Hạt không mang điện trong nhân nguyên tử là

Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là?

A.Hạt nơtron và electron.

B.Chỉ có hạt proton.

C.Hạt electron và proton.

D.Chỉ có hạt electron.

Đáp án đúng B.

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là chỉ có hạt proton, thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron, hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và notron trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Cấu tạo nguyên tử

– Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.

– Nguyên tử được chia làm 2 phần chính: đó là vỏ và hạt nhân

Mọi nguyên tử đều cấu tạo từ ba loại hạt: Proton, nơtron và electron.

Thành phần nguyên tử

Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và notron trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron.

+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là proton, electron mang điện tích âm và notron không mang điện

 + Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

Trong nguyên tử số p = số e

Khối lượng nguyên tử

– Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các loại hạt, ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là u (dvC).

– Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với khối lượng nguyên tử cacbon.

Thí dụ: khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là 1,6735.10-27kg = 1u.

Kích thước nguyên tử

– Để biểu thị kích thước nguyên tử, ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (Å).

1nm = 10-9 m, 1 Å = 10-10 m.

– Đường kính của hạt nhân còn nhỏ hơn, nó rơi vào khoảng 10-5 nm. Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần.

Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

A. nơtron và proton.

B. proton.

C. electron.

D. nơtron.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tính số electron trong A

Các câu hỏi tương tự

Các kiến thức cần có để giải dạng toán này:

  • Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n
  • Số khối A = p + n
  • Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e
  • Nên X = 2p + n
  • Với a là số hạt nào đó (p, n, e), thì phần trăm số hạt a sẽ là:

Hạt không mang điện trong nhân nguyên tử là



Ví dụ 1:

Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12. Tức là (p+e) – n = 12.

Hạt không mang điện trong nhân nguyên tử là

Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức  p = 13 (1)
Ta lại có (p+e) – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)
Thế (1) vào (2) ta được:  2 . 13 – n = 12
Suy ra  n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.


Ví dụ 2: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Các bạn hình dung sơ đồ sau:

Hạt không mang điện trong nhân nguyên tử là

Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức X = 21. Tìm p, e.

                % n = 33,33%     n = 33,33.21100 = 7 (1)              

                X = p + n + e mà p = e  2p + n = 21 (2)

              

               Thế (1) vào (2)  p = e = 2172 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e 

Những kiến thức cơ bản trên sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi các bạn thường xuyên vận dụng để giải quyết các bài tập tương tự:


Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Bài 2


Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.


Bài 3

Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.


Bài 4

Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?


Bài 5

Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.


Bài 6

Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.


Bài 7

Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.


Bài 8

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.



Bài 9

Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.