy, là chữ Giai (佳) - sự tốt đẹp, ý nghĩa là: Càng đi càng đến chỗ tốt đẹp. Chữ Tiến (进) giản thể, bên trong bộ sước (辶) - chạy, là chữ Tỉnh (井) - cái giếng, ý nghĩa là: Càng đi càng bị rơi xuống giếng. Khi chúng ta nói chúc ai đó tiến bộ, thì rốt cuộc ý nghĩa muốn biểu đạt điều gì đây?

“Năng lượng chính diện biến thành năng lượng phụ diện. Nhưng một số chữ Hán chính thể có mang năng lượng phụ diện thì phần lớn lại không sửa. Ma “魔” vẫn là ma “魔”, Quỷ 鬼 vẫn là quỷ 鬼, trộm偷 vẫn là trộm偷, lừa gạt骗 vẫn là lừa gạt 骗, giả 假 vẫn là giả 假,hung bạo 暴 vẫn là hung bạo 暴, làm hại 害 vẫn là làm hại 害, độc 毒 vẫn là độc 毒, hủ 腐 vẫn là hủ 腐, đồi trụy 黄 vẫn là đồi trụy 黃, dâm 淫 vẫn là dâm 淫.” 

Thiết nghĩ, chữ Hán sau khi bị đơn giản hóa thì nội hàm cũng bị phá hoại nghiêm trọng, sẽ không thể đọc hiểu được sách truyền thống, từ đó cũng khó mà hiểu được hàm nghĩa chân chính của văn hóa truyền thống là như thế nào. Việc giản hóa chữ Hán, loại bỏ đi linh hồn của văn hóa Thần truyền thể hiện ở trong văn tự, năng lượng chính diện quy phạm và ước chế thế nhân ở phía sau, khiến con người trong “bất tri bất giác” mà ngày càng rời xa Thần, đồng thời, việc giản hóa chữ Hán chính là cố ý phá hủy văn hóa truyền thống, tiến thêm một bước cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần.

Cao Nguyên

Theo Epoch Times

Xem thêm:

Bạn bình luận gì về tin này?

Chuyên mục: Văn hoá Văn học Bài chọn lọc