Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán đề cập đến các thị trường công khai tồn tại để phát hành, mua và bán cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc không cần kê đơn. Cổ phiếu , còn được gọi là cổ phiếu, đại diện cho quyền sở hữu theo từng phần trong một công ty và thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể mua và bán quyền sở hữu các tài sản có thể đầu tư đó . Một thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả được coi là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, vì nó mang lại cho các công ty khả năng tiếp cận vốn nhanh chóng từ công chúng.Trên cơ cấu thị trường chứng khoán, hàng hóa của thị trường bao gồm nhiều loại. Nhưng xét về mặt lịch sử và theo cách gọi có tính thông nhất, các loại hàng hóa này đều có tên gọi chung là chứng khoán. Sự hình thành và phát triên của TTCK được quyết định trưóc tiên bỏỉ sự xuất hiện của chứng khoán cùng với chất lượng và sô' lượng của chúng.

Có nhiều định nghĩa về chứng khoán được quy định trong các bộ luật có liên quan ỗ từng nước trong từng giai đoạn. Có thể hiểu khái quát, chứng khoán là những chứng thư dưới dạng vật chất hoặc điện tử xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán và có thể được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng trên TTCK. ở Việt Nam, theo Luật Chứng khoán ngày 26-11-2019, thì: "Chứng khoán là tài sẩn, bao gồm cấc loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyên, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

* Trên TTCK, chúng khoán có các đặc điểm cơ bản sau:

Là các giấy tờ có giá trung và dài hạn, tồn tại dưối hình thức chứng chỉ, đó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tổ chức phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, và có ba thuộc tính là tính sinh lòi, tính rủi ro và tính thanh khoản:

+ Sinh lời: chứng khoán có khả năng sinh lời kép (lợi tức và chênh lệch giá).

+ Tính thanh khoản: chứng khoán có tính thanh khoản cao khi dễ dàng chuyển sang tiền mặt với thời gian ngắn, chi phí thấp, thủ tục đơn giản, trên cơ sở đảm bảo giá trị tiền tệ của chứng khoán đó.

+ Tính rủi ro: Là đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đốĩ với nhà đầu tư, là kết quả đạt được không theo ý muốn của nhà đầu tư. Chứng khoán có rủi ro kép từ sự mất giá của chứng khoán và lợi tức không như kỳ vọng.

- Xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán, bao gồm: quyền sở hữu đối với chứng khoán vốn, quyền chủ nợ đối với chứng khoán nợ, quyền về tài chính có liên quan đến chứng khoán phái sinh.

- Được pháp luật bảo hộ thông qua Luật chứng khoán.

2. Các loại chứng khoán

Thông thường chứng khoán gồm 3 loại cơ bản là:

- Chứng khoán vốn: cổ phiếu (Equity securities);

- Chứng khoán nỢ: Trái phiếu (Debt securities);

- Chứng khoán phái sinh: các chứng từ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán cơ sở (Derivatives).

2.1. Cổ phiếu (Stock)

Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc góp thêm vốn điểu lệ của công ty đã được thành lập, thì sô" vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần (Share), người mua cổ phần gọi là cổ đông (stockholders). Họ là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Có nhiều định nghĩa vê cổ phiếu được quy định trong các luật chứng khoán ở các quốc gia. cổ phiếu có thể hiểu là một chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đôi vối một công ty cổ phần, ở Việt Nam, theo Luật Chứng khoán ngày 26-11-2019: "CỔphiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền vả lợi ích hợp pháp của người sở hữu đôi với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành ". Định nghĩa này không thay đổi so với Luật Chứng khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 ở Việt Nam: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một sô' cổ phần của công ty đổ.

Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phiếu. Các cổ đông - người mua cổ phiếu của công ty - là người góp vốn cùng công ty hoạt động để tạo ra vốn điêu lệ, là người chủ sở hữu công ty. Vì vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

- Cổ phiếu là một tài sản thực sự do xác nhận quyền sở hũu đối vối tài sản và vốn của một công ty cổ phần. Để đảm bảo an toàn đối với loại tài sản dưới dạng chứng khoán này, luật chứng khoán của các nước thường quy định các cổ đông không được giữ cổ phiêu riêng mà phải ký gưỉ tại công ty chứng khoán hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

- Cổ phiếu là một loại chứng khoán vĩnh viễn (vô thòi hạn) Công ty cổ phần nào khi thành lập cũng phải quy định

thời hạn hoạt động của mình trong điều lệ, ví dụ 20 năm, 30 năm hay 50 năm. Hết thòi hạn đó, nếu không được kéo dài, công ty hay doanh nghiệp đó phải giải thể, các cổ đông sẽ được hoàn vốn. Nhưng trong thực tế, ít có công ty đang hoạt động có hiệu quả lại giải thể. Do đó, thòi hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn hoạt động của công ty đã phát hành ra nó.

Thông thường ở các nước khỉ xem xét cổ phiếu của một công ty cổ phần, ngưòi ta có sự phân biệt cổ phiếu được phép lưu hành, cổ phiếu phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.

+ Cổ phiếu được phép phát hành (cổ phần được quyền chào bán);

Luật pháp của các nước quy định; công ty phải đăng ký tổng sô cổ phiêu của công ty, phải ghi trong điều lệ của công ty, sô' cổ phiêu này được gọi là cổ phiếu được phép phát hành, thể hiện tổng sô' cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vôh. Trường hợp cần có sự thay đổi thì phải được đa sô cổ đông tán thành và phải sửa đổi điểu lệ công ty.

+ Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu của công ty đã phát hành ra cho nhà đầu tư. cổ phiếu đã phát hành nhỏ hơn hoặc tối đa bằng vối sô' cổ phiếu được phép phát hành. Tại Việt Nam hiện nay, cổ phiếu/cổ phần đã phát hành được hiểu là cổ phần đã được nhà đầu tư thanh toán đầy đủ và những thông tin về người sở hữu được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

+ Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được phát hành bởi công ty cổ phần và mua lại bởi chính công ty phát hành đó bằng nguồn vô'n hợp pháp. Sô' cổ phiếu này được công ty lưu giữ, sau đó lại được bán ra theo diễn biến của thị trường và chiến lược của công ty nhằm tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tăng giá thị trường, làm nản lòng những người muốn thâu tóm công ty. Việc công ty mua lại cổ phiếu của chính mình phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật.

Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường:

- Mệnh giá của cổ phiếu thường (Face Value): còn gọi là giá trị danh nghĩa, là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu được sử dụng để xác định sô' tiền tôi thiểu mà công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiêu mà công ty phát hành ra. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa duy nhất vào thòi điểm công ty phát hành cổ phiêu lần đầu tiên để huy động vốn thành lập công ty. Vì vậy, mệnh giá không tác động đến giá thị trường của cổ phiếu.

Luật pháp ồ một sô nước có cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu không có mệnh giá. Loại cổ phiếu này có thể được bán với bất cứ giá nào mà họ tin là có thể bán trên thị trường. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam ngày 26-11-2019, mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.

- Giá trị sổ sách (Book Value): Giá trị sổ sách của cổ phiêu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sỏ sô" liệu sổ sách kê' toán của công ty (bản cân đôi kế toán). Việc xem xét giá trị sổ sách cho phép cổ đông thấy được sô' giá trị tàng thêm của cổ phiếu thường sau một thòi gian công ty hoạt động so với sô' vôn góp ban đầu. Giá trị tài sản ròng của chứng khoán của một công ty được xác định như sau: Tổng giá trị tài sản ròng của một đợt phát hành bằng tổng tài sản trừ tài sản vô hình, trừ nợ ngắn hạn, trừ nợ dài hạn và các loại cổ phần có quyền ưu tiên thanh toán trước. Tổng giá trị tài sản ròng thu được được chia cho số trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông sẽ được giá trị tài sản ròng hay giá trị sổ sách trên một trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu phổ thông.

- Giá trị thị trường: Giá trị thị trường là giá trị hiện hành của cổ phiếu thường, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trưòng và phụ thuộc vào nhiều yếu tô" bên trong và bên ngoài tổ chức phát hành, nên nó thường xuyên biến động. Đây là loại giá trị quan trọng nhất của cổ phiếu, được cả xã hội quan tâm theo dõi, phản ánh quan hệ cung cầu, kêt quả kinh doanh của công ty phát hành và triển vọng của công ty.

Trong thực tế, cổ phiếu có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo nhiều tiêu thức khác nhau.

a) Phân loại cổ phiếu theo tính chất lợi tức * Cổ phiếu thông thường (Common Shares - cổ phiếu thường) Cổ phiếu thường là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, lợi tức cổ phiếu (cổ tức) được trả vào cuối năm để quyết toán. Đặc điểm của cổ

- Lợi tức của cổ phiếu (cổ tức) không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty. cổ tức là một phần trong tổng thu nhập (lợi nhuận ròng) của doanh nghiệp được dùng để chia cho cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của công ty theo tỷ lệ góp vôh (Lợi nhuận ròng = Doanh thu - Giá vốn bán hàng - Chi phí - Thuê). Sau khi thanh toán sô' cổ tức dành cho cổ đông sỏ hữu cổ phiếu ưu đãi và phần trích ra để tái đầu tư theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, phần lợi nhuận ròng còn lại được chia cho sô' lượng cổ phiếu đang lưu hành để tính ra cổ tức của mỗi cố phiếu thường. Việc trả cổ tức đốỉ với cổ phiếu thưòng có thể thực hiện bằng các hình thức sau;

+ Trả bằng tiền mặt: Đây là hình thức sử dụng phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư; có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản, lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

+ Trả bằng chính cổ phần của công ty; Nếu công ty làm ăn tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đốì với những người có ý muôn tái đầu tư. Nguồn để trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể là sô' cô phiếu phát hành bổ sung của công ty hoặc cổ phiếu của công ty con. cổ tức bằng cổ phiếu thường được tính theo số phần trăm cổ phiếu do cổ đông nắm giữ. Đối với công ty, đây là hình thức giữ tiền mặt cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Đối với cổ đông, họ không phải chịu thuế cho đến khi bán.

+ Trả bằng tài sản khác của công ty: Hình thức này thường ít sử dụng trong thực tế.

- Cổ đông có cổ phiếu thường được hưởng một sô" quyền khi họ mua cổ phiếu của công ty, như:

+ Quyền lựa chọn Hội đồng quản trị công ty thông qua đại hội đồng cổ đông.

+ Quyền biểu quyết vê tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của công ty (như sự sáp nhập, khả năng thanh toán, phát hành cổ phiếu bổ sung...)

+ Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

+ Quyền xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin của công ty như danh sách cố đông có quyền biểu quyết, điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

+ Quyền truy đòi cuối cùng đốì với tài sản của công ty phát hành (chia lợi nhuận ròng của công ty khi có lãi) - tức là nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông - được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.

+ Hưởng ưu đãi về thuê thu nhập gia tăng khi Nhà nước có chính sách ưu đãi đôi với các công ty cổ phần.

+ Quyền kiểm soát (đối với cổ đông/ nhóm cổ đông lớn).

+ Quyền ưu tiên mua cổ phần mới, chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần thường của từng cổ đông.

Tại Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu thông thường được gọi là cổ phiếu phổ thông.

* Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Shares) còn gọi là cổ phiếu đặc quyền, là loại cổ phiếu được hưỗng những quyền ưu tiên hơn so với cố phiếu thường:

- Được hưỏng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính cô' định hàng năm. Thông thường cổ tức này được in trên bề mặt cổ phiếu ở dạng chứng chỉ.

- Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước loại cổ phiếu thường.

- Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi giải thể, phá sản trước loại cổ phiếu thường.

Tuy nhiên, không giông với cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi thường là không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty. Họ cũng được hưởng cổ tức giới hạn theo mức độ góp vốn. Chính vì thế, cổ đông ưu đãi chỉ có quyền sở hữu hữu hạn trong công ty.

Giá cổ phiếu ưu đãi trên TTCK thường không dao động lớn như giá cổ phiếu thường. Loại cổ phiếu này phù hợp với những nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định, đều đận, không thích mạo hiểm, rủi ro. Để tạo sự hấp dẫn hơn cho cổ phiếu ưu đãi, phù hợp với tâm lý muôn vẻ của các nhà đầu tư, cổ phiếu ưu đãi được đa dạng hóa và phân chia thành nhiều loại khác nhau:

+ Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và cổ phiếu ưu đãi không tích lũy.

cổ phiếu ưu đãi tích lũy: Là loại cổ phiếu ưu đãi trong đó công ty cổ phần phát hành bảo đảm trả đầy đủ cổ tức cho người sỏ hữu. Nếu trong năm tài chính mà cổ tức không trả được thì công ty có thể dồn sô' cổ tức này (toàn phần hay từng phần) vào năm tài chính sau. Việc tích lũy cổ tức có thể tiến hành theo hai cách: Tích lũy thuần (tích lũy đơn) và Tích lũy ghép (tích lũy kép).

Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: Lầ loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có lãi đến đâu trả đến đó. Phần nợ cổ tức không được tích lũy vào năm sau.

+ Cổ phiếu ưu đãi dự phần và cổ phiếu ưu đãi không dự phần:

Loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông được hưởng một phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn phát đạt và có lãi vượt bậc gọi là cổ phiếu ưu đãi dự phần. Ngược lại, loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi, ngoài ra không được hưởng thêm bất kỳ một khoản lợi nào, ngay cả khi công ty làm ăn phát đạt vượt bậc, gọi là cổ phiếu ưu đãi không dự phần.

+ Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: Đây là loại cổ phiếu cho phép người chủ sở hữu cổ phiếu được chuyển đổi chúng thành một sô' lượng cổ phiếu thông thường nhất định trong một thòi gian nhất định. Theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông giá cả của loại cổ phiếu ưu đãi này dao động nhiều hơn so vối giá cả của các loại cổ phiếu ưu đãi khác.+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn trả: Đây là loại cổ phiêu cho phép công ty phát hành ra chúng có quyền thu hồi và trả lại vô'n cho cổ đông hoặc đổi sang cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỷ suất cổ tức phù hợp với lãi suất thị trường. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng quyền thu hồi để thu hồi các cổ phiếu ưu đãi có cổ tức hoặc mệnh giá cao, thay thế bằng những cổ phiếu có cổ tức thấp hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

Khi thu hồi, công ty thường trả thêm cho cổ đông một khoản thưởng (thường là 5%).

Tại Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu ưu đãi bao gồm: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ p.hiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam.

b) Phân loại cổ phiếu theo tính chuyển nhượng

- CỔ phiếu ký danh (cổ phiếu đích danh): Đây là loại cô phiếu ghi rõ tên của người sở hữu trên bề mặt cổ phiếu ở dạng chứng chỉ. Loại cổ phiếu này ra đời đầu tiên trong lịch sử cổ phiếu. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là chuyển nhượng rất phức tạp, khi muốn chuyển nhượng cho người khác phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng quản trị cho phép. Vì vậy, đến đầu thê kỷ thứ 18, cổ phiêu vô danh đã ra đời và đến thế kỷ 19-20, cổ phiếu vô danh đã phát triển rộng rãi và được sử dụng phổ biến.

- Cổ phiếu vô danh: Đây là loại cổ phiếu không ghi tên của người sở hữu, việc chuyển nhượng dễ dàng và đơn giản, không cần có thủ tục pháp lý rườm rà.

c) Phân loại cổ phiếu theo hình thức góp vốn

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty khi thành lập công ty hoặc tăng thêm vốn điều lệ.

- Cổ phiếu góp bằng tiền: Loại cổ phiêu này được phát hành cho những chủ thể góp vốh bằng tiền (có thể là nội tệ hay ngoại tệ).

- Cổ phiếu hiện vật: Loại cổ phiếu này được phát hành cho những chủ thể góp vốn bằng tài sản như vàng, tài sản, bản quyển sở hữu công nghiệp...

d) Phân loại theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông

- Cổ phiếu đơn phiếu: Loại cổ phiếu này được phân bổ theo tỷ lệ: một cổ phiếu là một phiếu bầu. Loại cổ phiếu này thường sử dụng cho các doanh nghiệp ít cổ đông vì các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội cổ đông.

- Cô phiếu đa phiêu: Là loại cổ phiếu quy định 1 phiếu bầu phai bao gôm nhiều cổ phiếu, do đó, loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp có nhiều cổ đông.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư cổ phiếu được thực hiện đôi với nhà đầu tư khi:

- Có nhu cầu hùn vôn với các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ với mục đích thuần túy đầu tư tài chính hay tham gia quản lý.

- Đã xác định được mức rủi ro trong khả năng có thể và chấp nhận rủi ro.

- Nhằm bảo toàn giá trị tài sản đầu tư kèm mục đích thu lợi khi so sánh có lợi hơn các loại hình đầu tư khác.

- Tạo thêm tài sản trong danh mục tài sản đầu tư.

- Có chủ ý đầu cơ chờ thặng dư giá.

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

* Các bất ỉợì khi đầu tư cổ phiếu mà nhà đầu tư cần chú ý là:

- Rủi ro giảm giá là rất lớn, phụ thuộc chủ yếu vào các nhà điều hành công ty, chiến lược phát triển công ty và các vấn đề vĩ mô như tình hình chính trị quốc gia và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước...

- Mức doanh lợi đầu tư không ổn dinh, mức lợi tức cổ phần thường thấp hơn mức lãi trên thị trường vốn, đôi khi bằng không.

- Có thể bị phong tỏa giao dịch gây khó khăn khi có nhu cầu tạo vốn.

- Rất khó lựa chọn thời điểm thích hợp để đầu tư hay giải tỏa đầu tư.

- Không có sự đảm bảo khả năng bảo toàn vốn đầu tư.

Có thể vướng mắc về thủ tục trong việc giao dịch cổ phiếu ghì danh.

- Phải tự bảo quản hay phải chịu phí lưu ký.

Tóm lại, với những đặc trưng của mình, cổ phiếu đã tạo cho các công ty cổ phần nhiều ưu thế: 1/ Có khả năng huy động được một khối lượng vốn khổng lồ từ những số vốn lẻ tẻ trong dân chúng; 2/ Vốn đầu tư của các cổ đông không bị bất động qua việc mua bán hay cầm cố; 3/ cổ phiếu tạo điều kiện tách bạch chức năng của nhà kỉnh doanh với chức năng của nhà cấp vổn trong công ty cổ phần.

2.2. Trải phiếu (Bond) (chứng khoán nợ)

Có rất nhiều định nghĩa về trái phiếu. Có thể hiểu, trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sỏ hữu (trái chủ), trong đó cam kết sẽ trả số tiền gốc kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: "Trải phiếu là loại chứng khoán xấc nhận quyền và lợi ích hợp phấp của người sở hữu đôĩ với một phần nợ của tổ chức phát hành".

Bản chất kinh tế của trái phiếu là quan hệ tín dụng. Người phát hành có tư cách là người đi vay, người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ (chủ nợ). Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, nhưng tất cả các loại trái phiếu nói chung có những đặc trưng chủ yếu sau:

- Trái phiếu có mệnh giá (còn gọi là giá trị danh nghĩa): Mệnh giá trái phiếu là sô' tiền ghi trên bề mặt của trái phiếu ở dạng chứng chỉ. Giá trị này được coi là số vôn gốc, là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện sô' tiền mà người phát hành phải trả khi trái phiếu đến hạn. Mệnh giá trái phiếu có thể do luật quy định, (ví dụ ở Mỹ, các trái phiếu có thể được phát hành theo các mệnh giá trong khoảng từ 50 đôla đến 10.000 đôla, nhưng mệnh giá phổ biến nhất là 1000 đôla. Ổ Việt Nam, trái phiếu chào bán ra công chúng có mệnh giá là 100 nghìn đồng và bội sô' của 100 nghìn đồng theo quy định của Luật Chứng khoán ngày 26-11-2019.

Giá phát hành: là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành có thể ở 1 trong 3 trưòng hợp sau, tùy thuộc vào diễn biến của thị trường phát hành: <, > hoặc = mệnh giá, tùy thuộc vào diều kiện thị trường.

- Trái phiếu có thời hạn: Thời hạn của trái phiếu là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành (thụ trái) đối với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt của trái phiếu. Đó là khoảng thòi gian từ ngày phát hành đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả vôn gôc khi đáo hạn. Thời hạn trái phiếu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trái phiếu trên thị trường, lợi tức trái phiếu và rủi ro trái phiếu.

Có hai loại thời hạn là thời hạn trung bình và thời hạn đáo hạn. Thời hạn trung bình là thòi gian mà toàn bộ 100% sô tiền của trái phiếu (mệnh giá) được sử dụng trong suốt thời hạn đó. Đây là thời hạn thực tê của trái phiếu. Thời hạn trung bình của trái phiếu có thể khác thời hạn đáo hạn của trái phiếu: Trái phiếu có thể được hoàn vốn khi đáo hạn, nhưng cũng có thể được hoàn vốn trước hạn toàn bộ hay từng phần. Nếu toàn bộ vốn của trái phiếu được hoàn trả khi đáo hạn, thì trái phiếu có thời hạn đáo hạn = thòi hạn trung bình của trái phiếu. Nếu hoàn vốh trước hạn từng phần thì trái phiếu có thời hạn đáo hạn > Thời hạn trung bình của trái phiếú.

Thời hạn đáo hạn: là sô" thời gian tính đến ngày hết hạn của trái phiêu và chỉ là thời hạn danh nghĩa củà trái phiếu.

- Trái phiếu có quy định lãi suất danh nghĩa: Khác với cổ phiếu không quy định trưóc cổ tức và thời hạn trả cổ tức, trái phiếu có quy định lãi suất và thời hạn trả lãi. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm với mệnh giá của trái phiếu và là cơ sỏ để xác định lợi tức trái phiếu (trái tức). Lãi suất được tính toán theo năm, nhưng trái tức được thanh toán thường là 6 tháng một lần.

- Trái chủ được hưởng quyển lợi nhất định từ chủ thể phát hành với tư cách là người cho vay.

+ Được hưởng lợi tức trái phiếu không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty (nếu là trái phiếu công ty), qua đó thực hiện đầu tư tiền một cách dài hạn theo mức lãi suất thị trường (Có thể cô" định hay linh hoạt).

+ Được hoàn vốn đúng hạn hay trước hạn tùy thuộc vào quy định trong bản quảng cáo phát hành.

+ Được quyển bán, chuyển nhượng, chuyển đồi, cầm cô".

+ Được thanh toán trước các cổ phiếu khi công ty thanh lý, giải thể (nếu là trái phiếu công ty).

* Lợi thế đối với nhà đầu tư khi đẩu tư trái phiếu là:

+ Rủi ro mất vốn rất hãn hữu.

+ Có thể sử dụng cho các thế hệ sau thừa kế.

+ Hoạch định trước được mức lợi tức hay thụ hưởng lợi tức theo thị trường.

+ Có thể thê chấp, cầm cô" hay chuyển nhượng khi có nhu cầu về vốn.

* Bất lợi khi dầu tư trái phiếu so với các loại hình đẩu tư khác là:

+ Phải chịu rủi ro về mất giá của đồng tiền mà mức lợi tức có thể không bù đắp tương xứng.

+ Giá trị tài sản đầu tư không tăng, đôi khi còn bị giảm do chiết khấu trước hạn định trong điều kiện bất lợi của thị trường trái phiếu.

+ Không được hoàn trả toàn bộ gốc trước hạn.

+ Phải tự quản lý trái phiếu hay phải chịu phí lưu ký khi ký gửi chứng khoán.

+ Nhà đầu tư không được quyền quản trị công ty, không

được hưởng lợi nhuận cao.

Trái phiếu có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo nhiều tiêu thức phân chia:

- Phân loại trái phiếu theo tính chuyển nhượng: gồm trái phiếu vô danh và trái phiếu ký danh.

- Phân loại trái phiếu theo hình thức góp vốn: gồm trái phiếu hiện kim (góp bằng tiền) và trái phiếu hiện vật.

Phân loại theo phương thức trả lãi:

Có 2 loại trái phiếu đưọc sử dụng phổ biến ở các nước có TTCK lâu đời và phát triển:

+ Trấi phiếu Coupon (Coupon bond): Là trái phiếu có cuống lãi đính kèm ghi rõ lãi suất và kỳ hạn trả lãi.

+ Trái phiếu Zero - Coupon: Là loại trái phiếu không có phiếu lãi (tem lãi) đính kèm, gồm 2 loại:

Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu đưọc bán với giá thấp hơn mệnh giá (thực chất là lãi của trái phiếu được trả ngay khi phát hành dưới hình thức khấu trừ vào vốn).

Trái phiếu gộp: là loại trái phiếu được hoàn trả vốn và lãi khi đáo hạn (trái phiếu hưởng lãi sau).

- Căn cứ vào chủ thế phát hành (đây là căn cứ phân loại chủ yếu nhất):

+ Trái phiếu công ty: Trái phiếu công ty là trái phiếu do công ty phát hành với mục đích huy động vốn để bổ sung vổn tạm thời thiếu phục vụ cho đầu tư phát triển của công ty. Đặc điểm của trái phiếu cồng ty là:

Được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu về tài sản và lợi nhuận của công ty.

Trái chủ không có quyền kiểm soát công ty.

Trái phiếu công ty có rất nhiều loại tùy thuộc vào điều kiện, sự tính toán mà công ty có thể lựa chọn:

1. Trái phiếu tín chấp: Đây là loại trái phiếu được phát hành dựa vào uy tín của công ty. vể tài chính, uy tín của doanh nghiệp thể hiện thông qua bảng tổng kết tài sản, bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp và việc đánh giá khả năng thanh toán kịp thời vốn và lãi cho trái chủ. Loại trái phiếu này thường do các công ty lớn, có danh tiếng và uy tín phát hành.

2. Trái phiếu thế chấp hoặc cầm cố: Chứng khoán nợ được đảm bảo bằng tài sản cụ thể của công ty phát hành (nhà máy, thiết bị, chứng khoán...) gọi là trái phiếu thế chấp hoặc cầm cố. Khi phát hành, công ty phải có một số lượng tài sản tương ứng ký thác tại tổ chức ủy thác để làm bằng chứng, bảo đảm khả năng hoàn trả vốn và lãi cho trái phiếu. Thường số chứng khoán được công ty đem ký thác phải có giá trị trên 25% sô" vốn tổng trị giá trái phiếu phát hành.

Trái phiếu thê chấp hoặc cầm cô" có thể có 2 loại: Trái phiếu đóng và trái phiếu mở. Với trái phiếu đóng: công ty phát hành không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán bổ sung nào đốì vói những tài sản đã được thế chấp. Với trái phiếu mở: công ty được phép phát hành chứng khoán bổ sung đôi vổỉ tài sản đã được thế chấp theo một tỷ lệ nhất định. Do đó, trái phiếu thế chấp mở thường có lãi suất cao hơn trái phiếu thế chấp đóng.

3. Trái phiếu bảo lảnh: Đây là loại trái phiếu được đảm bảo khả năng thanh toán về vốn và lãi bởi một doanh nghiệp khác như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hay các công ty chứng khoán. Nếu sự bảo lãnh được thực hiện bởi nhiều người bảo lãnh thì trái phiếu bảo lãnh còn gọi là trái phiếu liên đới.

4. Trái phiếu chuyển đổi: Đây là loại trái phiếu mà khi phát hành, công ty có kèm điều khoản cho phép người chủ sở hữu trái phiếu được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng cổ phiếu thường của cùng một công ty phát hành, với những điều kiện chuyển đổi về tỷ lệ, thời gian và hình thức chuyển đổi do công tý quy định. Trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán nợ vói những đặc tính phát hành thông thường như trái phiếu vô danh nhưng có thêm quy định về quyền chuyển đổi - không được phép hủy ngang - thành cổ phiếu của công ty phát hành trong một thời hạn được quy định trong bản cáo bạch phát hành. Như vậy, trái phiếu chuyển đổi mang các đặc tính của trái phiếu (như việc trả lãi theo mức quy định trước, hoàn trả vôn đầu tư khỉ tới hạn thanh toán và mức rủi ro thị giá trái phiếu trong trường hợp nhượng bán trái phiếu trước hạn) và các đặc tính của cổ phiêu.

5. Trái phiếu thu nhập: Loại trái phiếu này thường được sử dụng khi tổ chức lại công ty hoặc khi công ty bị suy thoái về tài chính và chỉ thanh toán lãi suất khi công ty thực sự có lãi. Vì vậy, loại chứng khoán này là sự lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu thường. Tuy nhiên, người nắm giữ trái phiếu thu nhập có quyền ưu tiên nhận lợi nhuận trưốc cổ đông.

6. Trái phiếu hoàn vốn: Loại trái phiếu này cho phép doanh nghiệp được hoàn vôn cho trái chủ trước hạn, theo một trong hai cách;

Hoàn vốn vào bất cứ lúc nào trong thời hạn của trái phiếu.

Hoàn vốn sau một thời hạn nhất định kể từ ngày trái phiếu được phát hành (gọi là thời hạn bảo vệ chống hoàn vốn). Ví dụ trái phiếu công nghiệp ở Mỹ có thời hạn chống hoàn vôn là 10 năm, trái phiếu của doanh nghiệp thương mại là 3 đến 5 năm.

Thông thường công ty mua lại trái phiếu với sự chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng và lớn hơn mệnh giá trái phiếu.

Đôì với công ty, ngoài những loại trái phiếu kể trên, tùy theo tập quán của mỗi nước, người ta có thể còn có những loại trái phiếu khác nhau nữa. Ví dụ: Trái phiếu Bull dog là loại trái phiếu của Anh có lãi suât cô định và co the ban cho người nước ngoài. Trái phiếu chỉ số: là loại trái phiếu có lãi suất không cố định được điều chỉnh tùy thuộc vào chỉ số giá

sinh hoạt hàng tháng, năm...

- Trái phiếu Chính phủ: Đây là chứng khoán nợ do Chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách và tai trợ cho cac dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương. Đặc điểm của trái phiêu Chính phủ là' 1) độ tin cây cao về khả năng thanh toán; 2) tinh thanh khoản rất cao, sô lượng lớn; 3) lãi suất thấp.

Tương tự như trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ cũng bao gồm nhiều loại phong phú và đa dạng như:

+ Tín phiếu kho bạc trung hạn: Là phiếu nợ trung hạn do kho bạc phát hành để bổ sung quỹ ngân sách. Thông thường, đây là loại trái phiếu coupon và lưu hành trên thị trưòng tiền tệ.

+ Trái phiếu kho bạc: Tương tự như tín phiếu kho bạc, nhưng thời hạn thưòng trên 10 năm.

+ Trái phiếu đô thị: Đây là loại phiếu nợ dài hạn do chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng như xây dựng trường học, tu bổ, phát triển xa lộ, cầu cảng, phi trường... ở địa phương. Thời hạn thường là từ 10 năm đến 30 năm. Các trái phiếu này thường

được phát hành qua bảo lãnh.

+ Công trái nhà nước: Đây là loại trái phiêu dài hạn đạc biệt do Nhà nước phát hành để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách thời hạn từ 10 năm trỏ lên được và phát hành từng đợt. Công trái rất được ưa chuộng vì hầu như không có rủi ro, trái tức không phải chịu thuế.

Ở Việt Nam trái phiếu chính phủ bao gồm: tín phiếu kho bạc (dưới 1 năm), trái phiếu kho bạc (từ 1 năm trở lên), trái phiếu đầu tư.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyển sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Loại chứng khoán này gắn với hoạt động huy động vốn của quỹ đầu tư chứng khoán. Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xắc nhận quyền sở hữu của nhà đẩu tư đối vói một phần vôh góp của quỹ đầu tư chứng khoán, mệnh giá của chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.

* Chứng chỉ quỷ đẩu tư là một công cụ tài chính đẩu tư rất hữu ích đôi vối công chúng vì:

- Chỉ cần sô tiền rất nhỏ cũng có thể thực hiện đầu tư.

- Rủi ro luôn được dung hoà do tính đa dạng của tài sản đầu tư trong danh mục tài sản quỹ.

- Không cần phải quan tâm tới việc quản lý điều hành tài sản do chê độ quản lý kép của các quỹ theo luật định (qua công ty quản lý quỹ, một ngân hàng giám sát hoạt động quỹ).

Tai san đau tư được bao dam băng tài sản của quỹ (các đốỉ tượng đầu tư của quỹ trong danh mục tài sản quỹ)

- Có thê đâu tư theo phương thức tích góp (mua định kỳ theo hợp đồng) và được hưởng giá mua ưu đãi (Cost-averaging).

- Có thể thu hồi vốn một cách đơn giản bằng việc chuyển tra lại chưng chi cho công ty quan lý quỹ hay ngân hàng giám sát hoạt động quỹ (đôi với quỹ mồ) hoặc chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.

- Được phép cầm cô' hay thế chấp.

* Điểm bất lợi khi đẩu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư có thể là:

- vẫn chịu rủi ro về biến động thị giá của các chứng khoán trong danh mục đâu tư của quỹ, làm giảm giá chứng chỉ quỹ'

- Không thể có tác động trực tiếp vào các công ty phát hành chứng khoán thuộc danh mục tài sản quỷ'

- Cũng chịu rủi ro về mất giá đồng tiền trong trường hợp đầu tư quỹ trái phiếu;

- Mức doanh lợi không ổn định mà phụ thuộc vào lợi tức của chứng khoán trong danh mục tài sản quỹ;

- Chi phí mua chứng chỉ cao so với việc trực tiếp mua cổ phiếu hay trái phiếu;

- Không có sự đảm bảo khả năng bảo toàn vôn đâu tư, đặc biệt đối với các quỹ đầu tư cổ phiếu;

- Đôi khi việc chuyển trả chứng chỉ bị trì hoãn.

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư thực chất là đầu tư vào một danh mục đầu tư rất đa dạng do một công ty quản lý quỹ đầu tư điều hành. Việc phân tích hiệu quả đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư là vấn để rất phức tạp do lợi nhuận từ việc đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư phụ thuộc vào:

- Mục đích, ý tưởng đầu tư của quỹ đầu tư thể hiện trong điều lệ quỹ;

- Nguồn lợi nhuận thu được từ từng khoản mục đầu tư trong danh mục tài sản quỹ - tức khả năng sinh lời của các chứng khoán thuộc danh mục đầu tư;

- Trình độ quản lý điểu hành quỹ của công ty quản lý quỹ đầu tư.

Khi tư vấn đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư, nhà tư vấn cần quan tâm đầu tiên tới việc lựa chọn quỹ, phân tích khả năng sinh lời của từng quỹ cùng đôi tượng đê so sánh và trên cơ sơ phân tích trình độ quản lý điều hành của công ty quản lý quỹ để quyết định.

a) Quyền mua cổ phần (Right Certificate - quyền tiên mãi hoặc quyền đặt mua): Quyền mua cổ phần là một loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu, xác nhận quyền của cổ đông được mua một sô lượng nhất định cổ phiếu mới phát hành với giá cả và thời hạn nhất định. Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: Quyền mua cô phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo diều kiện đã được xác.

Quyền mua cổ phần thường được công ty cổ phần phát hành khỉ phát hành cổ phiếu mới, được phân phối cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ do đại hội đồng cổ đông quy định. Đặc điểm của quyền mua cổ phần là:

- Thời hạn ngắn, thường là 1 tuần đến 6 tuần. Trong thời hạn này, nếu cổ đông muổn thực hiện quyền của mình, họ sẽ điền vào tờ quyền mua và gửi đến công ty hoặc gửi séc, ngân phiếu. Nếu không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán lại trên TTCK theo giá thị trường hiện hành để hưởng chênh lệch giá và chấp nhận "hiệu ứng pha loãng" về quyền sở hữu của họ đối với công ty.

- Quyền mua cổ phần cho phép cổ đông cũ được ưu tiên đăng ký mua cổ phiếu mới với giá thấp hơn giá thị trường nhăm bù đăp thiệt hại do "hiệu ứng pha loãng" gây ra (thị giá cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu bổ sung sẽ giảm so vổi trước lúc phát hành).

b) Chứng quyền (Warrants) (bảo chứng phiếu)

Theo Luật Chứng khoán Việt Nam ngày 26-11-2019: Chứng quyên là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một sô'cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định. Do các chứng quyền có kỳ hạn dài hoặc vĩnh viễn, nên một công ty có thể có vài ba loại chứng quyền lưu hành vào cùng một thời điểm.

* Mục đích của phát hành chứng quyền:

- Làm tăng tính hấp dẫn đổi với chứng khoán có lãi suất cô' định.

- Làm giảm chi phí phát hành.

* Lợi thê của trái phiếu kèm chứng quyền là:

- Khả năng tách phiếu quyền lựa chọn mua: Do được quyền tách và giao dịch tự do mà chứng quyền tạo khả năng linh hoạt cho trái chủ khi nhượng bán quyền mà không bị mất quyền trái chủ. Trong nhiều trường hợp, chứng quyển vẫn có hiệu lực trong thời gian dài (theo quy định trong cáo bạch phát hành).

- Cho tới hạn thanh toán, trái phiếu chứng khế (ex Option) luôn tồn tại như trái phiếu với lãi suất cô" định và thếp.

Trong thực tế, các chứng quyền được phát hành cùng với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu những chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn: công ty XYZ có cổ phiếu thưòng đang lưu hành với giá 35$ một cổ phiếu trên TTCK. Chứng quyền phát hành cho phép người sở hữu mua cổ phiếu XYZ với giá 50$ một cổ phiếu vào bất kỳ thòi điểm nào cho đến ngày 31-12-2015 chẳng hạn. Nếu XYZ là một công ty có triển vọng phát triển tốt và công chúng đánh giá là thị giá cổ phiếu của nó vào năm 2015 không chỉ là 50 $ mà còn cao hơn thế, thì chứng quyền XYZ sẽ rất hấp dẫn.

Người nắm giữ chứng quyền có thể giữ lại trái phiếu và bán chứng quyên, hoặc giữ lại chứng quyển, bán trái phiếu hoặc giữ cả trái phiếu và chứng quyền; hoặc bán cả hai. Thị giá của chứng quyền tùy thuộc vào như yếu tô" như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng quyền, giá trị cổ phiếu cơ bản của nó.

Giá chứng quyền được coi là một phần vốn của cổ đông và phụ thuộc vào nhiều yếu tô" như: Giá trị của chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về thị giá của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền.

f) Chứng quyền có hảo đảm (CW)

Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: Chứng quyền có bảo đảm ỉà loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chúng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyển có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giả thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện,ở Việt Nam, chứng khoán cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu niêm yết trên sở Giao dịch Chứng khoán tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chí về thanh khoản, giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 06 tháng gần nhất tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét, tổng khôi lượng giao dịch trong 06 tháng gần nhất tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng tại ngày chốt dữ liệu xem; thời gian niêm yết từ 06 tháng trở lên tính đến thòi điểm xem xét, kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở có lãi và không có lỗ lũy kế...

Lợi ích của chứng quyền có bảo đảm: 1/ Là công cụ đầu tư mới; 2/ Đòn bẩy, vốn đầu tư ban đầu thấp; 3/ Giới hạn được tổn thất (lỗ); 4/ Giao dịch và thanh toán đơn giản; 5/ Không hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài; 6/ Phòng vệ rủi ro (Phòng vệ khi nắm giữ tài sản cơ sỏ; Phòng vệ khi nắm giữ vị thế bán tài sản cơ sở).

Rủi ro của chứng quyển có bảo đảm: rủi ro từ tổ chức phát hành, Từ tài sản cơ sỏ, từ thời gian đến khi đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm, từ thị trường (Biến động giá cả, đòn bẩy; Thao túng), từ chính NĐT...

g) Chứng chỉ lưu ký (Depositary receipts - DR):

Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019, chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán dược phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Chứng chỉ lưu ký là một loại chứng khoán được giao dịch ở thị trường chứng khoán nội địa, nhưng lại đại diện cho quyền sở hữu chứng khoán nước ngoài. DR thường được mọt to chức nội địa có nâng lực tài chính mạnh (ngân hang, cong ty chứng khoán) phát hành, thông qua việc mua và lưu ký chứng khoán nước ngoài (chứng khoán cơ sở) tại một ngân hàng lưu ký cũng ở quốc gia mà chứng khoán lưu ký đang giao dịch.

2.4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives)

Các chứng khoán phái sinh ra đời từ một sản phẩm tài chính hoặc loại hàng hóa nào đó - được gọi là tài sản cơ sở như hang hóa, cô phiêu, môt khoản vay... và giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của chính tài sản cơ sở. Do đó ngưòi ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc tài chính hoặc các chứng khoán phái sinh.

Theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019: Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đôĩ với việc thanh toán tiền, chuyên giao sô'lượng tài sản cơ sở nhât định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Luật này cũng quy định: Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ sô chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phu dược sử dụng làm cơ sở đê xác định giá trị chứng khoán phái sinh.

Có nhiều tiêu chí phân loại chứng khoán phái sinh: 1/ Theo phương thức giao dịch (chứng khoán phái sinh niêm yết, chứng khoán phái sinh OTC); 2/ Theo (loại) sản phẩm có hợp đông kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyên chon, hợp đồng hoán đổi, các sản phẩm chứng khoán hóa; 3/ Theo loại tài sản cơ sở gồm chứng khoán phái sinh dựa trên công cụ thị trường vốn (cổ phiếu, rổ cổ phiếu, trái phiêu), hoặc chứng khoán phái sinh dựa trên công cụ thị trường tiền tệ (lãi suất ngắn hạn, nợ ngắn hạn, ngoại tệ...), hoặc chứng khoán phái sinh dựa trên chứng khoán phái sinh (futures options, swaptions...), hoặc chứng khoán phái sinh hàng hóa (kim loại quý, lương thực, năng lượng...), hoặc các chứng khoán phái sinh khác (bất động sản, quỹ ETF, sự kiện tín dụng, lạm phát, thời tiết...).

Tài sản cơ sở

Nguồn gốc

Chứng khoán phái sinh

Hàng hóa

Chứng khoán phái sinh hàng hóa

Cổ phiếu

Chứng khoán phái sinh cổ phiếu

Trái phiếu

Chứng khoán phái sinh trái phiếu

Tiền tệ

Chứng khoán phái sinh tiền tệ

Chỉ số giá cổ phiếu

Chứng khoán phái sinh dựa trên chỉ số

Lãi suất

Chứng khoán phái sinh lãi suất

Đặc điểm và chức nàng của thị trường chứng khoán phái sinh là kiểm soát rủi ro (phòng ngừa rủi ro); tăng tính thanh khoản (đầu cơ); đòn bẩy.

a) Hợp đồng quyền chọn (Options)Quyền chọn là công cụ cho phép người sở hữu nó được quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa thị trường chứng khoán hoặc tài san cụ thê với một mức giá nhất định (gọi là giá thực hiện) tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai. Luật Chứng khoán ỏ Việt Nam ngày 26-11-2019 quy định: Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán đê thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

a) Mua hoặc bấn số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thòi điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Hợp đồng quyền chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy, người chủ của quyền lựa chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền lựa chọn. Quyền chọn là một loại chứng khoán của TTCK, được giao dịch trên thị trường có tổ chức hoặc thị trường phi tập trung (OTC). Quyền chọn chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định, khi đáo hạn thì quyền chọn không còn giá trị. Khi được giao dịch trên thị trường tập trung, quyền chọn được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, giá thực hiện, thời gian đáo hạn...

Có hai loại quyền chọn: 1) Quyền chọn kiểu châu Âu, ở đó quyền chọn chỉ có thể thực hiện khi đáo hạn; thường giao dịch trên thị trường OTC; người mua quyền chọn có thể bán quyền để đóng vị thế nếu không muốn chò đến khi đáo hạn; 2) Quyền chọn kiểu Mỹ, ở đó quyền chọn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực và do đó làm tăng giá trị của quyền chọn; được giao dịch trên các sỏ giao dịch được chuẩn hóa.

Người nắm giữ quyền chọn tương tự như mua hợp đồng bảo hiểm, người phát hành quyền chọn tương tự như bán hợp đồng bảo hiểm.

* Đặc điểm của quyền chọn là:

- Quy định sô' lượng tài sản cơ sở được phép quy đổi đốì với một quyền chọn: thông thường, các nưốc quy định một hợp đồng được mua hoặc bán sô' lượng cổ phiếu cơ sỏ nhất định (còn gọi là quy mô hợp đồng), ví dụ tại Đức: đôi vối cổ phiêu Đức 50 tò cổ phiếu hay 100 tờ cổ phiếu nước ngoài; đối với trái phiếu là 100.000 DM theo mệnh giá và bội số; hoặc tại Mỹ là 100 cổ phiếu hay 100 chỉ số' Index và các bội sô' theo 5,10 hay 15.

- Giá thực hiện được ghi rõ trong hợp đồng, được xác định ngay từ đầu và cô' định trong thời hạn hiệu lực của một quyển chọn. Giá giao dịch là giá do các đôi tác thương lượng khi ký kết hợp đồng và phải chấp nhận thanh quyêt toán theo giá này. Giá giao dịch được xác định theo giá chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch tại thời điểm ký kết hợp đồng và dự đoán vể xu hướng biến động trong tương lai. Đôi với người mua thì đây là chi phí đầu tư và với ngưòi bán là khoản doanh lợi.

- Phí thù lao/Giá quyền lựa chọn: Được gọi là thù lao do phí thụ hưởng quyền lựa chọn là khoản chi bù đắp cho đối tác bán quyền do việc cho phép đôi tác thụ hưởng quyền lựa chọn. Phí phụ thuộc vào:

+ Cung cầu thị trường quyền lựa chọn (tức sô' lượng đôi tác tham gia giao dịch chứng khoán theo thời hạn kèm quyền lựa chọn).

+ Thời gian hiệu lực của quyền lựa chọn (giá tỷ lệ thuận với thời gian).

+ Giá giao dịch được thỏa thuận (giá quyển lựa chọn tỷ lệ nghịch với giá giao dịch).

- Mức độ biến động giá chứng khoán thuộc đối tượng giao dịch của hợp đồng.

+ Loại hình quyền lựa chọn (mua hay bán).

- Thời đỉểm/thời hạn thực thỉ hợp đồng: Quyền chọn chỉ được thực hiện tại thời điểm đáo hạn (quyền chọn kiểu châu Âu) hoặc cho phép người nắm giữ nó được lựa chọn thời điểm thực hiện thích hợp trước đó (quyền chọn kiểu Mỹ). Phí quyên chọn kiểu Mỹ thường là cao hơn phí quyền chọn kiểu châu Au đôi với cùng hàng hóa cơ sở và các điều khoản tương tự

Chứng khoán được giao dịch theo các quyền chọn được mua bán trên sàn giao dịch: Thường là chứng khoán thuộc diện được giao dịch thời hạn theo quyền chọn và có sự đồng ý cua tô chức phát hành; cổ phiếu giao dịch phải là cổ phiếu của các công ty có vốn điều lệ lớn.

- Ngươi năm giữ (người mua) quyền chọn không được hưởng quyền lợi mà cổ đông bình thường của công ty phát hành cô phiêu đó được hưởng. Chỉ khi quyền chọn được thực hiện, người nắm giữ quyền chọn mua trở thành cổ đông thì họ mới được hưởng các quyền lợi này.

Hiện nay, ỏ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển các giao dịch này trên TTCK rất phát triển. Tại Mỹ, người ta thành lập một thị trường chuyên giao dịch về quyền chọn gọi là "sở giao dịch các hợp đồng quyền chọn Chicago" (Chicago Board option Exchange - CBOE ). Tuy nhiên, tại sở giao dịch chứng khoán New York (New York stock exchange - NYSE) sỏ giao dịch chứng khoán Mỹ (American stock Exchange - AMEX)... vẫn có các loại giao dịch về quyền chọn, b) Hợp đồng tương lai (Future Contracts)

Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong đó người bán cam kết giao một sô' lượng chứng khoán nhất định và người mua sẻ trả tiền khi nhận sô' chứng khoán đó vối một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Luật Chứng khoán ở Việt Nam ngày 26-11-2019 quy định: Hợp đồng tương lai ỉà loại chứng khoán phái sinh niêm yết xac nhạn cam ket gitía cac bên đê thtíc hiên môt trong các giao dịch sau đây:

a) Mua hoặc bán sô' lượng tài sản cơ sở nhất định theo mưc gia đa được xác định vào ngày đã xác đinh trong tương lai'

b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sẩn cơ sở đã được xác định tại thời điêm giao kết hợp đông và giá tri tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương ỉai.

Hợp đồng tương lai bắt nguồn từ hợp đồng giao hàng, tuy nhiên, một hợp đồng giao hàng thông thưòng không được chuyển nhượng, người mua buộc phải trả tiền để nhận hàng và người bán phải giao hàng để nhận tiền. Còn hợp đồng tương lai được tiến hành trên cơ sồ trao đôi, tức là no cung trở thành hàng hóa, được mua bán trên một thị trường riêng biệt là Sở giao dịch, tức là trên thị trường có tổ chức. Người tham gia vào thị trường này gồm có trung tâm thanh toán bù trừ sở giao dịch, các nhà môi giới, nhà đầu tư. Bên mua của hợp đồng tương lai được gọi là nắm giữ vị thế mua, bên bán của hợp đồng tương lai được gọi là nắm giữ vị thế bán.

* Đặc điểm của hợp đồng tương lai là:

- Tính chuẩn hóa theo những quy tắc của Sở giao dịch, theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về loại hàng hóa cơ sở số lượng và chất lượng hàng hóa cơ sở, địa điểm giao hàng cách thức và thời gian thanh toán... Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, vào lúc ký kết hợp đồng cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ (tiền đặt cọc) đảm bảo thực hiện hợp đồng.

- Giá cả hợp đồng tương lai được thống nhất từ đầu giữa các bên tham gia, được cố định trong thời hạn hợp đồng.

- Việc thanh toán và chuyển giao tài sản được thực hiện vào một ngày trong tương lai, gọi là ngày chuyển giao.

- Phí hoa hồng mua bán các hợp đồng tương lai thường rất cao, có khi gấp 8 đến 9 lần phí hoa hồng mua bán chứng khoán. Việc thanh toán mua bán các hợp đồng tương lai thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại trung tâm thanh toán bù trừ, không được mua bán chịu.

Lợi ích của hợp đồng tương lai là chuyển rủi ro và phòng ngừa rủi ro cho các bên tham gia. Tuy nhiên tiềm năng gia tàng lợi nhuận bị hạn chế khi vị thế hợp đồng tương lai không tốt.

Loại hợp đồng mua bán này ra đời trên cơ sở đổi mổi tài chính do các điều kiện thị trường thay đổi và dựa vào các tiến bộ kỹ thuật tin học. Hợp đồng tương lai ra đời nhằm chống đỡ rủi ro do sự biến động lãi suất vào những năm đầu thập kỷ 70 của thê kỷ 20. Chúng xuất hiện sớm nhất ở Mỹ (thị trường Chicago) vào năm 1975 và phát triển mạnh vào năm 1977 tập trung chủ yếu vào các công cụ tài chính như: trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn băng đôla châu Âu. Từ những năm của thập kỷ 80 loại thị trường này trở nên phổ biến ỏ các nước phát triển.

c) Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận mua bán một loại tài sản ở một thòi điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá nhất định. Tuy nhiên, không giông như hợp đồng tương lai hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường chính thức không được định giá hàng ngày. Hợp đồng này không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày chuyển giao được xác định theo từng hợp đồng.

Luật Chứng khoán ỏ Việt Nam ngày 26-11-2019 quy định: "Hợp đồng kỳ hạn ỉà loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa cắc bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

Cac yeu to cầu thành tôi thiêu của hợp đồng giao dịch kỳ hạn:

- Các đôi tác ký kết hợp đồng.

- Giá giao dịch (giá cơ sở hay giá thoa thuận tại ngay ky hợp đồng).

- Thời điểm/ thòi hạn thực thi hợp đồng.

- Thù lao phí đối với hợp đồng.

* Ý nghĩa sử dụng cấc giao dịch kỳ hạn:

- Tạo dựng hay giải tỏa các khoản đầu tư đối ứng với các tài sản trong danh mục đầu tư nhằm phòng chống rủi ro và bảo toàn tài sản đầu tư hay vốn.

- Thụ hưởng chênh lệch giá do phán quyêt vê biên đọng thị trường và giá cả của các loại chứng khoán.

- Giao dịch lựa chọn theo thời hạn nhằm phòng chông rủi ro cho các giao dịch bắt buộc theo thời hạn.

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến giá của công cụ có nguồn gốc chứng khoán là:

+ Giá của chứng khoán nguồn gốc.

* Sự dao động của công cụ có nguồn gốc chứng khoắn:

- Thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn.

- Sự sẵn có của công cụ và kỹ thuật thay thê tương tự.

- Các lãi suất tương đối và các chi phí để giữ công cụ có nguồn gốc chứng khoán.

Video liên quan