Hay so sánh mình với người khác

Có thể bạn cảm thấy không tự tin trong công việc và liên tục so sánh bản thân và thành tích của mình với đồng nghiệp.

  • Hoặc có thể bạn gặp khó khăn nhiều hơn trong các mối quan hệ với người yêu, hoặc thường xuyên so sánh bản thân với bạn đời hoặc vợ / chồng của mình — hoặc trong các mối quan hệ với người khác?

Dù so sánh diễn ra dưới hình thức nào, điều chắc chắn là bạn đã quá quen thuộc với những tiêu cực đi kèm với nó như lo lắng, kém tự tin, xung đột trong mối quan hệ, hội chứng giả mạo, lòng tự trọng thấp,..

Dù thói quen so sánh ảnh hưởng mạnh đến mức nào, nó vẫn là thói quen và đều có thể thay đổi được. Nhưng để thoát khỏi thói quen so sánh, điều quan trọng là phải hiểu lý do tại sao bạn lại làm điều đó.

Chúng Ta Luôn Có Xu Hướng Muốn So Sánh Với Người Khác

Con người là sinh vật xã hội với các mối quan hệ phức tạp và giao tiếp xã hội chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển như một loài. Chúng ta không phải là người nhanh nhất hay mạnh nhất, hoặc thậm chí không nhất thiết phải thông minh nhất ở mọi khía cạnh, nhưng chúng ta phối hợp với nhau rất tốt.

Và khả năng phối hợp này phụ thuộc vào sự nhạy cảm cao độ và hòa hợp với những gì người khác đang nghĩ và cảm nhận. Sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào việc trở thành một phần của nhóm, có nghĩa là nhận thức sâu sắc về những thứ như thứ bậc xã hội và địa vị — nói cách khác, cách bạn so sánh với những người khác.

So sánh vị trí của chúng ta trong mối quan hệ với những người khác đã ăn sâu vào tiềm thức sinh học của chúng ta. Những khác biệt giữa các cá thể đều cho thấy một thực tế rằng mọi người đều quan tâm ở một mức độ nào đó về vị trí của họ trong mối quan hệ với những người khác [cho dù họ có thừa nhận hay không].

Và điều đó, dẫn đến một điều hiển nhiên..

Việc so sánh bản thân với người khác là điều hoàn toàn bình thường.

Tất nhiên, một xu hướng luôn có một mức độ nhất định và vượt quá sẽ trở nên không lành mạnh.

Hầu hết những người mắc kẹt trong sự so sánh tiêu cực cũng thực sự phán xét và chỉ trích chính bản thân vì cảm thấy cần phải so sánh mình với người khác.

Điều này có nghĩa là ngoài việc vật lộn với sự so sánh của xã hội, họ còn phải vật lộn với tất cả sự xấu hổ, lo lắng và sự tức giận thường đi cùng với sự tự phê bình.

Khả Năng Chịu Đựng Thấp Đối Với Những Điều Không Chắc Chắn

Về cơ bản, thói quen so sánh luôn là một cơ chế bảo vệ chống lại sự không chắc chắn.

Ví dụ:

  • Giả sử bạn nhận thấy rằng hầu hết các so sánh của bạn xảy ra tại nơi làm việc. Cụ thể, bạn gặp rất nhiều khó khăn trong các cuộc họp nhóm, nơi mọi người đang chia sẻ thông tin cập nhật về những gì họ đang làm trong tuần.

Ngay khi cuộc họp bắt đầu, tâm trí bạn tràn ngập những suy nghĩ như: Tôi làm đủ chưa? Tôi có nên làm ba dự án khác nhau như anh ta không? Cô ấy luôn bình tĩnh và tự tin - tại sao tôi không thể?

Kết quả của tất cả những lần tự nói chuyện này, bạn cảm thấy vô cùng lo lắng và thường tự xấu hổ.

Có lẽ bạn cố gắng phản bác lại lời tự nói của mình và nói những điều với bản thân như: Tôi có các dự án tốt hơn anh ấy, vì vậy tôi không cần phải lo lắng về điều đó. Hoặc cô ấy trông tự tin nhưng có lẽ cô ấy cũng lo lắng như tôi. Và mặc dù những suy nghĩ như thế có thể mang lại một chút nhẹ nhõm trong lúc này, nhưng chúng dường như không thay đổi một việc là bạn đã so sánh bản thân với người khác. Trên thực tế, đôi khi những lời thì thầm với bản thân tích cực lại trở thành tác nhân gây ra những lời tự thoại tiêu cực hơn.

Một điều chắc chắn là luôn có một sự không chắc chắn về hiệu suất làm việc của bản thân mình, giống như một sự thực là sẽ luôn có những người tự tin hơn bạn.

Đó không phải là điều bạn có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn không thể chịu đựng và chấp nhận sự không chắc chắn đó, bạn sẽ khiến mình bị cuốn vào cuộc đua không ngừng lo lắng và so sánh mình với những người khác bằng những nỗ lực vô ích nhằm loại bỏ sự không chắc chắn đó.

Không ai thích cảm giác không chắc chắn. Và trong nhiều tình huống, sẽ không tránh khỏi kết quả tiêu cực từ cảm giác này. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó xấu đến mức bạn phải loại bỏ.

Sự Ép Buộc Của Thói Quen

Không phải lúc nào cũng có thể giải thích lý do của việc so sánh với người khác. Thường thì đó chỉ đơn giản là kết quả của một thói quen tích lũy dần theo thời gian.

Bạn sẽ không thể tin được bản thân lại có thói quen liên tục so sánh mình với người khác từ nhiều năm về trước. Và bởi vì ngay từ đầu. thói quen đó chưa được sửa đổi, nó phát triển mạnh dần theo từng ngày và từng năm.

Vì vậy, thay đổi bất kỳ loại thói quen nào, bao gồm cả việc so sánh không lành mạnh, sẽ tạo ra hiệu quả nhất định. Nhưng, nó sẽ đòi hỏi nỗ lực, sự kiên nhẫn và thời gian; và chắc chắn không có lối tắt.

Nếu bạn đang quan tâm đến những cách để ngừng so sánh bản thân với người khác, bạn có thể tham khảo 7 cách trong bài viết tại đây.

Kết Lại

Về cơ bản, so sánh với người khác ở một chừng mực nhất định có thể mang đến những lợi ích giúp chúng ta phát triển bản thân, tạo động lực cũng như các gắn kết xã hội khác. Tuy nhiên, sự leo thang của tần suất và mức độ cũng như tính chất của so sánh xã hội có thể khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong kiểm soát việc so sánh bản thân với người khác, hãy liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: Nickwignall - 3 Psychological Reasons You Always Compare Yourself to Others

-----

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Chủ Đề