Hạt tiêu rừng là gì

Hạt tiêu rừng Măng Đen là một loại cây mọc hoang, cùng họ với cây mắc mật, mắc khén. Có mùi thơm tổng hợp giữa lá sả và lá chanh.

Với đồng bào Xơ Đăng ở Kon Tum, hạt tiêu rừng là loại gia vị không thể thiếu, nó là một dòng chảy trong văn hóa ẩm thực Tây Nguyên của người đồng bào nơi núi rừng Măng Đen.

Hạt tiêu nồng, nên nếu ăn tươi hay ăn trực tiếp quả khô sẽ rất khó ăn. Nhưng khi nấu hạt tiêu xanh với những thức ăn nhiều mùi như thịt rừng thì sẽ vô cùng thơm ngon, kích thích vị giác nhưng không cay, các bạn trẻ em có thể ăn được.

Công dụng của hạt tiêu rừng Măng Đen

Hạt tiêu rừng Măng Đen khô các bạn có thể rang lên rồi giã với muối. Chấm gì cũng ngon. Lá tiêu rừng nhét vào bụng gà rồi quay, hoặc nướng thì “bá cháy bọ chét” nhé. Thịt bò Măng Đen, thịt heo mọi gác bếp mà chấm với muối tiêu rừng này thì ôi thôi, không dám kể nữa!!!

Ngoài những nét về ẩm thực Tây Nguyên, hạt  tiêu rừng Măng Đen còn được dùng như một loại sơn dược. Để xông giải cảm, phục hồi sức khỏe sau sinh hoặc bị trúng gió, cơ thể bị suy nhược.

Bằng cách giã hạt tiêu rừng và muối hột hòa một chút nước ấm, sau đó ngâm chân mỗi tối sẽ có thể giảm nhức mỏi chân và xương khớp.

Hạt tiêu rừng và gừng giã chung với nhau và ngâm rượu trắng để làm thuốc xoa bóp chân tay vai gáy. Làm cho máu lưu thông đều, giảm nhức mỏi sau khi hoạt động mạnh hoặc dài ngày.

Ở Tây bắc và Tây Nguyên có một thứ hạt gia vị rất đặc biệt mà không phải ai trong số chúng ta đã một lần được thưởng thức đó chính là hạt tiêu rừng. Vậy tiêu rừng là loại quả gì mà nó lại đặc biệt đến vậy? Vị của nó như thế nào? Cách sử dụng chúng ra sao? Ở đâu bán loại gia vị này?

Có nhiều người lầm tưởng Cây mắc khén là hạt tiêu rừng nhưng không phải nhé các bạn, loại tiêu mọc trong rừng này có mùi vị và hình dáng hoàn toàn khác biệt. Chúng có vị ngọt thơm, cay nhẹ hơn tiêu thường, mang hương vị thoang thoảng của xả và vị đậm đà khó tả. Khi kết hợp loại tiêu này để chế biến các món ăn như: thịt nướng, thịt rán, làm giò chả, lạp xưởng hoặc gia vị chấm đều rất thơm ngon đặc trưng rất riêng.

Đọc đến đây chắn hẳn các bạn không khỏi tò mò về cây tiêu rừng là cây gì và quả của nó hình dáng ra sao đúng không ạ. Hôm nay Tân an food sẽ cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về loại gia vị tuyệt vời của Tây Bắc và Tây Nguyên này nhé!

Tiêu rừng là một loại cây thân gỗ mọc thẳng đứng

Tìm hiểu về cây tiêu rừng

Đây là một loại cây thân gỗ, mọc thẳng, có nhiều cành, vỏ nhẵn và không có gai. Lá tiêu rất nhẵn, màu xanh mọc chẽ ra làm 3 lá hai bên và rất xum xuê. Cây tiêu rừng [măng đen] mọc hoang rất nhiều trong rừng các tỉnh từ bắc vào nam đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên như: Cao Bằng, Bắc Kan, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Đắk Lắk và một số nước lân cận như Lào, Campuchia..

Mùa thu hoạch tiêu rừng từ tháng 6-7 hoặc 10-11 hàng năm. Người dân thường vào rừng hái cả cành rồi tách quả nhặt sạch cuộng và sau đó phơi khô cất chữ hàng bán quanh năm

Hình ảnh cây tiêu rừng giữa rừng Tây Bắc

Quả tiêu rừng mọc xen kẽ trên cành và theo chùm khoảng 3 quả trên 1 chùm. Hạt tiêu rừng có nhiều tinh dầu chúng a có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được.

Khi dùng pha nước chấm chúng ta chỉ cần cho vài trái tiêu rừng là đã dậy mùi thơm rất thơm, phù hợp với hầu hết món ăn, nước chấm của người việt, vị ngọt thanh, không quá cay và thơm vừa đủ để cảm nhận

Tiêu rừng ra quả rất sai

Một ngọn cây tiêu rừng có thể cho ra khoảng 1kg đến 2 kg quả tươi bởi loại quả này rất sai và mọng nước. Hạt của cây tiêu rừng hoàn toàn khác so với loại tiêu thường mà người dân hay trồng [tiêu rừng là cây thân gỗ không phải loại cây dây leo và ra quả theo cành không ra theo chùm như tiêu thường, độ cay cũng nhẹ hơn rất nhiều]

Cách phân biệt tiêu rừng và tiêu thường

Quả tiêu rừng khi sấy khô có màu nâu, đen chúng ta có thể phân biệt bằng mắt thường, để phân biệt loại hạt này với tiêu trồng chúng ta chỉ cần phân biệt qua mùi thơm của nó rất thơm và ít hắc hơn.

Nhìn bề ngoài chúng cũng khá giống nhau, tuy nhiên có một chi tiết nhỏ mà chúng ta có thể nhận ra ngay là hạt tiêu rừng có cuống khá dài mà hạt tiêu thường gần như không có, màu của nó cũng sẫm màu hơn rất nhiều

Chi tiết Tác giả Hoa Ban Trắng ngày 12 Tháng 3 2016

Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Có người gọi Mắc khén là hạt tiêu rừng và khiến ta dễ liên tưởng đến cây hồ tiêu dại mọc trong rừng nhưng không phải. Mắc có nghĩa là quả, còn Khén là một loại cây thân gỗ lớn mọc trong rừng đại ngàn.

Cây Mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc. Cây Khén ra hoa vào dịp cuối xuân và đậu thành những chùm quả nhỏ như những chùm hạt rau mùi già. Cuối hè, người ta thu hái Mắc khén bằng cách leo lên cây hái hay dùng câu liêm kéo những cành nhỏ có quả rơi xuống và buộc lại thành chùm đem phơi nắng cho khô hoặc treo lên gác bếp dùng dần. Khi dùng Mắc Khén, người ta bứt một nắm quả cho vào chiếc bát con. Chọn lấy một viên than củi đang cháy đượm nhất bỏ vào bát và lắc đều tay để nướng mắc khén. Khi thấy mùi thơm ngào ngạt bay ra thì gắp than ra, khẽ thổi cho bay hết tàn than rồi dùng chuôi dao giã nhỏ hạt Mắc khén thành bột để chế biến đồ chấm hay làm gia vị cho các món ăn.

Thời xa xưa, khi những cánh rừng đại ngàn còn che chở bản làng, khi thú rừng rong chơi và những người thợ săn vẫn đêm đêm lặn lội theo dấu con mồi, thì Mắc khén  nhất quyết không thể thiếu trong túi đồ thợ săn. Đồng bào Thái đen cho rằng, con thú sẽ được Thần rừng cho sống lại sau khi chết. Bởi vậy, mỗi khi bắn được con mồi, họ không bao giờ lấy bộ lòng.

Xả thịt con mồi ngay giữa rừng, thợ săn sẽ đặt lại toàn bộ tim, gan, ruột của nó lên tảng đá và khấn khứa, đại ý: “Thưa Thần rừng, hôm nay tôi mượn một con vật của Thần. Tôi đã để lại bộ lòng, xin Thần cho nó cái vỏ khác để nó lại được chạy nhảy…”. Bài khấn xong là lúc những người đi săn có quyền thưởng thức phần còn lại của con thú. Và tục lệ bắt buộc phải ăn hết con mồi tại chỗ đã khiến việc sử dụng Mắc khén xát vào bên trong, bên ngoài con vật trước khi nướng trở thành thông dụng.

Mắc khén  là loại gia vị miền Tây Bắc đã đi vào huyền thoại, không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái đen được làm chủ yếu từ quả Mắc Khén.

Mắc, theo tiếng Thái, có nghĩa là quả. Nhưng còn Khén thì không hề có chữ gì đồng nghĩa hay cả trong ngôn ngữ bản địa. Bởi vậy Mắc khén mãi mãi sẽ là một tên riêng, tự nhiên tồn tại như chính bản thân núi rừng hoang dã, bí hiểm mà cũng quá đổi quen thuộc với con người. Thực tế Mắc khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu. Đồng bào Tây bắc chỉ việc lên sườn núi, tìm những cành Mắc khén chín về phơi khô rồi xoa cho quả rời cành.

Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiếu được Mắc khén, giống như một dạng muối vừng với người Kinh. Quả Mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm phức, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. Đó là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗ hợp trên thì tạo thành Mắc khén, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.

Mắc khén  thông dụng nhất dùng để chấm những chõ xôi nếp nương, thu hoạch từ cánh đồng Tú Lệ, dưới chân đèo Khau Phạ, thì chắc chắn không có hương vị nào sánh bằng: “Nếp Tú Lệ/Tẻ Mường Lò/ Xòe Kinh Bạc”.

Loại gia vị này còn giúp thịt thú rừng trở nên thơm ngon đặc biệt. Không chỉ dùng cho những loài thú săn trên rừng, Mắc khén  còn được người Thái đen sử dụng trong cách nướng cá ”pa pỉnh tộp” có nghĩa là “cá nướng gập” đầy quyến rũ. Để làm được món ''Pa Pỉnh Tộp'', người ta chọn loại cá chép nặng khoảng 0,5kg trở lên, béo và còn tươi sống. Trước khi mổ phải cạo sạch vảy để khi ướp gia vị ngấm đều vào cá. Sau khi mổ cá và bỏ mật cá bắt đầu ướp và nhồi gia vị. Người ta không mổ cá đằng bụng mà lại mổ đằng dọc sống lưng để khi gấp úp con cá mềm mại gấp dễ dàng hơn và để phần gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với than hồng sẽ toả mùi thơm ngấm vào thịt cá.

Người chưa ăn không thể cưỡng lại được khi tưởng tượng, huống gì khách đã ăn quen. Kiểu gập cá độc đáo này giúp cá nướng chín đều, bản thân nước bên trong được giữ lâu hơn và khiến thịt cá không bị cháy. Hương vị của Mắc khén  tỏa ra thơm phức, vị dịu của mắc khén, vị cay nồng nàn của ớt, vị mặn mòi của muối.

Có thể Mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú. Ai đã được từng thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.

Video liên quan

Chủ Đề