Hàng hóa nào thuộc đối tượng áp dụng của CISG 1980

Đối tượng mua bán được đề cập trong Công ước viên 1980. Hoạt động mua bán hàng hóa, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khác.

Đối tượng mua bán được đề cập trong Công ước viên 1980. Hoạt động mua bán hàng hóa, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khác.

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi là trong công ước viên 1980 có đề cập đến đối tượng mua bán là hàng hóa, sở hữu trí tuệ, dịch vụ. Vậy luật sư có thể cho em biết là các đối tượng đó như thế nào và nội dung cụ thể cho từng đối tượng được không ạ? Em cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Nội dung cơ bản Công ước Viên 1980 quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì vậy đối tượng được quy định trong công ước này là các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa quốc tế. Đặc biệt vấn đề hình thức, hiệu lực của hợp đồng trong mua bán hàng hóa quốc tế. 

Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:

Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)

Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.

Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)

Xem thêm: Thềm lục địa là gì? Cách xác định phạm vi thềm lục địa theo Công ước 1982

Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàn – Chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule). Công ước quy định một thư chào giá phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả. Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng.

Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – 88)

Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Những quy định chung Chương II: Nghĩa vụ của người bán Chương III: Nghĩa vụ của người mua Chương IV: Chuyển rủi ro

Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua

Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các thương nhân trở nên dễ dàng. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.

Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và chương V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa. 

Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hoặc nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48 khoản 1). Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản- khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25).

Xem thêm: Công ước Paris là gì? Nội dung cơ bản và thành viên của công ước Paris?

Hàng hóa nào thuộc đối tượng áp dụng của CISG 1980

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại. Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.

Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – 101)

Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.

Từ những nội dung tóm tắt trên có thể thấy đối tượng của Công ước Viên 1980 chỉ quy định các nguyên tắc, cách thức trình tự, thủ tục xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trách nhiệm thực hiện các bên.

CISG là điều ước quốc tế nhiều bên, được ký ngày 11/4/1980 tại Vienna, Austria và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988. 

Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(viết tắt theo tiếng Anh là CISG-Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Các trường hợp áp dụng CISG

Có 4 trường hợp áp dụng CISG: 

  • Khi các bên thoả thuận chọn CISG làm luật điều chỉnh.
  • Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.
  • Khi không có quy phạm tư pháp quốc tế nào được áp dụng và trụ sở thương mại của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên của Công ước (Điều 1.1.a).
  • Khi nguyên tắc trong Tư pháp quốc tế quy định luật áp dụng là luật của 1 nước thành viên của công ước (Điều 1.1.b) (tuy nhiên các quốc gia có thể bảo lưu Điều 1.1.b này

    Koupit Priligy

    , theo đó, hợp đồng giữa một bên có trụ sở tại quốc gia này với một bên có trụ sở tại quốc gia khác không phải là thành viên của công ước thì hợp đồng này không được sử dụng CISG. Thay vào đó, khi quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến, luật được áp dụng sẽ là nội luật của nước bảo lưu).

Như vậy, có thể thấy CISG sẽ được áp dụng nếu được lựa chọn làm luật điều chỉnh (hoặc các bên lựa chọn, hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên lựa chọn). Tuy nhiên, cũng có trường lợp CISG đương nhiên có hiệu lực điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên – đó là trong trường hợp quốc gia của các bên trong hợp đồng là quốc gia thành viên của CISG; hoặc pháp luật/ tập quán mà các bên lựa chọn điều chỉnh hợp đồng dẫn chiếu đến CISG.

Hàng hóa nào thuộc đối tượng áp dụng của CISG 1980

Các trường hợp không áp dụng CISG

Có 3 trường hợp không áp dụng CISG:

(1) Khi đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vì mục đích thương mại.

Ngày từ phần phạm vi áp dụng của CISG, khoản 1 Điều 1 quy định “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”  nhấn mạnh vào Hợp đồng mua bán hàng hoá.

(2) Khi các hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc trường hợp tại Điều 2, Điều 3.2, Điều 4 và Điều 5.

Về cơ bản, các trường hợp loại trừ CISG được chia làm 3 loại:

  • Dựa trên mục đích của giao dịch (mục đích cá nhân, dùng cho gia đình, nội trợ; dựa trên loại giao dịch (bán đấu giá, mua bán chứng khoán vì đây là những giao dịch mang tính đặc thù và tránh xung đột pháp luật với các quốc gia);
  • Dựa trên loại hàng hoá (máy bay, tàu thuỷ). CISG không áp dụng đối với các HĐ mua bán các mặt hàng là hàng hoá dùng cho cá nhân, gia đình, nội trợ; là hàng hoá được bán đấu giá; là hàng hoá là cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, chứng từ lưu thông tiền tệ; là tàu thuỷ, máy bay, phương tiện vận tải bằng khinh khí cấu; là hàng hoá là điện năng; không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán mà phần chủ yếu của hợp đồng là việc thực hiện công việc hoặc dịch vụ khác;
  • Không áp dụng đối với vấn đề tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinh từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hoá đối tượng của hợp đồng mua bán và trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại về thân thể mà hàng hoá gây ra cho bất kỳ người nào.

(3) Khi các bên thoả thuận loại trừ hiệu lực của CISG (cần tuân theo quy định tại Điều 6 CISG)

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.