Hệ lụy khi dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Nhiễm độc gan

Với mong muốn sinh được con trai đầu lòng, chị N.T.H. [25 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội] đã tìm hiểu và được một số người mách bảo mua thuốc nam về uống. Sau khi uống thuốc khoảng 3 tuần, bệnh nhân liên tục đau bụng quặn, buồn nôn nên được người thân đưa tới Bệnh viện [BV] Đa khoa Sóc Sơn.

Tại đây, chị H. được điều trị không còn buồn nôn, huyết động ổn định nhưng da niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen kèm máu tươi. Sau đó, bệnh nhân này được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng men gan tăng cao gấp 20 lần bình thường. Sau khi làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm độc gan do uống thuốc nam.

Bác sĩ Vũ Minh Đức, Khoa Nội tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, men gan tăng cao khoảng 2,5-3 lần so với bình thường đã rất nguy hiểm nhưng trường hợp của nữ bệnh nhân này tăng gấp 20 lần, may là bệnh nhân được phát hiện sớm nên chưa bị tổn thương gan quá nặng. Sau khi nhập viện điều trị, các bác sĩ yêu cầu chị H. dừng ngay uống thuốc nam, đồng thời cho bệnh nhân dùng thuốc giải độc gan, bổ gan để giúp gan hồi phục. 

Cũng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ mới đây đã cấp cứu một cụ bà 73 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp kèm tổn thương gan và thận rất nặng do nhiễm độc thuốc nam.

Bác sĩ Nguyễn Viết Nam, Khoa Cấp cứu, cho biết, bệnh nhân cao tuổi này có tiền sử viêm khớp nên có sử dụng thuốc tây và thuốc nam để điều trị. Đặc biệt, bệnh nhân mua thuốc nam theo lời truyền miệng, không rõ nguồn gốc.

Cũng theo bác sĩ Nam, trường hợp như cụ bà phải nhập viện do biến chứng khi sử dụng thuốc nam không phải là hiếm.

“Những người bệnh cao tuổi nhập viện đa phần đều không tìm hiểu, tiếp cận được thông tin của thuốc mà mình sử dụng. Cùng với đó, bệnh nhân cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính, phải sử dụng thuốc tây lâu dài nên gánh nặng về kinh tế khiến họ thường tìm đến thuốc nam do giá thành rẻ. Mặt khác, các loại thuốc nam được pha trộn dễ dàng cho người bệnh sử dụng, giảm triệu chứng nhanh hơn thuốc tây”, bác sĩ Nam chia sẻ và cảnh báo với các trường hợp sử dụng thuốc đông y tùy tiện thường phải nhập viện trong tình trạng nặng. Đa phần bệnh nhân nhập viện đều có các tổn thương gan, thận, phải lọc máu cấp cứu, thậm chí tử vong.

Phức tạp hơn tân dược

Theo một số chuyên gia y tế, về nguyên tắc đã gọi là thuốc, bất kể tân dược [thuốc tây] hay đông dược [thuốc nam] đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể ngộ độc mà dẫn đến hậu quả chết người. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc đông y nhiều khi còn phức tạp hơn tân dược vì trong thuốc đông y không những có dược chất chính mà còn rất nhiều chất khác, thậm chí tạp chất. Hơn nữa, trong thuốc đông y lại gồm rất nhiều vị thuốc, khó phát hiện ra bệnh nhân bị dị ứng với thành phần nào nên việc điều trị càng nan giải. 

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, BV Trung ương Quân đội 108, cho biết, đông dược có thể dẫn tới ngộ độc vì nhiều lý do. Trong đó, bệnh nhân bị dị ứng một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa. Điều này xảy ra tương tự như đối với tân dược, nhưng vì đông dược thường là hỗn hợp gồm rất nhiều chất nên khó xác định dị nguyên cụ thể. Bệnh nhân dùng quá liều [do tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định] loại đông dược mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc. Do chất lượng thuốc không đảm bảo vì trồng trọt, chăm bón quá nhiều hóa chất có hại, bảo quản không tốt, bào chế sai quy cách hoặc vì bị nhiễm vi sinh vật có hại, đặc biệt là các loại nấm mốc... dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh dùng phối hợp nhiều loại thuốc, có cả tân dược và đông dược cũng dễ dẫn đến sự tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể. 

Do đó, để ngăn ngừa những tai biến do dùng thuốc nam, bệnh nhân cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của thầy thuốc, không tùy tiện sử dụng đông dược khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời. 

Về phía thầy thuốc cũng phải khám cụ thể, nắm được tiền sử dị ứng của bệnh nhân, trọng dụng các xét nghiệm hiện đại cần thiết để biết được tình trạng của các cơ quan quan trọng và tiên lượng được kết quả khi dùng thuốc. Cần hết sức thận trọng trong việc kê đơn những vị thuốc có độc, hướng dẫn bệnh nhân chu đáo cách thức dùng thuốc, không phối hợp thuốc tây và thuốc nam một cách cẩu thả, kiểm tra kỹ chất lượng thuốc trước khi kê đơn cho người bệnh.

Thuốc đông y hay tân dược dùng để trị bệnh không phải muốn uống là uống. Việc sử dụng thuốc phải có liều lượng và do thầy thuốc chỉ định. Người bệnh nếu dùng thuốc đông y cần đến các phòng mạch của các lương y đã được cấp phép để tránh tình trạng mua, sử dụng thuốc bị trộn lẫn các hóa chất độc hại, chất cấm gây ra biến chứng khi sử dụng.

MINH KHANG

thuốc nam truyền miệng bệnh nhân hệ lụy ngộ độc thuốc nam

Trong thời gian gần đây, tại Khoa Thận nhân tạo, Thận Tiết niệu, Trung tâm Chống độc, Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng, thậm chí cả Khoa Hồi sức tích cực của BV Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều người bị suy thận do uống thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Thực trạng này tiếp tục gióng lên những cảnh báo về hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe khi người dân vô tư sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh. Bệnh chưa khỏi đã nguy kịch tính mạng...

Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thuốc Nam tại Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.     Ảnh: TM

Muôn nẻo nhập viện vì thuốc Nam

Được chẩn đoán là sỏi thận, chưa cần can thiệp, tuy nhiên lo lắng sỏi thận tiến triển nên ông L.V.Đ, 63 tuổi ở Lạng Sơn quyết định mua thuốc Nam từ một vị “lang vườn” ở gần nhà với ý nghĩ uống thuốc Nam nếu không hết bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng mới uống được 1 thang, ông Đ. bị nôn nhiều, đau bụng và bí tiểu. Đến ngày thứ tư, thấy ông Đ. quá nặng, gia đình đưa ông vào bệnh viện tỉnh. Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm, ông Đ. được xác định là suy thận cấp.  Sau hai ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, ông Đ. được chuyển lên BV Bạch Mai.

BS. Nghiêm Trung Dũng, Khoa Thận - Tiết niệu [BV Bạch Mai] người trực tiếp điều trị cho ông Đ. cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp với các biểu hiện: vô niệu, phù toàn thân, dịch cổ trướng, nôn do hội chứng ure máu cao... Sau hai ngày điều trị tại BV Bạch Mai, tình trạng của ông Đ. vẫn chưa hồi phục: bụng trướng to, chân tay phù nề, vô niệu, kết quả thăm khám cũng cho thấy bệnh nhân ở trong tình trạng thừa dịch, các chất độc do hậu quả của suy thận cấp vẫn tăng khi bệnh nhân dừng lọc máu.

Tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm cho biết, mới đây, Trung tâm đã tiếp nhận một trường hợp nữ bệnh nhân 30 tuổi [ở Chương Mỹ, Hà Nội] với bệnh cảnh thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được. Người nhà bệnh nhân cho biết, vào khoảng 8 tháng trước đây [tháng 9/2016], bệnh nhân bị đau hai bên đầu gối nên đã mua thuốc Nam về uống. Sau hai tháng uống thuốc liên tục, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng yếu chân tay, xanh xao, thiếu máu, sụt cân nên đã dừng sử dụng thuốc. Rất may gia đình bệnh nhân còn giữ lại mẫu thuốc mang đến bệnh viện và kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong mẫu thuốc Nam là 2,95%, cao gấp nhiều lần cho phép.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm điện cơ và kiểm tra khác cũng cho thấy bệnh nhân bị tổn thương thần kinh nặng nề, không thể vận động, tự chăm sóc bản thân, teo cơ và giảm sút cân nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân được điều trị thải độc chì cùng những chế độ chăm sóc đặc biệt. Đến nay, sau gần 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã có những tiến triển đáng kể, có thể đứng lên và tự đi lại được. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục trải qua quá trình thải độc chì lâu dài kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng.

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cũng đã tiếp nhận liên tiếp các ca dị ứng thuốc Nam chỉ vì tin lời mách bảo là thuốc của các ông, bà lang có thể chữa được bách bệnh. Đó là trường hợp của bệnh nhân nữ 53 tuổi [ở Hưng Yên] phải nhập viện trong trình trạng bề mặt da toàn thân phỏng rộp, bong tróc. Theo thông tin của người nhà bệnh nhân, bệnh nhân này bị đau nhức xương, có người quen mách đi mua thuốc Nam của ông lang gần nhà. Uống mấy thang đầu thì bình thường nhưng uống đến thang thứ 5-6 thì nổi ngứa. Cũng theo người nhà bệnh nhân, thuốc Nam mà bệnh nhân uống là các loại cây, lá sắc lấy nước uống, mua của một ông lang trong vùng, không phải là cơ sở chính thống. Lúc đầu, nổi ban đỏ nhưng sau đó thì bề mặt da phỏng rộp từng mảng lớn phải nhập viện.

Không tùy tiện dùng thuốc, kể cả thuốc Nam

Theo thông tin của BS. Nghiêm Trung Dũng, trung bình mỗi tháng, Khoa Thận - Tiết niệu tiếp nhận từ 3-4 người bệnh bị suy thận cấp do sử dụng thuốc Đông y  không rõ nguồn gốc. Thường những bệnh  nhân này tiên lượng rất khó khăn do không  biết chính xác độc chất trong các thảo dược không rõ nguồn gốc này hoặc do hóa chất xao tẩm và bảo quản thuốc.. Việc điều  trị phụ thuộc vào tình trạng suy thận của người bệnh. Những bệnh nhân bị nhiễm độc nhẹ, được thải độc hoàn toàn, hết suy thận và không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau nhưng có những bệnh nhân nhiễm độc  nặng bị suy đa tạng, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém, nếu cứu được cũng bị di chứng rất nặng nề, có thể là suy thận mạn tính... nhất là những bệnh nhân đã có bệnh lý thận từ trước đó.

Bệnh nhân suy thận vì dùng thuốc Nam đang điều trị tại Khoa Thận - Tiết niệu, BV Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hoàng

“Tình trạng sửdụng thuốc Nam tùy tiện đang diễn ra rất phổ biến vì quan điểm những loại này là “lành tính”, nếu không chữa được bệnh thì cũng không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân thường tự ý  sử dụng thuốc Đông y, lá cây, con vật có trong tự nhiên... dẫn đến bị ngộ độc, suy thận, suy đa tạng...” - BS. Dũng cảnh báo.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân khi dùng bất cứ thuốc gì cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc y học cổ truyền [thuốc Nam, thuốc Bắc], cần đến các phòng mạch của các lương y đã được cấp phép để tránh tiền mất, tật mang và chuốc thêm bệnh cho mình...

Sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc:  Chuốc thêm bệnh

Trong thời gian gần đây, tại Khoa Thận nhân tạo, Thận Tiết niệu, Trung tâm Chống độc, Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng, thậm chí cả Khoa Hồi sức tích cực của BV Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều người bị suy thận do uống thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Thực trạng này tiếp tục gióng lên những cảnh báo về hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe khi người dân vô tư sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh. Bệnh chưa khỏi đã nguy kịch tính mạng...

Muôn nẻo nhập viện vì

thuốc Nam

Được chẩn đoán là sỏi thận, chưa cần can thiệp, tuy nhiên lo lắng sỏi thận tiến triển nên ông L.V.Đ, 63 tuổi ở Lạng Sơn quyết định mua thuốc Nam từ một vị “lang vườn” ở gần nhà với ý nghĩ uống thuốc Nam nếu không hết bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng mới uống được 1 thang, ông Đ. bị nôn nhiều, đau bụng và bí tiểu. Đến ngày thứ tư, thấy ông Đ. quá nặng, gia đình đưa ông vào bệnh viện tỉnh. Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm, ông Đ. được xác định là suy thận cấp.  Sau hai ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, ông Đ. được chuyển lên BV Bạch Mai.

BS. Nghiêm Trung Dũng, Khoa Thận - Tiết niệu [BV Bạch Mai] người trực tiếp điều trị cho ông Đ. cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp với các biểu hiện: vô niệu, phù toàn thân, dịch cổ trướng, nôn do hội chứng ure máu cao... Sau hai ngày điều trị tại BV Bạch Mai, tình trạng của ông Đ. vẫn chưa hồi phục: bụng trướng to, chân tay phù nề, vô niệu, kết quả thăm khám cũng cho thấy bệnh nhân ở trong tình trạng thừa dịch, các chất độc do hậu quả của suy thận cấp vẫn tăng khi bệnh nhân dừng lọc máu.

Tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm cho biết, mới đây, Trung tâm đã tiếp nhận một trường hợp nữ bệnh nhân 30 tuổi [ở Chương Mỹ, Hà Nội] với bệnh cảnh thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được. Người nhà bệnh nhân cho biết, vào khoảng 8 tháng trước đây [tháng 9/2016], bệnh nhân bị đau hai bên đầu gối nên đã mua thuốc Nam về uống. Sau hai tháng uống thuốc liên tục, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng yếu chân tay, xanh xao, thiếu máu, sụt cân nên đã dừng sử dụng thuốc. Rất may gia đình bệnh nhân còn giữ lại mẫu thuốc mang đến bệnh viện và kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong mẫu thuốc Nam là 2,95%, cao gấp nhiều lần cho phép.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm điện cơ và kiểm tra khác cũng cho thấy bệnh nhân bị tổn thương thần kinh nặng nề, không thể vận động, tự chăm sóc bản thân, teo cơ và giảm sút cân nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân được điều trị thải độc chì cùng những chế độ chăm sóc đặc biệt. Đến nay, sau gần 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã có những tiến triển đáng kể, có thể đứng lên và tự đi lại được. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục trải qua quá trình thải độc chì lâu dài kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng.

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cũng đã tiếp nhận liên tiếp các ca dị ứng thuốc Nam chỉ vì tin lời mách bảo là thuốc của các ông, bà lang có thể chữa được bách bệnh. Đó là trường hợp của bệnh nhân nữ 53 tuổi [ở Hưng Yên] phải nhập viện trong trình trạng bề mặt da toàn thân phỏng rộp, bong tróc. Theo thông tin của người nhà bệnh nhân, bệnh nhân này bị đau nhức xương, có người quen mách đi mua thuốc Nam của ông lang gần nhà. Uống mấy thang đầu thì bình thường nhưng uống đến thang thứ 5-6 thì nổi ngứa. Cũng theo người nhà bệnh nhân, thuốc Nam mà bệnh nhân uống là các loại cây, lá sắc lấy nước uống, mua của một ông lang trong vùng, không phải là cơ sở chính thống. Lúc đầu, nổi ban đỏ nhưng sau đó thì bề mặt da phỏng rộp từng mảng lớn phải nhập viện.

Không tùy tiện dùng thuốc, kể cả thuốc Nam

Theo thông tin của BS. Nghiêm Trung Dũng, trung bình mỗi tháng, Khoa Thận - Tiết niệu tiếp nhận từ3-4 người bệnh bị suy thận cấp do sửdụng thuốc Đông y  không rõ nguồn gốc. Thường những bệnh  nhân này tiên lượng rất khó khăn do không  biết chính xác độc chất trong các thảo dược không rõ nguồn gốc này hoặc do hóa chất xao tẩm và bảo quản thuốc.. Việc điều  trị phụ thuộc vào tình trạng suy thận của người bệnh. Những bệnh nhân bị nhiễm độc nhẹ, được thải độc hoàn toàn, hết suy thận và không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau nhưng có những bệnh nhân nhiễm độc  nặng bịsuy đa tạng, việc điều trịrất khó khăn và tốn kém, nếu cứu được cũng bị di chứng rất nặng nề, có thể là suy thận mạn tính... nhất là những bệnh nhân đã có bệnh lý thận từ trước đó.

“Tình trạng sửdụng thuốc Nam tùy tiện đang diễn ra rất phổbiến vì quan điểm những loại này là “lành tính”, nếu không chữa được bệnh thì cũng không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân thường tự ý  sử dụng thuốc Đông y, lá cây, con vật có trong tựnhiên... dẫn đến bị ngộ độc, suy thận, suy đa tạng...” - BS.

Dũng cảnh báo.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân khi dùng bất cứthuốc gì cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc y học cổ truyền [thuốc Nam, thuốc Bắc], cần đến các phòng mạch của các lương y đã được cấp phép để tránh tiền mất, tật mang và chuốc thêm bệnh cho mình...

Nguyễn Hoàng

Bệnh nhân suy thận vì dùng thuốc Nam đang điều trị tại Khoa Thận - Tiết niệu,

BV Bạch Mai.      Ảnh: Đỗ Hoàng

Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thuốc Nam tại Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.     Ảnh: TM


Video liên quan

Chủ Đề